Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Nấu cháo

Nghiên cứu nhé bạn nấu nướng CT chỉ là 1 phần thôi

Ai cũng biết nấu cháo cả, nhưng muốn nấu ngon, thì phải nấu bằng cách nào?

1. Chiêu thứ nhất: Ngâm gạo 
Nên ngâm gạo bằng nước lạnh trước khi nấu cháo khoảng nửa giờ để cho hạt gạo nở ra. Làm như vậy sẽ có lợi: 
1/ Tiết kiệm thời gian; 
2/ Khi quậy nó sẽ thuận về một chiều; 
3/ Cháo sẽ thơm và dẻo; 

2. Chiêu thứ nhì: nấu cháo bằng nước sôi 
Thông thường, người ta hay dùng nước lạnh để nấu cháo, nhưng với những tay nhà nghề thứ thiệt, họ đều dùng nước nóng để nấu, Tại sao?? Tôi tin chắc bạn đã từng bị dính nồi vì dùng nước lạnh để nấu cháo rồi phải không? 
Nếu bạn dùng nước sôi để nấu thì bạn sẽ không bị hiện tượng ấy, mà còn tiết kiệm thời gian hơn nấu bằng nước lạnh. 

3. Chiêu thứ ba: Lửa 
Trước tiên vặn lửa lớn để nấu cho sôi, rồi vặn lửa nhỏ nấu khoảng 30 phút. Chớ xem thường sự chuyển đổi lửa to hay nhỏ. Nhờ vặn đúng lửa thì cháo mới thơm ngon. 

4. Chiêu thứ tư: quậy đều 
Vì sợ cháo bị dính nồi, chúng ta thường quậy nồi cháo. Bây giờ dùng nước nóng nấu cháo thì không còn lo chuyện dính nồi nữa thì tại sao chúng ta vẫn phải quậy đều? Thì ra quậy nồi cháo là mục đích cho nó keo lại, từng hạt gạo trông thật no tròn và dẻo. 
Kỹ thuật quậy 
Lúc đổ gạo vào nước sôi phải quậy vài vòng rồi đậy nắp nồi, cho đến khi chuyển lửa nhỏ nấu khoảng 20 phút bắt đầu quậy liên tục không ngừng khoảng 10 phút và thấy sệt lại thì mới ngừng. 

5. Chiêu thứ năm: nhỏ dầu 
Nấu cháo mà cho dầu? đúng vậy! sau khi vặn lửa nhỏ khoảng 10 phút thì nhỏ vào một ít dầu salad, bạn sẽ phát hiện chẳng những nhìn thấy cháo bóng láng mà khi ăn vào miệng nó trơn hơn. 

6. Chiêu chót: Cháo và vật liệu chia riêng ra nấu 
Đại đa số người ta nấu cháo thường có thói quen cho tất cả thịt, cá, rau cải vào nấu chung một nồi. Tiệm cháo chuyên nghiệp thì không làm vậy. Cháo là cháo, vật liệu là vật liệu, chia ra, phần nào nấu thì nấu, luộc thì luộc, cuối cùng bỏ chung vào cũng chỉ nấu không quá 10 phút. 
Nấu cháo như vậy mới không sợ bị đục, nhất là thịt và hải sản nên nấu riêng với cháo.

Con tự lập, buổi sáng mẹ nhàn tênh


Dạo này, thay vì chạy lòng vòng hò hét đứa này uống sữa, đứa kia ăn sáng, mình có thời gian tĩnh lặng, thưởng thức một ly cà phê bọt sữa pha chút bột quế, hoặc một chiếc bánh ngọt kèm ly trà thơm, trước khi mẹ đi làm, hai con đi học.
Con gái mình học lớp 4, con trai học lớp 2. Những buổi sáng của dạo trước, mở mắt ra là mình lật đật giục con thay đồ, rồi tất tả đi làm bánh mì, pha sữa cho chúng, con không uống mẹ lại hét ầm ĩ.  Đó là chưa kể hai chị em thay áo quần còn tán dóc đủ chuyện, mẹ phải nhảy vào hối thúc. Sát giờ đi rồi con trai còn hốt hoảng: “Mẹ ơi, quần lót của con đâu?”
Chuẩn bị ăn sáng cho con xong, mình phải làm sandwich cho con đem đến trường, rồi tất tả chuẩn bị đồ ăn sáng - trưa cho mình, nhiều hôm phóng ra khỏi nhà mặt mũi hớt ha hớt hải vì không biết mình quên gì. Chồng đi làm xa, mình lại bệnh, xoay xở lo cho ba mẹ con ở xứ người chẳng phải chuyện dễ dàng.
Mình đã phải ngồi xuống bàn, viết ra giấy những bức xúc với con, những điều cần làm để các con có nề nếp hơn và buổi sáng của ba mẹ con nhẹ nhàng hơn.
Con tự lập, buổi sáng mẹ nhàn tênh - 1
Con gái làm bánh cùng chị họ
Cuối cùng, mình đã có một chu trình buổi tối - buổi sáng mới cho cả ba mẹ con:
1.    Trước khi đi ngủ, hai con phải dọn đồ chơi, dọn phòng gọn gàng;

2.    Các con phải để sẵn bài tập về nhà, sách vở vào cặp  và để ở góc nhà;

3.    Các con chuẩn bị đồng phục sẵn sàng, tránh tình trạng sát giờ đi hỏi quần áo con đâu;

4.    Các con phải lên giường ngủ đúng 8h30 phút và 7h chuông reo phải dậy liền (Nhờ ngủ sớm nên cả ba mẹ con có thể dậy ngay khi chuông reo).


5.    Hai con chung nhà vệ sinh, mẹ quy định lúc chị đánh răng thì em thay đồ và ngược lại. Như vậy, các con thay đồ sẽ nhanh hơn và không có thời gian tán dóc

6.    Mẹ sẽ dành thời gian dạy con trai tự chuẩn bị bữa sáng cho mình như chị gái, thay vì hét mẹ làm bánh mỳ, làm sữa cho con.
Mình dành một buổi tối để dạy cậu con trai học lớp 2 tự pha sữa, hâm nóng súp và ngũ cốc. Mất thêm 2 buổi cuối tuần nữa để bày con cách làm bánh mỳ, từ việc lấy các nguyên liệu bơ, thịt, dưa leo đã cắt sẵn bỏ vào hộp từ tủ lạnh, đến việc bỏ bánh mỳ lên nướng, cả cách cho các nguyên liệu vào.
Sau một tháng huấn luyện, bây giờ các con tự đánh răng, vệ sinh cá nhân, thay đồ, tự hâm sữa uống và làm đồ ăn sáng cho mình. Ăn xong các con bưng bát vào bồn, không quên tráng qua nước lạnh như mẹ dặn. Các con còn có 5-10 phút thư thả trước khi ra khỏi nhà.



Tối qua, nhìn mẹ ngồi thừ ra mệt mỏi, con gái chạy ngay vào bếp bảo pha trà cho mẹ. Thương lắm khi nhìn con tất bật nấu nước sôi, bỏ bịch vào trà, đổ nước sôi vào rồi quấy trà, con không quên cho mật ong vào vì biết mẹ thích uống trà mật ong. Dạo này, con thích nấu ăn giúp mẹ, tự giặt đồ cho con và em, cuối tuần rửa bát dù vẫn hay làm vỡ.
Bà ngoại thương cháu nên trách mẹ “ác”, bắt các con làm nhiều. Nhưng thực ra đó là cách mẹ yêu thương các con, từng chút một dạy các con tự lập, lớn lên sẽ tự tin, tự làm được mọi thứ và tìm thấy những niềm vui trong chính công việc mình làm.

Ý TƯỞNG SÂN CHƠI HỌC TOÁN

www.chatmasterweb.wordpress.com

1. Ý TƯỞNG:

Một trong ba môn học quan trọng mà các bậc phụ huynh không tiếc tiền đầu tư cho con em mình chính là toán. Toán không chỉ là môn học cốt lõi mà nó còn là hành trang vào đời. Chính vì vậy nếu có một sân chơi giúp trẻ em phát triển kĩ năng toán học nói riêng và trí tuệ nói chung ta sẽ thu được rất nhiều tiền.
Giống như “sân chơi học tiếng Anh”, “sân chơi học toán” là một nơi các em đến chơi, làm quen, tìm hiểu … những con số. Sân chơi này sẽ có giáo viên hướng dẫn các em những phương pháp tốt nhất để tính toán nhanh lẹ, chính xác.
Bạn chỉ cần bỏ ra vài ngàn đồng mua vé để cho con mình gia nhập một sân chơi vô cùng bổ ích. Không khí vừa học vừa chơi với nhiều bạn bè cùng trang lứa khiến cho các bé sẽ nhớ bài lâu hơn, ganh đua nhau cùng tiến bộ.
Để tăng thêm doanh thu chúng ta sẽ nhận cung cấp các đồ chơi, sách, băng đĩa rèn luyện kĩ năng toán học … dành cho thiếu nhi.
Khi mọi người, mọi nhà đang ganh đua nhau cho con em mình phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ ngay từ khi còn rất nhỏ thì mô hình này ra đời sẽ nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các ông bố bà mẹ. Học toán giỏi con họ sẽ có cơ hội thi đậu đại học với điểm số cao, trở thành người thành đạt.
Bằng số vốn ít ỏi bạn có thể kinh doanh mô hình này đem lại nguồn thu nhập khá cao cho gia đình, góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Và còn gì vui khi suốt ngày bạn được tiếp xúc với những em bé rất là dễ thương.
Mô hình này đặc biệt thích hợp với những người tốt nghiệp ngành sư phạm khoa toán. Nếu đang bức xúc vì làm giáo viên không đủ sống với đồng lương ba cọc ba đồng và muốn cống hiến nhiều hơn cho xã hội thì bạn còn chần chừ gì nữa khi xét thấy mình có đủ điều kiện, năng lực để thử thách với mô hình kinh doanh mới mẻ này?

2. HOÀN CẢNH KHÁCH QUAN:

“Kiếm tiền tỉ nhờ toán học
Vedic – một phương pháp toán học cổ của Ấn Độ giúp cho các nhà thiên văn và toán học tính toán nhanh chóng mà không cần bàn tính – là một trong những phát minh thú vị của nền văn minh Ấn Độ. Bharati Krsna (1880 – 1964) một nhà toán học và cũng là triết gia nổi tiếng Ấn Độ đã tổng hợp cách tính toán này thành một hệ thống thống 16 phương pháp được giới toán học gọi là “16 bài kinh” vui nhộn.
Cuốn sách toán Vedic được phát hành đầu tiên vào năm 1965. Keneth William – một giáo sư trẻ sống tại London đã bị chinh phục và cuốn hút vào thế giới toán học bí ẩn này. Từ năm 1971, Keneth đã dành hết thời gian của mình để nghiên cứu và phổ biết phương pháp toán học thông minh này. 5 năm sau, ông chuyển sang Florida (Hoa Kì) và thành lập tổ chức nghiên cứu và ứng dụng toán Vedic, nhằm giúp phát triển trí thông minh và kĩ năng toán học cho trẻ em, mang tên Học viện Toán học Vedic Math Monkey (Math Monkey Academy).
37 năm nghiên cứu và dạy toán Vedic, Keneth đã xây dụng được một cộng đồng những người yêu thích toán học lên đến hàng triệu thành viên. Kirsten Fisch, một thành viên của học viện, là người có sự nhạy cảm kinh doanh đáng khâm phục. Trên cơ sở nhận định mọi phụ huynh đều muốn con mình giỏi toán, Kristen đã giúp Keneth chuyển kiến thức toán học to lớn thành một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời trong lĩnh vực kinh doanh giáo dục đáng giá hàng tỉ USD. Học viện Toán học Vedic dành cho trẻ em từ 8 đến 15 tuổi ra đời tại Florida vào năm 2006. Kirsten nói: “Người Ấn Độ đã cho chúng ta một kho kiến thức khổng lồ về toán học, và chúng tôi biến những kiến thức này thành cơ hội kinh doanh khổng lồ cho các đối tác năng động của mình”. Math Monkey phát triển nhanh chóng với chiến lược nhượng quyền thương mại, hàng loạt trung tâm giáo dục toán Vedic ra đời tại Mĩ, và Keneth William – vị giáo sư toán ngày nào nhanh chóng trở thành tỉ phú với kho kiến thức số học của mình.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình Fox News của Hoa Kì, giáo sư Keneth William cho biết: “Tôi có một đam mê toán học, và khi gặp Kirsten – người có niềm đam mê kinh doanh thì hệ thống kiến thức toán học của tôi trở thành một khối tài sản vật chất khổng lồ. Chúng tôi đang có kế hoạch mở rộng mạnh tại thị trường châu Á, nơi mà mọi phụ huynh đều mong muốn con mình giỏi toán”.
Math Monkey xuất hiện tại châu Á vào năm 2008 và nhanh chóng được đón nhận tại nhiều quốc gia và tạo thành cơn sốt nhượng quyền thương mại tại chính quốc gia phát minh ra phương pháp toán học này – Ấn Độ. Ông TK Lee, đại diện phát triển kinh doanh của Math Monkey tại châu Á cho biết: “Với lợi ích giúp trẻ thông minh, và dạy cho chúng cách thức xử lí vấn đề về con số, biến toán học thành một trò chơi vui nhộn, Math Monkey được rất nhiều phụ huynh tín nhiệm và trở thành một cơ hội kinh doanh thú vị đầy tiềm năng của những doanh nhân yêu trẻ em. Math Monkey là một ví dụ điển hình cho thấy, tất cả mọi điều đều có thể kinh doanh bằng phương pháp nhượng quyền thương mại”.
Toán học và sự vui vẻ là hai điểm chính giúp các lớp học Math Monkey lúc nào cũng sinh động. Math Monkey là một ví dụ hay cho tất cả các nhà khoa học muốn kinh doanh với vốn kiến thức của mình”.
…………….
“Học toán tư duy đang là mốt của phụ huynh
Qua một thời gian cho con đi học, chị Thanh Lê, phụ huynh ở Q.1, phấn khởi khoe: “Con mình mới lớp 2 nhưng đã làm được toán lớp 4. So với một bạn hàng xóm không đi học toán thì con mình làm nhanh hơn hẳn”.
Đổ xô cho con đi học toán tư duy
Những lời mời chào hấp dẫn từ các trung tâm cùng những kì vọng biến con mình trở thành những người giỏi toán, thậm chí từ giỏi thông thường đến thần đồng, đã thôi thúc nhiều phụ huynh. Họ “rồng rắn” xếp hàng đăng kí cho con theo học các chương trình toán tư duy, toán trí tuệ …
Đã học chính khóa cả ngày trong trường nhưng cứ sau buổi học, bé Nam – học sinh lớp 2 một trường tiểu học quốc tế ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM – lại được mẹ đưa đi học ở Trung tâm Kumon. Hỏi mẹ bé Nam: “Bé là học sinh giỏi rồi, sao lại phải học thêm toán?”, chị thật thà: “Trong công ty tôi, hầu hết phụ huynh đều cho con đi học thêm toán. Bây giờ muốn con giỏi thì phải đầu tư”. Tương tự, chị Nguyên – phụ huynh ở Q.1, TP.HCM – cho biết: “Thấy mọi người xung quanh ùn ùn cho con đi học, mình để bé ở nhà đâu có yên tâm. Ghi danh rồi đóng học phí xong mà phải chờ hơn một tháng mới được đi học. Như vậy thôi đã đủ biết chương trình của họ đang “hot” cỡ nào!”.
Nhà nhà cho con đi học
Làn sóng cho con học thêm toán không chỉ lan rộng đối với phụ huynh có con học tiểu học, trung học mà cả mầm non. Ngay cả gia đình người viết bài này cũng không tránh khỏi “làn sóng” trên. Với sự hối thúc của gia đình, chúng tôi đã đăng kí cho cậu con trai 4 tuổi đi học “toán trí tuệ” tại một trung tâm trên đường Lê Văn Sỹ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Chương trình học khá đơn giản: Cho bé làm quen với các mặt số, đếm số, đồ số từ 1 – 10, rồi từ 10 – 20.
Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM đang có khá nhiều “thương hiệu” dạy toán cho học sinh từ bậc mầm non đến phổ thông như: Kumon, Mathnasium, Mainspring … Theo lời quảng cáo, các “thương hiệu” trên là phương pháp dạy toán hiện đại, tích cực đến từ các nước tiên tiến như: Mĩ, Nhật, Singapore … làm cho học sinh yêu thích học toán, phát triển tư duy, trí tuệ … Ông Nguyễn Quách Nhi, chuyên viên đào tạo của Mathnasium VN, khẳng định mục tiêu của chương trình là trong thời gian ngắn giải quyết được thái độ của học sinh với môn toán, nhất là những học sinh học yếu môn toán, ghét toán. Tiếp theo là hiểu và làm được toán, đặc biệt ở khả năng diễn đạt ngôn từ và lí giải.
Tại Hà Nội, UcMac bắt đầu xuất hiện gần chục năm nay. Ngoài các lớp học được tổ chức tại các trung tâm, chương trình này chủ động liên kết với nhiều trường mầm non, tiểu học để đưa chương trình vào trong các nhà trường theo hình thức “học tự nguyện”. Học phí dao động từ 1,3 – 1,6 triệu đồng/khóa/học sinh. Chậm hơn UcMac nhưng Soroban cũng kịp thâm nhập vào nhiều trường học, thông qua trường học để “giới thiệu” và thuê địa điểm của các trường để dạy ngoài giờ và ngày nghỉ. Đặc biệt ở nhiều trường mầm non, do các chương trình toán học kể trên được bố trí dạy trong giờ chính khóa (một tuần ba buổi), tới 70 – 80% phụ huynh phải đăng kí cho con học để “không lạc lõng với bạn bè”.
Làm toán nhanh hơn?
Chị Hằng, một phụ huynh có con học lớp 2 Trường tiểu học Nam Thành Công – Hà Nội và đang học ở một trung tâm mới ra đời tại Hà Nội, đánh giá: “Con tôi được làm quen với những dạng toán để rèn tư duy. Các dạng toán được sắp xếp theo nhiều cấp độ nhưng cũng rất thích hợp”. Nhiều phụ huynh khác tại TP.HCM tỏ ra rất hào hứng với sự tiến bộ khá rõ của con sau thời gian học tại các trung tâm. Đặc biệt, một số phụ huynh khá bất ngờ khi thấy con có những phương pháp tính toán cho kết quả khá chính xác. Qua một thời gian cho con đi học, chị Thanh Lê, phụ huynh ở Q.1, phấn khởi khoe: “Con mình mới lớp 2 nhưng đã làm được toán lớp 4. So với một bạn hàng xóm không đi học toán thì con mình làm nhanh hơn hẳn”. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra ở đây là: “Biết sớm như thế để làm gì trong khi đến lớp 4 bé vẫn học lại chương trình đó?”. Câu hỏi này chúng tôi đã mang đi hỏi nhiều phụ huynh nhưng chưa nhận được câu trả lời … Trong khi đó, anh Nguyễn Chương, nhà ở Q.Gò Vấp, TP.HCM, phản ảnh: “Xem bài học của bé tại trung tâm thì thấy những kiến thức bé đã học nhưng các bài tập được thay đổi, đảo lộn, được “làm mới” cho phong phú, đa dạng hơn. Thảo nào con mình bảo học nhẹ nhàng, không có gì khó”. Chị Nga, một phụ huynh đã cho con học UcMac tới cấp độ 3 tại một trường mầm non ở Hà Nội, ta thán: “Chưa kể đến hiệu quả đối với con trẻ mà chỉ nhìn vào sự xuống cấp trong cách tổ chức lớp học đã thấy thất vọng”. Trước phản ảnh của nhiều phụ huynh về những bất ổn trong cách tổ chức của UcMac, bà Thanh Minh Hiền, giám đốc chương trình UcMac tại VN, cho biết tại Hà Nội, ngoài mười trung tâm của UcMac và khoảng 30 trung tâm nhượng quyền, có đến gần 20 chương trình “nhái” UcMac. Thật giả lẫn lộn, có tới cả trăm trung tâm khác nhau. Chương trình UcMac biết chuyện này nhưng không thể kiểm soát được. Nhiều phụ huynh từng cho con học UcMac, Soroban … một thời gian ngộ ra việc “các con chỉ học tính nhẩm nhanh theo cách của chương trình nhưng không vì thế mà học giỏi toán”. “Cái được UcMac nói rất nhiều là kích thích bán cầu não trái để phát triển thông minh có vẻ quá mơ hồ trong khi tiền phụ huynh rót vào để mua hi vọng lại là thật” – chị Hoàng Thị Ngần, một phụ huynh tại Hà Nội từng cho con chạy từ lớp UcMac sang Soroban, thừa nhận.
Học phí không rẻ
Học phí các chương trình không rẻ khi giá mỗi khóa dao động từ 800.000 – 850.000 đồng/tháng (tùy “thương hiệu”) cho tám buổi học, mỗi buổi 40 – 60 phút. Mặc dù chỉ ra đời cách đây vài năm nhưng đến nay một số “thương hiệu” đã có mạng lưới các trung tâm phủ kín khắp địa bàn thành phố với số lượng học sinh tăng lên theo từng tháng. Điển hình như Mathnasium VN bắt đầu hoạt động ở TP.HCM từ tháng 3 – 2011 với gần 400 học sinh ở hai trung tâm. Chỉ hơn một năm sau, hiện số lượng học sinh đang theo học tại 23 trung tâm của Mathnasium VN đã lên đến 8.000 học sinh. Tương tự, mạng lưới các trung tâm của Kumon cũng phủ khắp các khu vực tại TP.HCM.
Đừng để phụ huynh mơ hồ
Các trung tâm dạy toán liên tục ra đời với sự phát triển một cách nhanh chóng, phụ huynh thì cứ ùn ùn cho con đi học mà không biết hiệu quả thực chất của nó ra sao. Trong bối cảnh nhộn nhạo như hiện nay, sẽ có trung tâm giảng dạy đàng hoàng và ngược lại. Điều quan trọng là cơ quan quản lí nhà nước phải định hướng được xã hội chứ không thể để phụ huynh mơ hồ như hiện nay. Bộ GD-ĐT nên có đánh giá chính thức về những chương trình này. Nếu thật sự họ hay và tốt thì các trường học ở VN nên học tập họ. Theo tôi, sự xuất hiện của hàng loạt trung tâm toán có thể xem là “lối thoát” cho các phụ huynh vì ở trường chính khóa dạy nhồi nhét, học sinh quá tải, mệt mỏi. Nói chung kiến thức về toán thì chắc chắn không thể thay đổi, nếu có khác là phương tiện và phương pháp giảng dạy mà thôi”.
Kết luận: Mở trung tâm dạy toán tư duy là một hình thức kinh doanh moi tiền trắng trợn. Nó thật sự không cần thiết khi các em đã được học toán ở trường. Chúng ta chỉ có thể giúp đỡ, hỗ trợ các em trong việc làm quen nhiều dạng toán, các phương pháp tính toán hiệu quả thông qua việc vừa học vừa chơi để các em thấy không nhàm chán chứ không phải kiểu học nhồi nhét, lấy học phí cắt cổ. Điều đáng buồn hơn những trung tâm ấy đều do người nước ngoài điều hành. Đã đến lúc chúng ta cần phải hành động để thay đổi.

3. ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý tưởng này:
+ Bạn phải có một số vốn tối thiểu khoảng 150 triệu VND. Số vốn này bạn sẽ dùng để mướn một mặt bằng nhỏ, sửa chữa, thiết kế, trang trí, mua đồ chơi, lập trang web, quảng cáo, giao dịch …
+ Bạn phải nắm được kĩ thuật kinh doanh mô hình này.
+ Bạn phải là người yêu trẻ, có kinh nghiệm nuôi dạy, nắm bắt tâm lí, hướng dẫn trẻ chơi … Sẽ là lợi thế nếu bạn là nữ, giáo viên sư phạm khoa toán hay giáo viên mầm non đang dạy tại các trường mầm non biết toán, có quan hệ rộng với các bậc phụ huynh có con nhỏ … Khi đó bạn sẽ có cơ hội lôi kéo nhiều khách hàng đến với sân chơi của mình hơn.
+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng, và chịu đựng sự phàn nàn của các bậc phụ huynh, sự phá phách của các em (nếu có).
+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn hình ảnh, viết bài đăng trên web.
+ Bạn phải có khiếu thẩm mĩ, đầu óc sáng tạo đủ để tự mình thiết kế ra nhiều mẫu trò chơi bổ ích, an toàn … mà chi phí thấp.
+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự trợ giúp của một người thì công việc mới suông sẻ.
+ Bạn phải là người có khuôn mặt hay cười, vui tính, ăn nói nhẹ nhàng, có duyên với trẻ, có khiếu giao tiếp …
+ Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh.
+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo đuổi ý tưởng này:
Khó khăn:
+ Về việc chọn mặt bằng kinh doanh: Mặt bằng kinh doanh lí tưởng thường được đặt tại các trung tâm thương mại, siêu thị … (nơi có khách hàng nhí đông và chỗ để xe cho phụ huynh đi cùng con). Cố gắng thuê những mặt bằng có vị trí thuận lợi, giá thuê rẻ, có nhiều điều kiện thuận lợi khác hỗ trợ như: Đông người lui tới, có chỗ để xe, khung cảnh thoáng mát, đẹp đẽ … Việc không lựa chọn được mặt bằng sẽ khiến cho công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
+ Về kĩ thuật kinh doanh: Khi nghĩ ra ý tưởng tác giả đã nghĩ ra kĩ thuật kinh doanh để thành công với mô hình này, do đó bạn nên liên hệ với tác giả để biết cách thực hiện.
+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày, chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn phải biết rằng đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn phải nêu bật lí do tại sao họ nên chọn dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với những ai không có khiếu văn chương.
+ Về việc thu lợi nhuận: Dù có làm tốt các công việc khác nhanh nhất đến tháng thứ hai thì lượng khách mới đông. Người điều hành kinh doanh phải cực kì nhạy bén, khôn ngoan … để ra những quyết định chính xác, kịp thời nếu không mô hình kinh doanh sẽ không phát triển.
+ Về việc nhập hàng: Mua hàng nào, ra sao là những câu hỏi vô cùng khó. Nếu quản lí đầu vào không tốt thì lợi nhuận thu được sẽ giảm đáng kể.
+ Về việc thiết kế trò chơi: Có bạn không có khả năng sáng tạo chỉ ăn cắp ý tưởng của người khác. Nghèo nàn ý tưởng chính là nguyên nhân khiến cho bạn thất bại.
+ Về việc thiết kế sân chơi: Sân chơi là nơi cho trẻ đến chơi ở đó, nếu sân chơi mà không được thiết kế hấp dẫn thì làm sao có thể lôi cuốn, giữ chân các em?
+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất thoát. Đặc thù của ngành kinh doanh này là thu tiền lẻ, do đó nếu không có đức tính tỉ mỉ thì sẽ thất thoát rất nhiều.
+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ đầu. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải mặc đồng phục và không được la mắng, đánh trẻ, ăn cắp … Đối với những bạn đã từng đứng ở cương vị quản lí có những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì, nhưng đối với những bạn mới ra đời sẽ rất lúng túng. Cái gì cũng phải học, rèn luyện từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.
Thuận lợi:
+ Đây là một ý tưởng kinh doanh mới, khả thi, thiết thực, quay vòng vốn nhanh.
+ Nhu cầu nhiều.
+ Lợi nhuận cao.
+ Có thể tăng doanh thu bằng cách bán/cho thuê đồ chơi, băng đĩa, sách … học toán.
+ Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội (ngày càng quan tâm đến trẻ em) nên được xã hội ủng hộ, từ đó công cuộc kinh doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn.
+ Trẻ em sẽ đem lại cho bạn tiền bạc, sự nhàn hạ, niềm vui … Cuộc sống của bạn sẽ càng ý nghĩa hơn khi thấy các em cười. Thật tuyệt vời khi nghĩ đến điều đó!

Ý TƯỞNG LỚP KĨ NĂNG CHO BÉ


http://chatmasterweb.wordpress.com/2013/01/25/y-tuong-lop-ki-nang-cho-be/

1. Ý TƯỞNG:

Các em nhỏ từ 2 – 12 tuổi thiếu trầm trọng kĩ năng hòa nhập cộng đồng. Chính vì vậy mong muốn của tôi là sẽ có ai đó đi thực hiện ý tưởng này.
Thông qua “lớp kĩ năng cho bé” bạn sẽ hướng dẫn bé rất nhiều kĩ năng hòa nhập cộng đồng như: Chào hỏi, ăn uống, đi đứng, mặc quần áo, gọi điện thoại, vẽ tranh, bơi lội … thậm chí rửa tay. Nói chung khi gia nhập lớp các bé sẽ được tham gia các chương trình huấn luyện nhỏ theo giáo trình soạn trước nhằm đạt được một hoặc một số kĩ năng nào đó mà cha mẹ đặt hàng. Không có học phí cho cả khóa mà chỉ có học phí cho từng chương trình huấn luyện, nghĩa là phụ huynh chỉ trả tiền những kĩ năng mà con họ được dạy (do họ yêu cầu). Uy tín của dịch vụ chính là sự trưởng thành của học viên.
Tại sao đối tượng khách hàng là các em nhỏ? Ai cũng thiếu kĩ năng sống nhưng các em nhỏ thường được cha mẹ ưu ái đầu tư nhiều hơn. Bên cạnh đó, đôi khi họ nghĩ người lớn có thể tự học được chứ các em nhỏ thì phải có người dạy. Chính vì các lí do này nên ý tưởng “lớp kĩ năng cho bé” dễ thành công hơn.
Thay vì đi mở một trung tâm dạy tiếng Anh cho thiếu nhi, bạn sẽ đi mở một trung tâm huấn luyện kĩ năng hòa nhập cộng đồng cho các em nhỏ. Khó khăn lớn nhất khi đi thực hiện ý tưởng này chính là việc thiết kế ra các chương trình huấn luyện và đưa ra phương pháp huấn luyện đạt hiệu quả cao nhất ở lứa tuổi các bé. Khó khăn tiếp theo chính là tìm kiếm nguồn nhân lực, tạo dựng cơ sở vật chất …
Tôi có quen một chị bạn có hai cô con gái nhỏ. Đứa lớn 6 tuổi, đứa nhỏ 4 tuổi. Mặc dù cố gắng dạy con rất nhiều nhưng hai con rất hay nói không dạ thưa. Thiết nghĩ giáo dục con người cần kiên trì, nghiêm khắc, bài bản … Phải kì công lắm mới tạo dựng được trong họ những thói quen tốt. Chẳng ai tự dưng có ý thức cả. Nếu như Việt Nam chúng ta có một trung tâm huấn luyện kĩ năng hòa nhập cộng đồng cho các em nhỏ tốt như trên thì các gia đình như vậy sẽ tìm đến. Khi đó không những cá nhân người giáo được giáo dục được thụ hưởng mà gia đình, xã hội cũng theo đó mà tốt đẹp hơn. Chúng ta cứ than phiền rằng giới trẻ ngày càng cư xử thô bạo, thiếu văn hóa …; chúng ta cứ ra sức phòng chống trộm cướp, giết người, hiếp dâm … mà chúng ta không hiểu được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Khi một người thiếu giáo dục, sống buông thả … sẽ sinh ra nhu nhược, lười biếng, ngu dốt … đến khi gặp điều kiện “thuận lợi” bản tính con trong họ sẽ “trỗi dậy”. Người được giáo dục tốt, rèn luyện quen với khổ cực sẽ trở nên yêu lao động, coi sự phấn đấu là điều tất yếu nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong khi đó kẻ thiếu giáo dục, rèn luyện lại sinh ra biếng nhác, nghĩ rằng muốn giàu có phải “cướp” của người khác. Bạo lực, tội ác … ở những loại người này luôn đáng sợ.
Cuộc đời như một cõi tạm, những gì chúng ta tranh đấu, giành giật … cuối cùng cũng phải để lại cho người khác khi chúng ta lìa đời. Chính vì vậy, vươn đến những điều tốt đẹp để có cuộc sống thanh thản về tâm hồn là triết lí khôn ngoan. Chỉ khi nào bạn coi giàu có là cách sống thì khi đó bạn mới có những điều chỉnh tốt nhất đối với bản thân mình, từ đó mới cảm nhận được những hạnh phúc mà mình đang có mà thôi!

2. HOÀN CẢNH KHÁCH QUAN:

“Chương trình đào tạo “Kĩ năng sống cho trẻ mầm non ” là một chương trình đào tạo rất đặc biệt, nội dung chương trình bám vào hai vấn đề hết sức cần thiết cho trẻ đó là “giá trị sống”/“Living Values” và “kĩ năng sống”/“Life Skills” nhằm xây dựng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách con người, tăng sức đề kháng, năng lực hội nhập cho con trẻ ngay hôm nay và tự tin vững bước trong tương lai. Các chương trình phát triển kĩ năng sống và giá trị sống của sẽ giúp trẻ khám phá thế giới tâm hồn mình một cách có định hướng, khiến trẻ qúi trọng bản thân, từ đó xây dựng cho trẻ những kĩ năng sống hòa nhập với môi trường xung quanh. Ngoài ra, mục tiêu của chương trình đào tạo cũng nhằm phát triển, nuôi dưỡng những giá trị sống nền tảng và hình thành những kĩ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên bốn lĩnh vực nền tảng: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần. 8 kĩ năng sống cơ bản và quan trọng nhất mà bé nên được rèn luyện trong giai đoạn 1 – 6 tuổi:
+ Phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp: Kĩ năng giao tiếp với bạn bè; kĩ năng giao tiếp với bố mẹ, ông bà; kĩ năng giao tiếp với người lạ.
+ Phương pháp phát triển kĩ năng thích nghi: Kĩ năng thích nghi các loại thức ăn; kĩ năng thích nghi với môi trường; kĩ năng thích nghi với đám đông.
+ Phương pháp phát triển kĩ năng khám phá thế giới xung quanh: Kĩ năng khám phá không gian; kĩ năng khám phá sự vật; kĩ năng khám phá chất liệu; kĩ năng khám phá thiên nhiên.
+ Phương pháp phát triển kĩ năng tự chăm sóc bản thân: Kĩ năng tự xúc ăn; kĩ năng tự mặc quần áo; kĩ năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân.
+ Phương pháp phát triển kĩ năng tạo niềm vui: Kĩ năng cho trẻ tự chơi; kĩ năng chơi cùng bố mẹ; kĩ năng chơi với người khác (bạn bè, người thân …); kĩ năng cùng bố mẹ làm đồ chơi.
+ Phương pháp phát triển kĩ năng tự bảo vệ: Kĩ năng phân biệt nguy hiểm; kĩ năng tự xoay sở.
+ Phương pháp phát triển kĩ năng làm việc đội nhóm: Kĩ năng làm việc cùng bạn trong nhóm lớp và tập thể; kĩ năng tạo niềm vui thông qua kết quả tập thể đạt được; kĩ năng tạo ra tinh thần đồng đội.
+ Phương pháp phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề: Kĩ năng kiểm soát hành vi; kĩ năng ngăn ngừa tình huống xấu có thể xảy ra; kĩ năng tư duy tích cực, giải quyết nhanh vấn đề.
“Trong mỗi đứa trẻ đều có những tài năng tiềm ẩn. Sự chuẩn bị kĩ càng từ lúc đầu đời chính là chìa khóa thành công cho tương lai mỗi cháu” (Maria Montessori). Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ từ lứa tuổi mầm non chính là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ”.
………….
“Khi trẻ lớn dần, nhu cầu hòa nhập xã hội, tiếp xúc với thế giới bên ngoài càng cao. Thông tin ngoại cảnh không chỉ có những cái tốt đẹp mà còn bao gồm cả những cái xấu, cái không tốt. Vì vậy, việc học kĨ năng sống cho bé là vô cùng cần thiết.  
Mỗi người khi sinh ra đều không thể có khả năng làm được mọi thứ một cách ngẫu nhiên. Đó là kết quả của quá trình tiếp thu, thích nghi với các tri thức, kinh nghiệm xã hội lâu dài. Và lẽ dĩ nhiên, trẻ em khi sinh ra không thể tự nhiên có được kĩ năng sống như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày ý kiến, kĩ năng tự chăm sóc bản thân … Càng có những kĩ năng này sớm bao nhiêu thì trẻ càng có nền tảng vững chắc để phát triển toàn diện. Hơn nữa, cuộc sống ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh, tri thức ngày một phong phú … Việc dạy kĩ năng sống cho bé sẽ giúp bé sớm bắt kịp với cuộc sống và phát triển khả năng của bản thân. Có được các kĩ năng sống tốt đẹp, trẻ sẽ hình thành được nhân sinh quan, thái độ sống tích cực và hành vi đúng đắn. Ngoài ra sự tác động về tâm sinh lí của trẻ cũng tác động làm trẻ phải đối mặt với những sự thay đổi trong cuộc sống. Ở mỗi gia đoạn phát triển, trẻ sẽ có những biến đổi về trạng thái, cách nhìn nhận sự vật xung quanh cũng như cách ứng xử với vấn đề đó. Bởi vậy, trang bị cho trẻ những kĩ năng sống cơ bản sẽ giúp bé có khả năng thích nghi tốt, đáp ứng tốt cho nhu cầu thay đổi đó. Những áp lực về học tập từ gia đình và xã hội ngày càng lớn đối với trẻ. Những kì vọng của cha mẹ vào con cái luôn khiến trẻ thấy trách nhiệm của mình cần phải đáp ứng. Việc rèn luyện cho trẻ những kĩ năng tích cực sẽ giúp trẻ nhìn nhận vấn đề một cách lạc quan, tự tin và đối mặt với vấn đề tốt hơn, tránh sự sợ hãi và lảng tránh không đáng có. Các kĩ năng sống cơ bản trẻ cần học: Kĩ năng giao tiếp; kĩ năng vui chơi lành mạnh; kĩ năng cảm nhận, chia sẻ; kĩ năng quản lí tiền bạc; kĩ năng tự chăm sóc bản thân; kĩ năng lắng nghe …”.
……………..
“Hiện nay, cha mẹ rất quan tâm tới việc rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ. Vì vậy các khóa học kĩ năng sống cho trẻ được mở ra rất nhiều với sự đa dạng và phong phú về phương pháp dạy, giáo trình dạy … Nhiều khi sự ồ ạt như vậy khiến cha mẹ khó có thể nắm bắt và chọn cho con mình một khóa học phù hợp. Vậy đâu là các yếu tố cơ bản của một khóa học kĩ năng sống cho trẻ có hiệu quả mà cha mẹ nên chú ý?
+ Cơ sở vật chất như phòng học (bàn ghế, ánh sáng, đồ vật trang trí trong phòng …), dụng cụ học tập (máy chiếu, âm thanh, hình ảnh, đồ chơi …): Một không gian thích hợp với môn học, lứa tuổi học sẽ giúp các bé tiếp thu tốt hơn, việc học có hiệu quả hơn. Việc trang bị tốt hứa hẹn một kết quả cao trong đào tạo. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào nội dung chương trình huấn luyện, phương pháp huấn luyện như thế nào.
+Giáo trình giảng dạy: Căn cứ vào nội dung giáo trình để biết được chương trình giảng dạy mà con bạn được học. Một khóa học tốt phải có giáo trình tốt; một giáo trình tốt phải dựa trên những nền tảng kiến thức đúng đắn, các phương pháp tư duy hiện đại, có thể linh hoạt theo từng môi trường, khả năng và nhu cầu học tập của trẻ … 
+ Phương pháp giáo dục: Có thể nói phương pháp giảng dạy là yếu tố quyết định tới chất lượng của một khóa học kĩ năng sống cho trẻ. Việc đào tạo kĩ năng sống cho trẻ rất quan trọng vì lĩnh vực giáo dục mang tính đặc thù là khơi dậy những tiềm ẩn của trẻ nên phương pháp dạy không thể tiến hành như phương pháp đào tạo thông thường.  Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là nâng cao năng lực để trẻ tự biết cách chọn lựa, quyết định. Vì thế phương pháp giảng dạy phải gần gũi, xuất phát từ chính nhu cầu và cuộc sống thực tế hàng ngày như ăn uống, sinh hoạt, vui chơi … Trẻ cần có điều kiện để cọ xát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành, áp dụng và tham gia trực tiếp vào các hoạt động để tự hình thành ý thức cho các hành vi của mình. Do đó phương pháp được áp dụng để đem lại những điều kiện trên là tổ chức các sinh hoạt hay thảo luận theo nhóm, theo cặp, động não, sắm vai, phân tích tình huống, tranh luận, trò chơi, huy động tối đa nghe, nhìn, vận động ….
+ Giáo viên giảng dạy: Trình độ, khả năng, tính cách, phong cách sống … sẽ phần lớn tạo nên phong cách giảng dạy cho giáo viên. Vì vậy cha mẹ nên quan tâm đến việc người hướng dẫn con mình học là ai sẽ có thêm một cơ sở để chọn khóa học cho con mình. Trước khi quyết định gửi con vào một trung tâm kĩ năng sống nào đó, cha mẹ hãy gặp gỡ, trò chuyện và tìm hiểu với các giáo viên của trung tâm đó để phần nào biết được con mình có phù hợp với môi trường giảng dạy ở đó hay không”.
……………….
“Từ xa xưa, cổ nhân đã nói: “Nhân tri sơ, tính bổn thiện”, con người khi sinh ra đều có bản chất lương thiện. Dưới tác động của ngoại cảnh, và quá trình hòa nhập đã giúp con người hình thành nhân sinh quan cho bản thân. Mỗi người một quan điểm, một tính cách, thói quen sẽ tự xây dựng cho mình một thế giới quan riêng.
Ki nang
Chính vì vậy mới có cái xấu – cái tốt, cái thiện – cái ác … Điều cần thiết và quan trọng là giúp mỗi người định hình cho mình những giá trị sống tốt đẹp cũng với những kĩ năng sống để phát triển toàn diện.
+ Giá trị sống: Giá trị tạo ra địa vị, địa vị tạo ra tiền bạc – Đó có thể coi là bản chất của cuộc sống. Giá trị là sự cộng hưởng của cái bạn làm được và được mọi người ghi nhận. Để nhận thức được về giá trị sống, người trẻ cần biết cách: Đào sâu những suy nghĩ, hiểu biết của mình về các giá trị cuộc sống, từ đó biết được phương pháp thực tế để phát triển những phẩm chất, đức tính tốt của bản thân; lựa chọn và xây dựng cho mình kĩ năng sống tích cực để hòa nhập cộng đồng với sự tôn trọng, tự tin và mục đích rõ ràng; thể hiện mình trong các mối quan hệ tích cực với bản thân, với người khác, với cộng đồng và rộng hơn nữa là cả thế giới. Có 12 giá trị sống mà mỗi chúng ta nên ghi nhớ và làm mục tiêu hướng đến cho bản thân:
- Hòa bình: Hãy hiểu hòa bình đơn giản rằng mỗi người đều cảm thấy bình yên trong tâm hồn, trong cuộc sống của bản thân thì ắt sự hòa bình sẽ tồn tại trên toàn thế giới.
- Tôn trọng: Mỗi một con người là một cá thể riêng biệt, là duy nhất. Vì vậy hãy tự trọng với phẩm chất cá nhân và tôn trọng cá tính của người khác.
- Yêu thương: Không một ai là không yêu thương một người nào đó và được ai đó yêu thương lại. Bản chất của con người là luôn cần sự yêu thương.
- Hạnh phúc: Sống có mục đích, có lí tưởng và lạc quan giúp con người yêu đời và hạnh phúc hơn.
- Trung thực: Hãy sống đúng với bản thân và chân thành với người khác. Điều đó sẽ giúp ta có cuộc sống thanh thản và yên bình.
- Khiêm tốn: Nếu không có sự khiêm tốn, biết lắng nghe và chấp nhận quan điểm của người khác, cuộc sống sẽ không thể bình yên.
- Trách nhiệm: Trách nhiệm mang đến niềm tin và sự tín nhiệm. Người có trách nhiệm là người trưởng thành và đúng đắn.
- Giản dị: Đó là vẻ đẹp tự nhiên, sự bác ái, lòng trắc ẩn để nhận ra cái tốt đẹp ở mọi sự vật, mọi con người.
- Khoan dung: Đây chính là phương pháp để đạt tới giá trị hòa bình. Là khả năng vượt qua khó khăn, cởi mở với mọi người, nhận ra những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
- Hợp tác: Không ai có thể tồn tại một mình. Bởi vậy sự hợp tác sẽ tạo nên sức mạnh thành công. Sự hợp tác cần có lòng can đảm, sự quan tâm và chia sẻ.
- Tự do: Hãy suy nghĩ tích cực về mọi vấn đề. Khi đó, tự do sẽ hiện diện trong tâm hồn và trái tim mỗi người.
- Đoàn kết: Ai cũng biết rằng đoàn kết là sức mạnh lớn lao tạo ra nhiều giá trị khác. Tình đoàn kết được xây dựng từ thái độ không vị kỉ, sự chia sẻ và cùng chung một lí tưởng về cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Kĩ năng sống: Kĩ năng sống bao gồm các kĩ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn cao nhưng có tác dụng lớn trong việc hình thành tư duy, nhân cách của mỗi người. Đó là thái độ sống, giá trị sống cơ bản … Các quan niệm khác nhau về kĩ năng sống:
- Kĩ năng sống đôi khi còn được coi là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
- Kĩ năng sống là kĩ năng thiết thực mà con  người cần có để cuộc sống an toàn và khỏe mạnh. Tổ chức Y tế thế giới coi kĩ năng sống là kĩ năng mang tính tâm linh xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để được tương tác một cách hiệu quả với người khác, giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.
Các kĩ năng sống cơ bản:
- Nhóm kĩ năng nhận thức: Nhận thức bản thân; xây dựng kế hoạch; xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân; khắc phục khó khăn để đạt mục tiêu; tư duy tích cực và tư duy sáng tạo.
- Nhóm kĩ năng xã hội: Kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ; kĩ năng gia tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể; kĩ năng thuyết trình và nói trước đám đông; kĩ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi; kĩ năng làm việc theo nhóm; kĩ năng ra quyết định …
- Nhóm kĩ năng quản lí bản thân: Kĩ năng làm chủ cảm xúc; phòng chống stress; kiềm chế sự tức giận …
- Nhóm kĩ năng xã hội: Kĩ năng giao tiếp hiệu quả; kĩ năng đồng cảm; kĩ năng quan sát; kĩ năng kiên định; kĩ năng thuyết phục và gây ảnh hưởng …
- Nhóm kĩ năng nghề nghiệp: Khám phá bản thân; khám phá sở thích và hứng thú; định hướng nghề nghiệp…
……………….
“Sự phát triển có tính đột phá và vượt bậc của kĩ thuật khoa học, công nghệ và cả kinh tế – xã hội đã đưa con người lên một vị trí văn minh cao nhất trong lịch sử hình thành và tồn tại của nhân loại. Song sự phát triển của nguồn lực con người mới là yếu tố cốt lõi không thể thiếu trong quá trình bắt kịp với nhịp sống, thời đại. Do đó, để phát triển con người toàn diện, sự phát triển đó phải được bắt đầu đặt nền móng từ sớm, từ khi còn nhỏ. Có rất nhiều mô hình đào tạo và phát triển con người theo cách toàn diện cả tâm và tài, đặc biêt như Wedo – Wegood với phương pháp nuôi dưỡng, phát triển trẻ hội tụ đủ Tâm – Tài – Đức – Hiếu – Nhẫn – Nhân theo triết lí của người phương Đông.
Mô hình phát triển toàn diện 6G trên hướng đến một con người toàn diện với đầy đủ khí chất (sự tham muốn, lòng nhân, cảm xúc tính); trí tuệ (trí nhớ, trí tưởng tượng, óc phán đoán); tâm tính (thị hiếu, khuynh hướng, thói quen, đam mê); tâm trí (kí ức, ý kiến, tín ngưỡng, giáo dục).
- Tâm: Hãy hiểu chữ tâm đơn giản thể hiện ở tấm lòng, tinh thần trách nhiệm đối với công việc, cách xử sự giàu lòng nhân ái, thái độ bất bình trước những thói hư tật xấu và luôn đứng về phía chân lí.
- Tài: Khả năng tỏa sáng, khả năng phát triển sở trường …
- Đức: Hiểu về chính mình, sống đúng với bản thân, hành động đúng với lương tâm mình.
- Hiếu: Lòng hiếu thảo được coi là nền tảng của đạo đức con người. Đó là sự yêu thương, trân trọng, biết ơn ông bà cha mẹ, sự thân ái với những  người xung quanh.
- Nhẫn: Sự kiên tâm nhẫn nại, khả năng làm chủ bản thân, làm chủ cảm xúc trước những xung đột, mâu thuẫn.
- Nhân: Lòng trắc ẩn đối với mọi người, tinh thần tương thân tương ái, thái độ bao dung, độ lượng và thương người.
…………….
Kĩ năng sống: Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện nay, lối sống của giới trẻ đang là vấn đề được nhắc tới rất nhiều. Giới trẻ bị phê phán vì lối sống thờ ơ, sự ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ và đang dần mất đi những giá trị đạo đức cốt lõi trong chính bản thân …
Giáo dục tuổi trẻ
Đôi khi sự sai lầm trong lối sống và hành vi của giới trẻ hiện nay xuất phát từ chính sự không đầy đủ trong mục tiêu phát triển con người toàn diện của gia đình và xã hội. Chúng ta cảm thấy chênh vênh bởi những chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống. Chúng ta nói nhiều tới giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, các khóa học kĩ năng mềm. Nhưng phải chăng, những nội dung và cách thức giáo dục đang chưa thực sự chuẩn chỉnh và phù hợp với giới trẻ. Vậy thì, cần trang bị những kĩ năng sống cơ bản nào để người trẻ vững vàng, hoàn thiện bản thân? Phải chăng, trong vô vàn kĩ năng sống mà người trẻ ngày nay cần được bổ sung, chân thật là thứ quan trong nhất?
Trung thực không chỉ đơn giản là không nói dối, không ăn cắp, không lừa đảo … Sống trung thực còn mang rất nhiều ý nghĩa, là sống thật với bản thân, với những người xung quanh. Trong cuộc sống bộn bề giữa những ranh giới xấu – tốt, thiện – ác … thì sống thật có lẽ là bài học kĩ năng sống lớn nhất mà người trẻ phải học.
Thành thật với chính mình
Càng ngày càng có nhiều người trẻ ngộ nhận về giá trị thật sự của bản thân. Họ quá sa đà vào một cuộc sống ảo tưởng, không nhận biết được mình là ai, cần gì và phải làm gì. Họ thần tượng một ngôi sao trong làng giải trí đến mức mù quáng, họ quên học hành, họ chỉ sống với những hình tượng long lanh trên sân khấu đầy hào quang … Đó không chỉ là rào cản cho sự tiến bộ của bản thân mà còn làm ảnh hưởng tới những người khác, với những người trẻ hơn …
Khi có chuyện buồn, nhiều người trẻ không tìm cách đối diện với thực tế mà lại lảng tránh, cố tỏ ra mình là người mạnh mẽ … Những cảm xúc không thật như vậy khiến người trẻ dễ rơi vào stress, trầm cảm … Điều này càng nới rộng khoảng cách giữa họ với thế giới. Thật đáng buồn là tình trạng trên có dấu hiệu trở thành xu hướng của giới trẻ hiện nay khi coi đó là cách để bảo vệ bản thân trong vỏ ốc … Chúng ta cảm thấy đau lòng bởi các em thiếu niên ngày càng ẩn mình trong thế giới ảo. Đôi khi những vấp ngã mà các em gặp phải trong cuộc sống khiến các em cảm thấy bế tắc, nhưng thay vì đối diện với khó khăn, tìm hướng giải quyết thì các em lại lẩn trốn, và không dám thành thật với chính mình. Không thành thật, các em không dám đối diện với những nhược điểm của bản thân. Không thành thật, các em không hiểu đâu mới là con người thật của mình, và đâu là tương lai mình cần theo đuổi.
Sống thật với những người xung quanh
Từ nhỏ chúng ta đã được học bài học về lòng tin, sự nhân ái. Nhưng đôi khi niềm tin đang dần bị mất đi bởi một nguyên nhân rất nhỏ đó là chúng ta không dám tin tưởng ai trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta cảm thấy nghi ngờ trước một cảnh đời, một tình huống, một con người … Vì nghi ngờ nên chúng ta không thành thật. Cử xử không thành thật, thái độ không thành thật dần dần sẽ dẫn tới hành vi không thành thật.
Sự không thành thật với những người xung quanh từ những chuyện nhỏ nhặt ắt sẽ dẫn đến xu hướng lừa dối ở các cấp độ cao và trầm trọng hơn. Không có ai thích và cần sự lừa dối, nhưng sự thực là ai cũng từng ít nhất một lần nói dối trong đời, thậm chí là lừa dối người khác để bản thân đạt đến một vị trí nào đó.
Trong giao tiếp, sự thiếu thành thật cũng khiến con người ta trở nên dè chừng nhau hơn và khiến cho các mối quan hệ trở nên kém thân mật. Nếu chúng ta có thể nói chuyện thẳng thắn với nhau, giãi bày với nhau thì đã không có những hiềm khích, hiểu lầm đáng tiếc xảy ra. Nhiều người đã mất đi tình yêu của mình chỉ vì cái “tôi” cá nhân quá cao, cái sĩ diện quá lớn … Như vậy thật là quá đáng tiếc”.
Kết luận: Mỗi ý tưởng mà tôi đưa ra đều đầu tư rất nhiều chất xám, công sức và thời gian, chỉ những ai đủ đam mê mới có thể xem nó là mục tiêu của đời mình. Khi bạn đủ đam mê bạn sẽ không ngừng tìm tòi để làm cho con đường mình đang đi ngày càng phát triển. Làm giàu mà làm với thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm thì làm sao thành công nổi!?

3. ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ:

Sau đây là những điều kiện tối thiểu cần và đủ để bạn có thể thực hiện thành công ý tưởng này:
+ Bạn phải có một số vốn đủ để mở “lớp kĩ năng cho bé”. Số vốn này bạn sẽ dùng để mướn một mặt bằng nhỏ, sửa chữa, thiết kế, trang trí, mua đồ dùng dạy học, lập trang web, quảng cáo, giao dịch …
+ Bạn phải nắm được kĩ thuật kinh doanh mô hình này.
+ Bạn phải là người yêu trẻ, có kinh nghiệm nuôi dạy, nắm bắt tâm lí, hướng dẫn trẻ … Sẽ là lợi thế nếu bạn là nữ tốt nghiệp trường sư phạm, có quan hệ rộng với các bậc phụ huynh có con nhỏ … Khi đó bạn sẽ có cơ hội lôi kéo nhiều khách hàng đến với lớp kĩ năng của mình hơn.
+ Bạn phải kiên nhẫn đủ để theo đuổi ý tưởng, và chịu đựng sự phàn nàn của các bậc phụ huynh, sự phá phách của các em (nếu có).
+ Bạn phải am hiểu về internet, thiết kế web, logo, slogan, banner và có khiếu chọn hình ảnh, viết bài đăng trên web.
+ Bạn phải tinh tế, sáng tạo đủ để tự mình thiết kế ra nhiều chương trình huấn luyện bổ ích, an toàn … mà chi phí thấp.
+ Bạn phải có sự ủng hộ của gia đình (có thêm bạn bè thì càng tốt). Ít nhất bạn cần sự trợ giúp của một vài người thì công việc mới suông sẻ.
+ Bạn phải là người có khuôn mặt hay cười, vui tính, ăn nói nhẹ nhàng, có duyên với trẻ, có khiếu giao tiếp …
+ Bạn phải am hiểu cơ bản về các thủ tục pháp lí trong lĩnh vực kinh doanh.
+ Bạn phải là người cầu tiến, chu toàn, quản lí chặt chẽ tiền bạc …

4. KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI:

Kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi, nếu như bạn cảm thấy mình không thể vượt qua những khó khăn liệt kê dưới đây thì tốt nhất không nên chọn thực hiện ý tưởng này. Sau đây là một số khó khăn và thuận lợi điển hình khi bạn quyết định theo đuổi ý tưởng này:
Khó khăn:
+ Về việc chọn mặt bằng kinh doanh: Mặt bằng kinh doanh lí tưởng thường được đặt tại các trung tâm thương mại, siêu thị … (nơi có khách hàng nhí đông và chỗ để xe cho phụ huynh đi cùng con). Cố gắng thuê những mặt bằng có vị trí thuận lợi, giá thuê rẻ, có nhiều điều kiện thuận lợi khác hỗ trợ như: Đông người lui tới, có chỗ để xe, khung cảnh thoáng mát, đẹp đẽ … Việc không lựa chọn được mặt bằng sẽ khiến cho công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
+ Về kĩ thuật kinh doanh: Khi nghĩ ra ý tưởng tác giả đã nghĩ ra kĩ thuật kinh doanh để thành công với mô hình này, do đó bạn nên liên hệ với tác giả để biết cách thực hiện.
+ Về việc lập web: Nhiều người cứ cho rằng lập web không có gì khó, thật ra để có một trang web thú vị lôi cuốn khách hàng là điều không hề dễ dàng. Ngoài cách trình bày, chọn lọc hình ảnh, nội dung … thì khó khăn nhất chính là viết bài. Người quản lí web phải viết bài sao cho thật hay, ý nghĩa, phù hợp tâm lí người đọc, đúng đắn, thiết thực … Bạn phải biết rằng đối tượng khách hàng của bạn là ai để khi viết bài bạn phải nêu bật lí do tại sao họ nên chọn dịch vụ của bạn. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng lại rất khó đối với những ai không có khiếu văn chương.
+ Về việc thu lợi nhuận: Dù có làm tốt các công việc khác nhanh nhất đến tháng thứ hai thì lượng khách mới đông. Người điều hành kinh doanh phải cực kì nhạy bén, khôn ngoan … để ra những quyết định chính xác, kịp thời nếu không mô hình kinh doanh sẽ không phát triển.
+ Về việc nhập hàng: Mua hàng nào, ra sao là những câu hỏi vô cùng khó. Nếu quản lí đầu vào không tốt thì lợi nhuận thu được sẽ giảm đáng kể.
+ Về việc thiết kế cơ sở hạ tầng, chương trình huấn luyện, đưa phương pháp huấn luyện tốt nhất: Bạn nên tham khảo ý kiến của tác giả ý tưởng.
+ Về việc quản lí tiền bạc: Tiền bạc phải quản lí chặt, một đồng cũng không được thất thoát. Đặc thù của ngành kinh doanh này là thu tiền lẻ, do đó nếu không có đức tính tỉ mỉ thì sẽ thất thoát rất nhiều.
+ Về việc tuyển dụng, quản lí nhân sự: Đừng coi thường tính chuyên nghiệp ngay từ đầu. Nhân viên phải có những đức tính giống người chủ, phải mặc đồng phục và không được la mắng, đánh trẻ, ăn cắp … Đối với những bạn đã từng đứng ở cương vị quản lí có những hiểu biết nhất định về nghiệp vụ nhân sự thì không nói làm gì, nhưng đối với những bạn mới ra đời sẽ rất lúng túng. Cái gì cũng phải học, rèn luyện từ từ, nếu có quyết tâm thì bạn sẽ làm tốt thôi.
Thuận lợi:
+ Đây là một ý tưởng kinh doanh mới, khả thi, thiết thực, quay vòng vốn nhanh.
+ Nhu cầu nhiều.
+ Lợi nhuận cao.
+ Ý tưởng này phù hợp xu thế xã hội (ngày càng quan tâm đến trẻ em) nên được xã hội ủng hộ, từ đó công cuộc kinh doanh của bạn gặp nhiều thuận lợi hơn.
+ Trẻ em sẽ đem lại cho bạn tiền bạc, sự nhàn hạ, niềm vui … Cuộc sống của bạn sẽ càng ý nghĩa hơn khi thấy các em cười. Thật tuyệt vời khi nghĩ đến điều đó!

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Alan Phan: kiếm tiền chủ yếu từ cổ trở lên


Với 43 năm kinh nghiệm kinh doanh tại Mỹ và Trung Quốc, việt kiều - Tiến sỹ Alan Phan đã có những câu chuyện khá thú vị xung quanh việc kiếm tiền và cách tìm niềm vui và sự nghiệp qua việc kiếm tiền...
Alan Phan: kiếm tiền chủ yếu từ cổ trở lên
Câu chuyện thứ nhất: Trắng tay là lúc động não nhiều nhất
Trong 43 năm bươn chải cuộc sống với nhiều thăng trầm đã đưa tôi trải qua nhiều cung bậc cảm xúc. Không phải lúc nào tôi cũng có tiền. Thậm chí có những thời gian tôi trắng tay như hồi năm 1975, tôi cùng vợ con quay lại Mỹ lần 2 khi trong túi chỉ vẻn vẹn 400USD. Hay như năm 1983, tôi gần như mất hết vốn trong một dự án bất động sản, và tôi đã ra khỏi nhà chỉ với một valy quần áo!
Lúc đó, tôi không suy nghĩ nhiều về vấn đề mình đang đối diện mà luôn nghĩ tới con đường tôi sẽ phải đi trong tương lai. Mình không có gì thì phải bắt đầu ra sao. Tôi nhận thấy đó là những lúc tôi thường hăng hái và động não nhiều nhất với khát vọng vượt qua tình thế gay go này. Còn khi tôi có tiền có khi là là những lúc tôi hay buồn bã nhất vì cảm thấy cô đơn, buồn chán. Với tôi, hành trình vượt qua nghèo khó đôi khi còn lý thú hơn là sống để mua sắm. Vì thế, tôi luôn luôn tìm cách thay đổi mình để cho cuộc sống thú vị hơn, cũng như để tìm thấy sự đam mê của mình trong công việc.
Câu chuyện thứ hai: Từ chức vì muốn phiêu lưu
Từ 1/1/2013, tôi sẽ từ chức vị trí Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa. Viasa là một quỹ riêng tư của 3 gia đình thành lập từ 2002. Có thể nói doanh thu trong 10 năm hoạt động của Viasa không đến nỗi nào nhưng tôi nhận thấy bắt đầu đang có sự yếu kém đi vì lối quản trị bảo thủ và chiến thuật trọng sự an toàn, không thích hợp lắm trong một môi trường nhiều thay đổi và cần sáng tạo. Bên cạnh đó, Virus của căn bệnh “làm vừa đủ để khỏi bị đuổi” đã lan truyền nặng và mục tiêu vì doanh thu hay lợi nhuận đã bị bỏ sót để chăm chú vào lợi ích cá nhân.
Tất cả những điều đó đã dập tắt niềm đam mê, hưng phấn của tôi như lúc đầu ở đây và nó đã khiến tôi quyết định chuyển hướng. Hơn nữa, việc lựa chọn thời điểm thay đổi là rất quan trọng. Sớm hay muộn vài tháng cũng có thể làm mất cơ hội kiếm tiền. Tôi nhìn năm 2013 là sự khởi đầu của một hành trình mới với những cuộc phiêu lưu, khám phá đầy thú vị…
Câu chuyện thứ ba: Thụ động và lười biếng sẽ “trói” giới trẻ Việt Nam
Tôi đã nói rất nhiều với các bạn trẻ ngày hôm nay về một hình ảnh: Trong một thân xác con người, phần từ cổ xuống dưới là thể hiện những cơ bắp. Những người sử dụng cơ bắp này để kiếm tiền thì giỏi nhất ở nước Mỹ cũng chỉ kiếm được khoảng 20-25USD/giờ. Trong khi đó, phần từ cổ trở lên là trí tuệ thì dường như là vô giới hạn. Đó mới là tài sản mềm, là giá trị thực sự mà tôi muốn các bạn trẻ ngày nay hướng tới để thích nghi với một nền kinh tế đang vận chuyển theo hướng dựa trên tri thức, chứ không phải dựa trên những tài sản cứng.
Nhân đây tôi cũng chia sẻ một thực tế rằng các bạn trẻ Việt Nam lớn lên trong một xã hội tương đối khép kín, tư duy khó chấp nhận những gì mới mẻ, những gì có thể nói là thách thức đối với những suy nghĩ cổ truyền. Họ đóng mình trong một cái hộp và cứ loay hoay trong đó không thoát ra được. Tôi luôn nhắc thế hệ này phải nghĩ những gì đang diễn biến ngoài cái hộp. Bên cạnh đó, người trẻ Việt Nam khá thụ động, có thể nói là lười biếng, ngay cả khi so sánh với các láng giềng ASEAN.
Tôi đi dạy ở nhiều nơi và thấy sinh viên Châu Á nói chung thụ động, không muốn động não nhiều để đi tìm tài liệu, góc cạnh, tư duy…. Đa số các sinh viên ở bên Mỹ thích đọc, lúc nào trên tay cũng có quyển sách hay máy tính thì sinh viên Việt Nam có vẻ là thích cà phê, tán gẫu…
Câu chuyện thứ tư: Con 14 tuổi cho đi làm để kiếm tiền mua xe hơi
Ở nước ngoài, bố mẹ để con cái tự tư duy về cách suy nghĩ, tìm học. Do đó, những đứa nào cảm thấy thích thú trong việc kiếm tiền thì có thể kinh doanh rất sớm. Còn những đứa khác thì cũng tự lập hơn so với những bạn cùng trang lứa ở Việt Nam.
Ví dụ, khi con trai tôi lên 14 tuổi, nó ước mơ có một chiếc ô tô cho riêng mình. Dĩ nhiên, tôi có thể sẵn sàng mua cho con một chiếc xe. Nhưng dù mới 14 tuổi, cậu ta đã thực hiện một kế hoạch rất nghiêm túc, đó là buổi sáng đi bán báo, buổi chiều đi làm nhân công quét dọn trong một siêu thị. Sau 2 năm, thằng bé đã dành đủ tiền mua lại chiếc xe Mustang cũ với giá 5.000USD vừa đúng thời gian cậu ta đủ tuổi để lái xe ở Mỹ (16 tuổi). Số tiền này dù không lớn …nhưng thằng bé rất quý trọng chiếc xe đầu đời vì đây là tiền mồ hôi nước mắt mà nó tự kiếm được. Đó là tinh thần của những đứa trẻ được ảnh hưởng từ nền giáo dục Âu Mỹ, tự do và tự lập.
Câu chuyện thứ năm: Kiếm tiền mà không nghĩ đến tiền
Để kiếm tiền, theo tôi, giới trẻ hãy quên chuyện nghĩ đến tiền mà thay vào đó là hãy nghĩ tới công việc của mình cùng với sự đam mê, nhiệt huyết cho công việc đó. Đến lúc nào anh đã làm được một việc gì thành công, một việc gì giỏi, hoặc một kiến thức chuyên sâu ở bất cứ ngành gì thì tiền sẽ tự tìm tới. Hãy tạo ra những thành quả tốt nhất bằng tất cả những kỹ năng có thể.
Sau cùng là giữ niềm tin vào chiến thắng. Tiếp tục thẳng tiến, đừng sợ sệt hay rụt rè. Chúng ta còn cả một thế giới mới để chinh phục.

Doanh nhân trẻ nhất nước Anh khởi nghiệp lúc 7 tuổi


Cậu bé Henry Patterson, đến từ Anh quốc được người dân địa phương trìu mến gọi bằng cái tên "Doanh nhân trẻ nhất Anh Quốc" bởi dù mới 7 tuổi em đã bắt đầu công việc kinh doanh.
Doanh nhân trẻ nhất nước Anh khởi nghiệp lúc 7 tuổi
Henry Patterson bắt đầu công việc kinh doanh kể từ khi cậu bé mới lên 7 tuổi. Lúc đó, Henry Patterson kinh doanh những túi phân bón trị giá £1. Sau đó, Henry Patterson tự lập 1 cửa hàng trên trang eBay để kinh doanh những món hàng mà cậu mua được từ những cửa hàng từ thiện và kiếm được £150.
Hiện giờ, Henry lại bắt đầu phát triển thêm công việc kinh doanh của mình bằng việc mở cửa hàng kẹo trực tuyến có tên "Not Before Tea".
Trong tuần đầu tiên cửa hàng đi vào hoạt động, cậu đã nhận được 100 đơn hàng và thu về £10 lợi nhuận.
Henry Patterson và ông Gordon Gekko.
Henry đã tự chuẩn bị logo cũng như những chiến dịch quảng cáo và cách bày trí cho mỗi hộp kẹo.  Vô cùng chuyên nghiệp khi em tự tay phát những tấm danh thiếp của bản thân giới thiệu chức danh "Giám đốc sáng tạo" cho các bạn cùng trường Swanbourne House tại Buckinghamshire.
Dù còn nhỏ nhưng Henry đã lên sẵn những kế hoạch to lớn cho tương lai. Cùng với việc phát triển công việc kinh doanh, cậu còn muốn trở thành đạo diễn phim tài ba sau khi hoàn thành những tác phẩm phác họa tính cách, nguồn gốc của những viên kẹo trong cửa hàng mình.
Cùng "hợp tác" với Henry là người mẹ của em - người cũng quản lý 1 cửa hàng kẹo trực tuyến.
Trang bán hàng của Henry.
Henry cho biết "Cháu bắt đầu có những ý tưởng kinh doanh từ khi lên 5. Bởi vậy lên 7 tuổi, cháu đã bán phân bón dù nó có hơi nặng mùi. Bạn bè của cháu không tin rằng cháu đã tự mở cửa hàng kẹo. Nhưng cháu không nghĩ mọi người ngạc nhiên đến vậy bởi trước đó cháu cũng kinh doanh rồi. Không ai có thể hiểu loại kẹo mà trẻ con thích hơn trẻ con. Cháu rất thích ngắm nhìn những viên kẹo. Điều thích thú nhất khi kinh doanh kẹo là cháu có thể nếm tất cả các vị kẹo. Trong 10 năm tới, cháu muốn mở rộng công việc kinh doanh. Khi lớn hơn cháu cũng muốn trở thành nhà đạo diễn phim nữa."
Henry được nhận xét là có dáng vẻ và khuôn mặt khá giống với ông Gordon Gekko - người đã từng là một huyền thoại trên thị trường chứng khoán phố Wall.