Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Tận dụng mạng xã hội để kinh doanh

 Tạo blog trên shop không còn là xu thế kinh doanh của giới trẻ năng động. Ngày càng nhiều các công ty, thương hiệu lớn muốn vận dụng tài nguyên ảo để làm cầu nối hiệu quả mà ít tốn kém giữa doanh nghiệp và khách hàng nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn. Mạng xã hội với độ phổ biến rộng rãi, tính liên kết cao đang ngày càng được chú ý.

Kinh doanh từng centimét
Mở bất kì mạng xã hội nào như Facebook, My Space, Hi5, Twitter, LinkedIn… chúng ta có thể thấy hệ thống dày đặc các banner quảng cáo, từ chân đến đầu, dọc bên “xương sống” của màn hình. Dường như quảng cáo đang cố lấp đầy càng nhiều diện tích có thể, từ trang Home tổng quát đến xâm phạm trang nội dung mang tính cá nhân, điều chưa từng có ở "Blog 360!" đã gục ngã tháng 7 vừa rồi.
Các trang quảng cáo hoặc đơn thuần là shop nhỏ của các thành viên trong cộng đồng, tạo thành hệ thống chợ trời trên mạng không thua gì các trang web chuyên ngành mua bán 5giay, enbac, hay là các chiêu khuyến mãi, chiến dịch đánh bóng tên tuổi của các ông lớn, muốn tận dụng tính năng lan truyền với tốc độ ánh sáng của cộng đồng mạng nhằm đạt được kế hoạch marketing.
Theo thống kê của IDC, rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã sử dụng
mạng xã hội để tạo lập mạng lưới khách hàng (cả tiềm năng lẫn khách hàng
hiện có) và gắn kết họ lại với nhau, tạo thành một tập thể thống nhất.
Không “lộ” như các trang mạng xã hội, nơi người ta tận dụng công cụ kết nối bạn bè để kết nối làm ăn, các trang tìm kiếm phổ biến như Google, Bling... cũng tràn ngập quảng cáo dưới dạng “thuê bao chìm”. Theo đó, “cung” và “cầu” có thể gặp nhau bằng việc các trang tìm kiếm cho phép doanh nghiệp đã liên kết trước đó nằm vị trí đầu hoặc nổi bật khi có người gõ từ khóa liên quan. Hay như Youtube, các video được post lên không hiếm các loại chuyên quảng cáo, hoặc PR tên tuổi nhằm tăng cường mật độ của sản phẩm dày đặc nhất, khiến người ta lưu tâm một cách vô thức và tình cờ.
Sự phát triển của quảng cáo trên mạng xã hội phần nhiều do tiện ích mà chúng mang lại, như cung cấp nhiều công cụ hữu ích giúp người dùng có thể chuyển tải video, tăng khả năng kết nối rộng và xa, tìm kiếm những người tưởng chừng khó có thể tìm được trong đời thực, tạo thị trường chung trên mạng… Tất cả những điều đó giúp cho các đơn vị kinh doanh có thể gửi trực tiếp các thông điệp cho khách hàng.
Thắt chặt kiểm soát
Một trong những lợi ích lớn nhất khi sử dụng các mạng xã hội như Facebook cho công việc kinh doanh là “hiệu ứng lây lan” giống như kiểu virus. Ví dụ như chiến dịch quảng cáo điện thoại SamSung Star vào tháng 07/2009, hay mới nhất là khuyến mãi sốc của Converse trong tháng 12 vừa qua. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng náo loạn tại nơi diễn ra khuyến mãi chính là vì sự lây lan với tốc độ chóng mặt của tin tức này trong cộng đồng mạng xã hội, phần nhiều do người tổ chức chủ ý tạo ra.
Anh Bùi Minh Trí – nhân viên ngân hàng Đông Á – người tham gia chương trình Converse cho biết: “Nếu chỉ đặt một banner thường tại cửa hàng ngoài phố, sức lan truyền đã không thể lan rộng như thế trong một thời gian hết sức ngắn ngủi”.
Sự phát triển của quảng cáo trên mạng xã hội phù hợp với xu thế thời đại internet.
Ảnh: "thuê bao chìm" trên Google ( cả bên trái lẫn mảng tô hồng)
Cái gì cũng mang tính hai mặt. Bên cạnh quảng cáo trên mạng xã hội mang nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, đồng thời nhiều người trong cộng đồng ủng hộ việc quảng cáo này vì nó hỗ trợ thông tin nhanh chóng, quảng cáo trên mạng cũng còn nhiều hạt sạn, chủ yếu là do khó khăn trong việc kiểm soát thông tin.
Đồng thời, các doanh nghiệp nên có trách nhiệm về việc lường trước các quảng cáo sốc của mình nhằm hạn chế phiền hà cho khách hàng. Các nhà quản trị mạng cũng cần phân bố hợp lý quảng cáo nhất là tại các trang cá nhân mang tính riêng tư, tránh tình trạng buồn cười khá phổ biến là nhiều trang khá nghiêm túc đôi khi dính banner đồ lót, rượu mạnh, bao cao su… khiến chủ nhân nửa mếu nửa cười.
Các mạng xã hội đang được doanh nghiệp yêu thích
Facebook: Cách duy nhất để tiếp cận với các mạng xã hội là bạn tham gia vào chính nó để nắm được cơ chế hoạt động của chúng. Hãy sử dụng chức năng Friend Finder để tìm bạn bè đã có tài khoản Facebook.
Hãy tham gia vào một số nhóm nào đó thể học cách mọi người giao tiếp với nhau qua mạng xã hội. Hãy đăng tải một số video clip và bài viết hấp dẫn để mọi người phản hồi. Và bạn sẽ thấy Facebook là công cụ tuyệt vời để quảng bá và tiếp thị công việc kinh doanh của mình.
MySpace: Mặc dù người dùng MySpace thường là giới văn nghệ sĩ và giới trẻ nhưng nó sẽ mang lại cho bạn nhiều kinh nghiệm quảng bá công việc kinh doanh qua mạng.
LinkedIn: Được mệnh danh là “Facebook của doanh nghiệp”, LinkedIn cho phép bạn có thể kết nối thông suốt với những doanh nhân có cùng sở thích và ngành nghề kinh doanh với bạn.
Twitter: Là một dạng “tiểu blog”, Twitter chỉ cho phép gõ tối đa 160 ký tự trong phần comment. Mặc dù nghe có vẻ khó chịu nhưng Twitter đang trở thành một xu hướng khá “hot” và được rất nhiều người quan tâm đến. Làm quen với Twitter cũng đồng nghĩa với việc bạn tiếp cận được nhiều người thích xu hướng đổi mới.
Workbench: Là một ví dụ hoàn hảo nhất cho mạng doanh nghiệp cá nhân hóa, Workbench được dự báo sẽ trở thành một dạng blog kinh doanh tiêu biểu trong tương lai. Tại sao bạn lại không bớt chút thời gian để nghiên cứu chúng nhỉ?
StumbleUpon: Mạng xã hội này cho phép bạn xây dựng cộng đồng dựa trên các website ưa thích. Nếu tham gia càng nhiều các cộng đồng, cơ hội mọi người biết đến bạn càng lớn hơn.
Ning: Mạng xã hội này cho phép bạn có thể tạo ra một cộng đồng để xếp hạng và đánh giá công việc kinh doanh của mình.
Digg It: Người dùng Digg bình bầu (vote) cho những nội dung website mà họ nghĩ là quan trọng nhất. Chính vì vậy, Digg sẽ giúp bạn theo dõi toàn bộ những diễn biến quan trọng của thế giới kinh doanh đang diễn ra

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét