Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Cách nấu bột ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi?


Bé nhà em được 7 tháng tuổi rồi mà nặng có 7kg. Hằng ngày bé ăn 2 chén bột (100ml nước pha 3 muỗng bột Ridielac), bú mẹ kèm theo 120ml sữa ngoài, ăn trái cây (chuối, lê, thanh long)... Sợ bé không hấp thụ được chất dinh dưỡng em mua men tiêu hóa (bio-acemin) về cho bé uống sau khi hỏi ý kiến bác sĩ mà vẫn không thấy lên được cân nào. Mẹ em bảo chắc tại bé hay uống thuốc Tây nên nóng trong người, bé hay bệnh vặt lắm... em đọc báo thấy giới thiệu siro hight pro uống giúp bé thèm ăn mau tăng cân. Không biết em có nên cho cháu uống?


Xin cảm ơn.

Chào bạn,
Cân nặng của con bạn hoàn toàn nằm trong giới hạn phát triển bình thường, thậm chí là tốt, nên không cần phải lo lắng chút nào về chuyện “không hấp thu chất dinh dưỡng” như bạn đã nghĩ đâu. Từ 6 tháng trở đi, trẻ thường tăng cân chậm hơn, một phần do sinh lý phát triển thể chất, 1 phần do sự thay đổi chế độ ăn (từ bú sữa hoàn toàn sang ăn dặm), có thể không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng nếu không chuẩn bị thức ăn dặm đúng cách. Bạn cần cho bé ăn mỗi ngày 2 bữa, mỗi bữa là 1 chén bột sệt 120-150ml. Lượng sữa trung bình mỗi ngày vào khoảng 800ml.
Cách nấu 1 chén bột cho trẻ ở độ tuổi con bạn:
-         1 muỗng canh gạt (15g) thực phẩm giàu đạm (thịt heo, tôm, lòng đỏ trứng, đậu hũ…) băm mịn và 1 muỗng canh vun (15g) 1 loại rau lá hoặc rau củ như cà rốt, khoai tây, mồng tơi… băm nhuyễn.
-         1 muỗng canh đầy (10g) dầu ăn nhẹ salad oil (dầu mè, dầu gấc, đậu nành…)
-         Bột gạo hoặc bột ngũ cốc, bạn có thể tiếp tục sử dụng bột ăn dặm Ridielac đang dùng.
Hòa đều 1 muỗng đạm với 150ml nước, bắc lên bếp nấu chín mềm, rồi cho tiếp muỗng rau củ vào, nấu vừa chín tới thì đổ hết ra chén nhỏ. Cho dầu vào, khuấy nhẹ cho bay bớt hơi nóng, sau đó cho bột vào từ từ đến khi bột đặc sệt vừa với khả năng nuốt của trẻ là được. Không dùng máy xay thực phẩm, không nêm thêm muối hoặc bất kỳ chất tạo vị nào. 
Men tiêu hóa chỉ được chỉ định dùng hỗ trợ cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, thiếu hụt men tiêu hóa có sẵn… chứ không có tác dụng giúp trẻ mập lên. Do đó, bạn không cần lạm dụng việc cho trẻ uống men, vì có thể làm giảm khả năng tiết men tự thân của hệ tiêu hóa. Nếu cho trẻ ăn uống đúng, đủ dinh dưỡng, cơ thể bé sẽ hấp thu tốt dưỡng chất, tăng sức đề kháng tránh được các loại bệnh vặt. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi, do kháng thể từ mẹ đã giảm đi, trong khi kháng thể tự thân thì chưa có, nên rất hay bị bệnh vặt, đây cũng là một tình trạng sinh lý bình thường có tác dụng tập cho hệ miễn dịch của trẻ mạnh dần, không phải là điều hoàn toàn bất lợi nên không cần phải lo lắng quá mức.

Khi trẻ bệnh, chỉ cần cho trẻ đi khám và điều trị đúng theo hướng dẫn. Đừng tự ý cho trẻ uống thuốc không có chỉ định của BS, cũng đừng sợ “nóng” mà không tuân thủ y lệnh điều trị (như giảm liều, cho uống thuốc ít đi, ngưng thuốc sớm…) vì cả hai thái độ này đều nguy hiểm cho sức khỏe của bé.  

Thân mến.

ThS - BS. Đào Thị Yến Phi
Nguồn: webtretho

Bột dùng để nấu cháo cho trẻ có thể sử dụng bột gạo xay, các loại bột ăn liền đóng gói sẵn, hoặc là nấu cháo thật nhừ (có thể rây nhuyễn). Chị có thể xay gạo thành bột để nấu cho bé ăn, sau khi vo gạo để làm khô nhanh chi có thể sấy hoặc rang. Nhưng nếu có điều kiện, chị nên mua các loại bột gạo, ngũ cốc đã được đóng gói sẵn (với thương hiệu có uy tính). Bột gạo, ngũ cốc được sản xuất công nghiệp sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ dinh dưỡng và chỉ cần pha nước ấm (bột gạo xay cần phải nấu chính) là có thể cho bé ăn.

Một bát cháo phải có đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, đạm, vitamin & khoáng chất và chất béo.

- Đạm thì ngoài thịt, cá, tôm, cua, trứng (giai đoạn dưới 1 tuổi chỉ sử dụng lòng đỏ, không sử dụng lòng trắng) còn có thể dùng các loại đậu như đậu hũ, đậu hũ non, đậu nành, đậu xanh…

- Vitamin & khoáng chất thì sử dụng các loại rau củ. Màu càng đậm càng nhiều vitamin (rau dền, mồng tơi, cải ngọt, rau ngót, bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt,…). Lưu ý là các loại thực phẩm này không nên nấu lâu, nếu không sẽ mất chất.

- Chất béo thì có thể sử dụng từ dầu ăn, dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương,…

Công thức như sau:

- 200ml nước

- 10g đạm (thịt/cá…) (khoảng 2 muỗng càfê) – băm nhuyễn (nếu sử dụng trứng thì ½ lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng cút)

- 10g rau/củ (khoảng 2 muỗng càfê) – băm nhuyễn

- 5g dầu ăn (khoảng 1 muỗng càfê)

- ½ muỗng càfê nước mắm (luôn luôn nêm nhạt cho bé)

Cách chế biến

+ Thịt, cá sau khi băm nhuyễn thì tán trong nước nguội trước cho tan đều (không cho thẳng vào nước sôi).

+ Tiếp đến cho bột vào rồi bắc lên bếp, quấy đều tay cho đến khi bột chín.

+ Cho tiếp rau củ, dầu ăn và nước mắm vào, đậy nắp đến lúc sôi trở lại thì tắt bếp. Dầu và nước mắm có thể cho vào ngay sau khi tắt bếp

(Nếu sử dụng trứng thì phải đánh trứng với rau cho tan đều rồi cho vào sau khi bột chín)

Khi bé được chín tháng thì có thể sử dụng gấp đôi lượng thực phẩm (lúc này không cần băm nhuyễn lắm) cũng với 200ml nước để có chén bột đặc hơn. Nếu bé không quen ăn đặc thì có thể làm như sau: Lấy 1 nhúm giá khoảng 20g (1 nắm tay) xay ra cùng với 200ml nước, lược bỏ cái rồi dùng nước này nấu bột như bình thường.

* Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi:

- Năng lượng: 100 Kcal/kg/ngày

- Protein: 2,5 – 3g/kg/ngày

- Lipid: 3 – 4g/kg/ngày

- Glucid: 10 – 12g/kg/ngày

Trẻ ở tuổi này bắt đầu có những thay đổi như mọc răng, bò hay bị các bệnh nhiễm trùng hô hấp, tiêu hóa … nên trẻ có những giai đoạn biếng ăn tâm lý do đó phải kiên trì và biết cách chế biến thức ăn cho hợp khẩu vị của trẻ và tập một thói quen ăn uống tốt.

Tất cả các trẻ phải được ăn dặm trong giai đoạn này bằng các thực phẩm có sẵn tại địa phương.

Ngoài thức ăn là bột đặc hay cháo đặc, có đủ 4 nhóm thức ăn trên, 2 – 3 chén/ngày, kèm thêm 6 – 8 lần bú mẹ hay sữa nhân tạo.

Ngoài ra, trẻ cần được cho ăn thêm trái cây: chuối, đu đủ, … nhưng chú ý không ăn quá nhiều và nên ăn sau khi bú hoặc sau khi ăn bột/cháo.

Cần lưu ý: Khi thay đổi chế độ ăn từ lỏng sang đặc hoặc cho trẻ ăn thức ăn mới, luôn phải tập dần cho trẻ làm quen, số lượng cũng phải tăng dần từ ít đến nhiều.

Chúc bé hay ăn chóng lớn!

Bột cho bé mới tập ăn dặm (từ 4 tháng đến 6 tháng)


Nguyên liệu

200ml nước = 1 bát con nước

10g bột = 2 thìa cà phê

10 g thịt = 1 thìa cà phê

10 rau = 2 thìa cà phê

1 thìa dầu ăn.


Lưu ý ở tuổi này: 


-Rau chỉ ăn lá, không dùng cuộng vì cứng


-Bột là gạo tám thường không pha thêm bất cứ loại hạt gì, không pha gạo nếp. Nếu muốn thay đổi thì xay hạt riêng, khi nào đổi món thì chế vào thêm sau. Nhưng theo bác sỹ dinh dưỡng thì ko nên vì tuổi này bé chỉ ăn được có 10g bột, mà lại có 1 phần là hạt nữa thì tỉ lệ gạo rất ít. Hơn nữa bây giờ có nhiều đạm động vật rồi, ko cần bổ sung đạm thực vật, đạm động vật vẫn tốt hơn đạm thực vật. Không nên ăn các loại bột chế biến sẵn, có sẵn các loại hạt, ngày nào bé cũng ăn sẽ rất chán.v.v..


-Chưa nên ăn nước mắm, nếu có chỉ cho vài giọt.


Cách nấu


Cho nước lã vào với thịt đã xay nhuyễn và bột đánh tan.

Lúc mới đun cho lửa to, quấy đều tay cho đỡ vón, Khi sôi thì cho nhỏ lửa, không cần quấy liên tục nữa.

Từ lúc sôi đến khi bột chín là 7-10 phút.

Rau thái chỉ băm nhỏ, sau khi băm nhỏ lại cho vào cối giã nhỏ. Khi bột chín mới cho rau vào. quấy thêm 1 chút nữa rồi mới bắc ra và cho dầu ăn vào.

Ở lứa tuổi này, ngày ăn 1-2 bát, đồng thời bổ sung 600-800ml sữa mới là đủ.


Từ 7 tháng -8 tháng: Thịt tăng lên 1,5 thìa, bột 3 thìa, các định lượng khác giữ nguyên.



Món BỘT THỊT BÒ (cho bé từ 6 tháng làm quen mùi vị thịt ) 
Thành phần : 
- 1 củ hành nhỏ , xắt lát mỏng - 15ml dầu thực vật - 175g thịt bò nạc hầm (bỏ gân và mở)
- 175 g cà rốt, gọt vỏ và xắt lát - 225g khoai tây, băm nhuyển - cần tây non 
300ml nước bò hầm, hoặc gà hâm (không muối) 
Cách làm : 
Xào hành mềm, bỏ thịt vào xào đổi màu 
Cho hành và thịt vào đĩa, cho cà rốt, khoai tây ,cần và nước hầm , nấu sôi , bỏ vào lò Viba nấu ở mức 350F/180oC, nấc 4 trong 1 hoặc 1/2 giờ (nếu bạn không có lò viba thì có thể hầm mêm, xong xay cho bé ăn) 

* Món này có thể xắt nhỏ cho bé lớn hơn ăn 
* Thỉnh thoảng bé rất khó làm quen với món thịt , vì nó lợn cợn trong miệng, nhưng nó rất giàu chất sắt , bạn có thể kết hợp với khoai tây, cà rốt để món bột mịn hơn. 

Khoai tây nghiền:
Khoai tây luộc (cả vỏ hoặc gọt rồi xắt hạt lựu), lấy muỗng đánh nhuyễn khi còn nóng (có bột khoai tây bán ở siêu thị) cho thêm lòng đỏ trứng gà, một chút bơ, sữa tươi , muối đun sôi lại cho mượt. 


Món bột trái cây : MƠ KHÔ VÀ ĐU ĐỦ 
thành phần : 
- 100 gr mơ khô, 
- 1 mieng du du lon, bo hat, got vo va bam nhuyen 

Cach lam : 
- Cho mo vao 1 chao nho, do 230ml nuoc soi len tren, day nap lai, nau trong 5 phut (hoac den khi mem) 

Thuong thuc : 
Vot mo ra va tron voi du du, them mot it nuoc du do dac de be dung 

* Loi khuyen : 
Mo kho rat nhieu dinh duong, mo nghien nay cung co the ket hop voi nhung loai trai cay khac nhu le, tao hoac chuoi .


- Với bé mới tập ăn thì nấu loãng thôi: 10g gạo ngon+rau 30g+15g thịt hoặc 1/2 lòng đỏ trứng hoặc 30g đậu phụ nấu chá, xay nhuyễn, đun nóng (nếu trứng phải cho vào bột sau khi xay, đun sôi bột rồi đánh tơi trứng vào bột), bắc ra cho 1 muỗng cà phê dầu ăn
- Bé 6-9 tháng( ăn 2 bữa 1 ngày: 1 ngọt, 1 mặn) 20g gạo + 30g rau + 30 g thịt, nấu cháo, xay nhuyễn, đun nóng lại, bắc ra cho dầu ăn 2 muỗng cà phê
- Bé 9-12 tháng (ăn 3 bữa 1 ngày: 2 ngọt, 1 mặn hoặc ngược lại. Tuy nhiên mỗi bé 1 khác, có bé chỉ ăn được như lúc <9 tháng thôi) 25-30g gạo + 30 g thịt/cá + rau 30g nấu cháo, xay nhuyễn, đun nóng lại nêm nếm nhạt cho vừa bé rồi bắc ra cho 2 muỗng cà phê dầu ăn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét