Bài thuốc chữa tắc tia sữa
Đau vú tắc tia sữa là biểu hiện
rất thường gặp ở sản phụ sau sinh. Biểu hiện đầu tiên là bầu vú căng to
hơn so với bình thường, càng lúc càng to, có u cục ở bên trong, đau
nhức, nóng, nhiều bà mẹ còn bị sốt cao, tia sữa bị tắc, vắt sữa cũng
không ra, thường thấy ở một bên vú. Tắc tia sữa nếu không được điều trị
kịp thời sẽ dẫn đến áp-xe vú, rất nguy hiểm.
Nguyên nhân gây tắc tia sữa theo Đông y là do thấp nhiệt, do can phong làm cho kinh lạc bị trở trệ, huyết dịch lưu thoát không tốt, gây ứ đọng làm cho nhũ phòng bị cương tụ, tuyến sữa ách tắc, gây đau đớn, làm người mẹ không ăn uống, không ngủ được, đặc biệt là thiếu sữa cho em bé. Xin giới thiệu một số bài thuốc trị chứng này để chị em tham khảo.
Thuốc uống
Bài 1: Bồ công anh 20g, lá đinh lăng 20g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, huyền sâm 12g, bạch linh 12g, mộc thông 10g, trần bì 12g, hương phụ 12g, xuyên sơn giáp 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt, nhuyễn kiên, chống viêm, thông kinh lạc.
Bài 2: Thạch xương bồ 16g, kinh giới 12g, lá đắng 12g, đinh lăng 16g, hy thiêm 16g, xuyên sơn giáp 2g, bạch truật 16g, bạch linh 12g, hương phụ 12g, hoài sơn 16g, nga truật 12g, nhân trần 10g, mạch môn 16g, cát căn 16g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: trừ phong thông nhũ, giảm đau, tán kết.
Bài 3: Bạch thược 16g, bạch truật 16g, đương quy 12g, thục địa 12g, hương phụ 12g, đan bì 10g, chi tử 12g, hồng hoa 10g, tô mộc 16g, nga truật 16g, đan sâm 16g, kê huyết đằng 16g, đinh lăng 16g, bồ công anh 16g, thông thảo 5g, nam tục đoạn 16g, cam thảo 12g, trần bì 10g, đại táo 7 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: tiêu viêm thanh nhiệt, tán kết, thông nhũ.
Thuốc đắp
Bài 1: Lá dấp cá, lá đinh lăng mỗi thứ một nắm. Cho hai thứ vào cối giã nhỏ, đắp tại chỗ rồi băng lại.
Nguyên nhân gây tắc tia sữa theo Đông y là do thấp nhiệt, do can phong làm cho kinh lạc bị trở trệ, huyết dịch lưu thoát không tốt, gây ứ đọng làm cho nhũ phòng bị cương tụ, tuyến sữa ách tắc, gây đau đớn, làm người mẹ không ăn uống, không ngủ được, đặc biệt là thiếu sữa cho em bé. Xin giới thiệu một số bài thuốc trị chứng này để chị em tham khảo.
Thuốc uống
Bài 1: Bồ công anh 20g, lá đinh lăng 20g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, huyền sâm 12g, bạch linh 12g, mộc thông 10g, trần bì 12g, hương phụ 12g, xuyên sơn giáp 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt, nhuyễn kiên, chống viêm, thông kinh lạc.
Bài 2: Thạch xương bồ 16g, kinh giới 12g, lá đắng 12g, đinh lăng 16g, hy thiêm 16g, xuyên sơn giáp 2g, bạch truật 16g, bạch linh 12g, hương phụ 12g, hoài sơn 16g, nga truật 12g, nhân trần 10g, mạch môn 16g, cát căn 16g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: trừ phong thông nhũ, giảm đau, tán kết.
Bài 3: Bạch thược 16g, bạch truật 16g, đương quy 12g, thục địa 12g, hương phụ 12g, đan bì 10g, chi tử 12g, hồng hoa 10g, tô mộc 16g, nga truật 16g, đan sâm 16g, kê huyết đằng 16g, đinh lăng 16g, bồ công anh 16g, thông thảo 5g, nam tục đoạn 16g, cam thảo 12g, trần bì 10g, đại táo 7 quả. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Công dụng: tiêu viêm thanh nhiệt, tán kết, thông nhũ.
Thuốc đắp
Bài 1: Lá dấp cá, lá đinh lăng mỗi thứ một nắm. Cho hai thứ vào cối giã nhỏ, đắp tại chỗ rồi băng lại.
Lá đinh lăng |
Bài 2: Lá tía tô, lá và ngọn rau dừa nước mỗi thứ 1 nắm, giã nhỏ, đắp tại chỗ và băng lại.
Bài 3: Lá bồ công anh, lá gấc mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, trộn vào một chút rượu, đắp tại chỗ rồi băng lại. Công dụng: các bài thuốc đắp làm cho nhiệt độ tại đó giảm xuống, làm hết cương tụ, huyết mạch lưu thông, giảm đau nhức, thông tuyến sữa.
Cháo chân giò đinh lăng là món ăn tốt cho phụ nữ sau sinh bị đau vú, tắc tia sữa.
Một số món ăn hỗ trợ điều trị:
Bài 1: Cháo bí đỏ - thịt nạc: Gạo tẻ 100g, bí đỏ 150g, thịt nạc 100g, gia vị, rau thơm vừa đủ. Bí đỏ gọt vỏ thái miếng, gạo vo sạch, thịt nạc băm nhỏ trộn gia vị cho thấm. Cho bí đỏ và gạo vào nồi đổ nước nấu thành cháo, khi cháo chín cho thịt nạc vào nấu tiếp cho chín kỹ, nêm gia vị và rau thơm. Ăn nóng. Công dụng: chống viêm, lợi sữa, tăng tiết sữa.
Bài 2: Cháo chân giò - đinh lăng: Gạo tẻ 100g, móng giò lợn 1 cái, lá đinh lăng phơi khô 24g, gia vị vừa đủ. Móng giò lợn làm sạch, lá đinh lăng cho vào ấm đổ nước nấu sôi 15 phút, lọc bỏ bã lấy nước. Cho nước thuốc vào cùng gạo, móng giò hầm kỹ thành cháo. Khi cháo chín cho gia vị, ăn nóng. Công dụng: lá đinh lăng chống viêm, giảm đau. Móng giò bổ âm sinh thủy, lợi sữa. Gạo tẻ bổ tỳ, dưỡng cơ nhục. Món này phù hợp với sản phụ bị đau vú, sốt nhẹ, tắc tia sữa hoặc trường hợp sản phụ da xanh, gầy yếu, thiếu máu, cơ thể suy nhược, ăn uống kém…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét