Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Ông tổ gà rán KFC khởi nghiệp lại ở tuổi 60

PR cho KFC

Sau khi phá sản, ở độ tuổi lục tuần, ông tổ gà rán KFC đi dọc đất nước để tìm kiếm sự hợp tác. Bị từ chối 1.009 lần nhưng Harland Sanders chưa bao giờ nản chí. Đam mê đã giúp ông tiếp tục dấn bước ngay cả khi thất bại.

Nhiều người nghĩ rằng họ cần đợi cho đến khi có đủ vốn, đủ lực rồi mới bắt đầu khởi nghiệp, nhưng Sanders thì khác. Không nhiều tiền, không có văn phòng và bất kỳ nhân viên nào ngoài người vợ thân yêu, ông vẫn theo đuổi niềm đam mê của mình. Và cuối cùng, ông đã thành công. Kinh nghiệm của Sanders đã mang lại một bài học quý giá, đó là, những gì bạn có không bao giờ là quá ít để bắt đầu.

Không sinh ra trong một gia đình giàu có, Harland Sander mồ côi cha năm 6 tuổi. Năm 1896, thân phụ của ông Harland qua đời nên người mẹ phải lao động để trang trải cho gia đình. Vào cái tuổi lên 6, cậu bé Harland đã phải lo lắng việc chăm sóc cho các em nhỏ của mình và làm rất nhiều công việc bếp núc. Một năm sau đó cậu đã thành thạo một vài món ăn địa phương. Trong suốt 30 năm sau, Sanders đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau, từ người điều khiển giao thông đến nhân viên đại lý bảo hiểm, nhưng trong suốt thời gian này, trình độ nấu ăn của ông vẫn không hề thay đổi.
Ông tổ thương hiệu gà rán KFC - Harland Sanders.
Vào thập niên 30, Sanders khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang Kentucky. Vì lúc ấy ông chưa có nhà hàng nên những vị khách phải ăn trên những chiếc bàn đặt tại trạm xăng của khu phố nhỏ bé. Sau đó ông lại tạo ra một món ăn gọi là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn. Ông gọi nó là “Buổi ăn tối ngày chủ nhật, bảy ngày trong một tuần”.
Tuy nhiên, đến năm 1950, một dự án về đường cao tốc liên bang và sự xuống dốc của nền kinh tế buộc Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin, tiểu bang Kentucky, với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Tự tin vào hương vị món ăn của mình nên tuy đã vào tuổi 60, với 105 USD tiền trợ cấp xã hội nhận được, ông vẫn lên đường bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nước Mỹ.
Trong chuyến đi dọc đất nước, Sanders đã bị từ chối 1.009 lần. Ban đầu, chỉ một số ít ông chủ nhà hàng thấy họ có lợi nếu mua công thức mà Sanders đang bán. Dave Thomas, sau này là người lập ra Wendy - chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh chuyên về bánh hamburgers, là một trong những khách hàng đầu tiên của Sanders. Nhưng không phải dễ dàng mà Sanders có được mối quan hệ làm ăn đó. "Lúc đầu, tôi rất băn khoăn về việc tại sao chúng tôi lại mất tiền cho một ông già như thế", Dave kể. Tuy nhiên, lòng đam mê và sự kiên định của Sanders đã thuyết phục được Thomas và hàng trăm cơ sở kinh doanh khác.

Dường như kể từ khi bắt tay vào kinh doanh món gà rán, Sanders chẳng còn đam mê với điều gì khác nữa. Ông không bao giờ chơi golf hay quần vợt. Chẳng có sở thích nào khác ngoài kinh doanh đồ ăn nhanh có thể lôi cuốn được ông. Năm 1935, để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của bang Kentucky, Thống đốc bang đã phong tặng ông tước hiệu "Kentucky Colonel" - Đại tá danh dự bang Kentucky. Bốn năm sau, những thiết lập ban đầu của ông đã được liệt kê trong danh sách Duncan Hines “Khám phá những món ăn ngon”.
Khi nhu cầu và những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng về thức ăn lên cao, ông đã di chuyển nhiều nơi nhằm nâng cao năng suất của mình. Trong một thập kỷ sau, ông đã thành công với công thức pha chế bí mật của 11 loại hương vị và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn được áp dụng đến ngày hôm nay.
Năm 1955, tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông tự phát triển và thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 franchise ở Mỹ và ở Canada. Năm 1964 ông đã bán phần lợi nhuận 2 triệu USD của mình trong công ty Mỹ cho một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky.
Dưới sự quản lý của người sở hữu mới, tập đoàn Gà rán Kentucky đã phát triển nhanh chóng. Công ty đã thực hiện cổ phần hóa ra công chúng vào năm 1966 và được liệt kê trên thị trường chứng khoán New York vào năm 1969 và được mua lại bởi PepsiCo vào năm 1986. Đến năm 1997 PepsiCo đã chuyển hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh, bao gồm cả nhãn hiệu KFC, sang một công ty về nhà hàng độc lập, gọi là Tricon Global Restaurant. Ngày nay, công ty nhà hàng (hiện giờ được gọi là tập đoàn Yum!Brands) là tập đoàn lớn nhất thế giới về số lượng cửa hàng với gần 35.000 cửa hàng trên khắp 110 quốc qua.
Tại Việt Nam sau 14 năm hoạt động, KFC đã trở thành một cái tên quen thuộc với người tiêu dùng.
Tại Việt Nam sau 14 năm hoạt động, KFC đã trở thành một cái tên quen thuộc với người tiêu dùng.
Sự đam mê và cống hiến của Sanders là một nguồn động viên lớn đối với toàn bộ đội ngũ nhân viên của KFC. Một ông chủ cửa hàng từng nói: "Nếu mỗi năm tôi không mở một cửa hàng mới, tôi sẽ cảm thấy tôi đang bị Sanders nhấn chìm".
Sanders là một người tỉ mỉ và thể hiện điều đó trong mọi việc ông làm. Ông biết đồ ăn ngon và việc tiếp thị có thể là không đủ với khách hàng. Ông đảm bảo mỗi cửa hàng đều duy trì tiêu chuẩn cao nhất về độ sạch sẽ và phục vụ khách hàng tốt nhất. Mọi thứ được sơn trắng để bất kỳ vết bẩn nào cũng bị phát hiện và xử lý ngay lập tức. Ông cũng là một trong những người kinh doanh nhà hàng đầu tiên đặt các lỗ giữa tường nhà bếp và phòng ăn để cho khách hàng nhìn thấy bếp và các món ăn được chuẩn bị như thế nào.
Đặc biệt sau khi chế biến xong, ông đến chỗ khách dùng món gà rán của mình và làm cái mà ông gọi là "Coloneling" để đảm bảo khách hàng hài lòng với món ăn và sự phục vụ. Ông đã bán bí quyết của mình với giá là 5 xu trên mỗi miếng gà bán tại các đại lý, và hầu hết các cuộc làm ăn được giao kèo chỉ với một cái bắt tay. Với Sanders, thái độ phục vụ, chất lượng và độ sạch là những ưu tiên hàng đầu với bất kỳ cơ sở nào. Ông muốn mọi thứ phải được thực hiện đúng cách. Dù đó đơn thuần là việc lau sàn hay chỉ cho người đầu bếp cách chuẩn bị nước sốt đặc biệt. Không có việc gì trong một nhà hàng mà Sanders không sẵn sàng làm.
Năm 1964, ở tuổi 74, Sanders có hơn 600 đại lý kinh doanh thịt gà ở Mỹ và Canada. Khi mất ở tuổi 90, ông đã du lịch 250.000 dặm mỗi năm để ghé thăm những cửa hàng ăn KFC trên khắp thế giới.
Sự chú ý của Sanders tới từng chi tiết đã khiến ông thu hút được số lượng khách hàng trung thành đáng kể. Họ biết rằng Sanders là đại diện cho một thương hiệu mà họ có thể tin cậy.
KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với hơn 10.000 nhà hàng tại 92 quốc gia. Tại Việt Nam sau 14 năm hoạt động, KFC đã trở thành một cái tên quen thuộc với người tiêu dùng. Hiện, KFC có hơn 3.000 lao động, trải dài khắp 19 tỉnh, thành, hàng năm thu hút khoảng 20 triệu lượt khách trong nước, chiếm khoảng 60% thị trường thức ăn nhanh Việt Nam.
Phương Thảo

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Máy sản xuất bánh phở mini

Những ngày này, PGS-TS Trần Doãn Sơn, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, đang lên lịch, sắp xếp thời gian chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của các chuyên gia cơ khí, thực phẩm bang California của Mỹ dự kiến vào ngày 4-6.
Chuyến viếng thăm này là dịp để các chuyên gia hiểu sâu hơn về công nghệ làm bánh phở tươi và máy sản xuất bánh phở mini lần đầu tiên có tại Việt Nam, đã được sử dụng thực nghiệm ở Mỹ trong mấy tháng qua.
Chỉ 1 phút là có phở tươi
Sau thành công về tự động hóa công việc làm bánh tráng, bánh tráng rế, cuối năm 2005, PGS-TS Trần Doãn Sơn được giao giải quyết một vấn đề khác: Đơn giản hóa công nghệ làm bánh phở tươi truyền thống nhưng vẫn bảo đảm được chất lượng và phải thực hiện hoàn toàn tự động hóa. Trách nhiệm đặt ra là phải chế tạo được chiếc máy có khả năng đột phá trong lĩnh vực chế biến công nghệ làm phở tươi.
Việc sản xuất bánh phở theo kiểu truyền thống của chúng ta quả thật quá rắc rối, nhất là đối với người nước ngoài. Biết vậy, nhưng hàng chục năm nay vốn quen với các công đoạn khắt khe trong sản xuất bánh phở tươi như: ngâm gạo, vo gạo, xay, lọc, tráng, hấp, cắt, lại không phải “dân chuyên”, ông Sơn cũng không biết nên cắt bỏ công đoạn nào cho hợp lý. Sau 6 tháng ròng rã thử nghiệm cắt các công đoạn, TS Sơn nghiệm ra rằng “quy trình truyền thống” rất khó xâm nhập nếu “vật liệu” không thay đổi thì... khó cải tiến.
Mục đích của công nghệ này là... đưa phở Việt đến với thế giới, và thị trường nhắm đến trước nhất là Mỹ. Vì thế ông Sơn đã thăm dò thị trường gạo tại Mỹ. Sau chuyến thăm dò này, ông thấy gạo ở Mỹ không chỉ có gạo hạt, mà bột gạo rất nhiều và rất thông dụng. Ông bắt đầu nghiên cứu chế tạo một chiếc máy sản xuất bánh phở từ bột gạo. Sáu tháng sau khi thử nghiệm, chiếc máy sản xuất bánh phở tươi từ bột gạo đã ra đời. Chỉ một phút sau khi cho bột vào, những sợi phở tươi, dẻo, đúng chất lượng đã ra lò.
Vừa ăn phở, vừa xem cách làm phở
Không như những chiếc máy sản xuất bánh tráng, bánh tráng rế mà TS Sơn đã nghiên cứu, máy sản xuất bánh phở tươi không phải là sản phẩm dùng cho sản xuất hàng loạt, đặt trong các nhà máy. Chiếc máy này rất nhỏ, gọn, được gọi là “máy sản xuất bánh phở mini”, và đặt ngay trong tiệm... phở. Một giờ máy sản xuất được từ 10-15 kg phở tươi. Điều đặc biệt là bất cứ ai, dù người nước ngoài cũng có thể... tham gia sản xuất mà không cần sự chỉ dẫn nào từ thợ, chỉ cần cho bột vào, bánh phở sẽ tự động tuôn ra.
Diện tích mà máy này chiếm rất hạn chế (khoảng 2 m2), nên đại diện Công ty Imperial (Mỹ), nơi đã sử dụng máy trong 4 tháng qua, cho biết: “Thú vị nhất là thực khách của chúng tôi được chứng kiến cả công đoạn làm phở khi dùng món ăn. Vì thế, món phở sẽ gây ấn tượng hơn và dễ gần hơn với người Mỹ”. Còn người làm ra công nghệ này, PGS-TS Trần Doãn Sơn vui nhất vì “ngoài an toàn vệ sinh thực phẩm, máy còn giúp chúng ta đưa công nghệ sản xuất phở ra thế giới”.
Công nghệ độc quyền
Nhiều đơn đặt hàng
PGS-TS Trần Doãn Sơn cho biết hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh ở nước ngoài đặt hàng về máy chế biến lương thực, thực phẩm. Ông đang nghiên cứu sản xuất máy làm bánh tráng rế quy mô nhỏ để xuất sang Mỹ theo đơn đặt hàng. Một số doanh nghiệp kinh doanh cà phê, hạt điều tại Indonesia cũng vừa muốn mua một số máy rang tẩm cà phê, máy bóc tách hạt điều...
“Máy sản xuất bánh phở tươi mini” với công dụng đơn giản hóa công nghệ làm bánh phở này theo công nhận của các nhà sản xuất, kinh doanh ở Mỹ là lần đầu tiên có mặt tại Mỹ và cũng là lần đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam. Đầu tháng 1-2007, PGS-TS Sơn đã xuất 7 chiếc sang Mỹ và hiện đang có những hợp đồng mới về xuất khẩu loại máy này.
Ngoài việc bán máy, công nghệ sử dụng máy cũng được PGS-TS Sơn chuyển giao. 100% công nghệ máy là của Việt Nam. Ông đã đăng ký sản phẩm sáng chế độc quyền. TS Sơn cho biết thêm, máy được sản xuất tại Việt Nam nhưng nơi đầu tiên sử dụng lại là Mỹ.
“Các tiệm phở ở Việt Nam cũng có thể dùng loại máy này để sản xuất bánh phở tươi ngay tại tiệm”. Và ông cũng đang hướng đến việc thương mại hóa sản phẩm này tại Việt Nam trong thời gian tới. “Tôi phải làm cho giá thành ở trong nước rẻ hơn so với giá xuất khẩu, như vậy các tiệm phở Việt trên đất Việt mới dám đầu tư”, TS Sơn thổ lộ. Hiện nay, giá xuất khẩu loại máy này sang Mỹ ở mức 6.500 USD/chiếc.

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Cách làm mờ các vết nhăn trên da mặt


Ảnh minh họa
PNCN - Cùng với tuổi tác, hầu hết chị em đều phải đối diện với tình trạng da mặt bị nhăn và nám. Để giúp xua đi các dấu hiệu lão hóa trên, theo các chuyên gia, chị em có thể sử dụng các bài thuốc tự nhiên, đơn giản nhưng không kém hiệu quả trong việc chăm sóc da mặt dưới đây:
- Sử dụng một vài giọt dầu dừa với vài giọt vitamin E, khuấy đều dung dịch này rồi thoa lên da mặt trước khi đi ngủ.
- Quả thơm (dứa) có chứa các enzyme hữu dụng trong việc làm ẩm da và tẩy trừ các tế bào chết. Bạn hãy sử dụng vài lát thơm đã được nghiền nát đắp lên da mặt, để khoảng 30 phút rồi rửa sạch.
- Các loại nước trái cây có tính axít có thể giúp làm mờ các vết nhăn. Bạn hãy sử dụng nước chanh vắt hoặc nước ép cà chua thoa lên da mặt sau 30 phút rửa sạch.
- Sử dụng lòng trắng trứng thoa lên xung quanh vùng dưới mí mắt, để khoảng 30 phút rồi rửa sạch.
- Hạt bí là nguồn dồi dào vitamin E, có tác dụng giúp phục hồi tình trạng khỏe mạnh của các tế bào da. Để thực hiện, bạn hãy giã nhuyễn một vốc hạt bí đã lột vỏ, hòa với nước thành chất bột sệt rồi đắp lên da mặt. Sau 30 phút, rửa sạch.
- Nghệ có đặc tính trị bệnh tuyệt vời. Nó có chứa các chất chống oxy hóa cực mạnh, có tác dụng làm dịu các vết nhăn. Để tăng hiệu quả, bạn hãy trộn một muỗng trà bột nghệ với một ít sữa đông hoặc mật ong thành chất bột sệt và đắp lên da mặt. Chờ cho khô, rồi rửa sạch và thoa các loại kem giữ ẩm lên da mặt.
- Bạn cũng có thể sử dụng cơm đu đủ và cơm quả bơ trộn với mật ong để đắp lên da mặt, rồi rửa sạch sau 30 phút. Bạn sẽ nhận thấy có sự khác biệt ngay lập tức.

Khi nào cần mua đồ bầu?


Hầu hết các mẹ bầu đều có thể mặc quần áo bình thường cho đến cuối giai đoạn mang thai thứ nhất (3 tháng đầu). Đến khi bạn bắt đầu cảm thấy những bộ đồ này trở lên chật chội là lúc bạn phải mua quần áo bầu. 
Phụ nữ mang thai không nên mua những bộ váy áo hàng hiệu nếu kinh tế gia đình không quá dư giả. Rất nhiều mẫu váy áo trên thị trường giá cả phải chăng nhưng cũng không kém phần phong cách và quyến rũ. Kinh nghiệm chung khi đi mua đồ bầu là bạn nên chọn đồ rộng rãi, lớn hơn tuổi thai của mình và có độ co giãn.
Top những đồ bầu cần thiết phải có trong tủ quần áo của thai phụ là: quần legging, quần bò bầu, váy maxi, váy bầu, áo bầu, áo chíp dành cho bà bầu, giày bệt.
Dưới đây là những mẫu đồ bầu cần thiết phải có trong tủ quần áo của bạn:
Khi nào cần mua đồ bầu?, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau, mang thai, quan bau, ao bau, vay bau, Khi nào cần mua đồ bầu?, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau, mang thai, quan bau, ao bau, vay bau,
Quần legging - phụ kiện cần thiết để kết hợp với áo váy
Khi nào cần mua đồ bầu?, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau, mang thai, quan bau, ao bau, vay bau, Khi nào cần mua đồ bầu?, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau, mang thai, quan bau, ao bau, vay bau,
Khi nào cần mua đồ bầu?, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau, mang thai, quan bau, ao bau, vay bau, Khi nào cần mua đồ bầu?, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau, mang thai, quan bau, ao bau, vay bau,
Những mẫu quần thô, quần bò được nhiều bà bầu năng động lựa chọn.
Khi nào cần mua đồ bầu?, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau, mang thai, quan bau, ao bau, vay bau, Khi nào cần mua đồ bầu?, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau, mang thai, quan bau, ao bau, vay bau,
Khi nào cần mua đồ bầu?, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau, mang thai, quan bau, ao bau, vay bau, Khi nào cần mua đồ bầu?, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau, mang thai, quan bau, ao bau, vay bau,
Áo váy dễ dàng kết hợp với quần legging, quần thô, quần bò.
Khi nào cần mua đồ bầu?, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau, mang thai, quan bau, ao bau, vay bau, Khi nào cần mua đồ bầu?, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau, mang thai, quan bau, ao bau, vay bau,
Váy bầu
Khi nào cần mua đồ bầu?, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau, mang thai, quan bau, ao bau, vay bau, Khi nào cần mua đồ bầu?, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau, mang thai, quan bau, ao bau, vay bau,
Váy maxi bầu
Khi nào cần mua đồ bầu?, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau, mang thai, quan bau, ao bau, vay bau,
Khi nào cần mua đồ bầu?, Bà bầu, thoi trang ba bau, ba bau, mang thai, quan bau, ao bau, vay bau,
Những mẫu giày bệt phù hợp với bà bầu

Sắm đồ cho trẻ sơ sinh


Mẹ tôi thỉnh thoảng tấm tắc: Đẻ con bây giờ sướng thật, muốn gì được nấy, hàng nội, hàng ngoại đủ cả, chả bù cho hồi xưa... đến cái tã cũng thiếu. Hiện thị trường sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh cũng đa dạng phong phú không kém gì hàng dành cho người lớn.
Chợ Đồng Xuân có hẳn một tầng chợ chuyên kinh doanh mặt hàng này. Những người bán hàng ở đây cho biết: Một số mặt hàng dành cho trẻ sơ sinh như băng rốn tiệt trùng, quần áo, khăn tã do các cơ sở trong nước sản xuất bán chạy bởi chất lượng không kém hàng ngoại mà giá lại rẻ. Áo sơ sinh làm bằng cotton mềm, vải bông có loại cài khuy hoặc buộc dây do cáccơ sở may gia công sản xuất nếu mua ở chợ Hôm, Hàng Da giá từ 4500-5000đ/áo, loại may kỹ giá cũng chỉ 8000-9000đ/áo.
Còn tại chợ Đồng Xuânnếu mua từ 10 chiếc trở lên giá còn hạ hơn nữa, quần đóng tã chỉ 6.000 đồng. Các loại bao tay chân, mũ che thóp cho bé được làm bằng vải cotton, lengiá 4.000-6.000 đồng/bộ, yếm dùng giữ ấm cổ và ngực bé 3.000-5.000 đồng/chiếc. Trước kia các bà mẹ thường mua vải về tự may tã cho em bé, nhưng nay đã có tã may sẵn giá 30.000-40.000đ/10 chiếc tã vải, tã xô 10.000-12.000đ/1 túi 10 chiếc.
Những gia đình khá giả lại thường mua tã giấy dùng một lần vừa vệ sinh, lại không phải giặt giữ, phơi phóng. Hiện tã giấy liên doanh sản xuất tại Việt Nam giá từ55.000-80.000đ/bịch (20-40 chiếc).Trong những ngày đầu chào đời thì giấc ngủ đối với trẻ là rất quan trọng, túi ngủ được maybằng vải bông được nhiều người tìm mua giá từ25.000-30.000đ/chiếc. Nhiều gia đình cầu kỳ còn tìm mua gối dành cho trẻ em được nhồi bằng vỏ đậu xanh phơi khô thoáng mát giá 10.000-15.000đ/chiếc, gối nhồi bằng bông dùng trong mùa đông chỉ 25.000đ/chiếc. Trước đây để bé không "tè" ướt giường chiêúchỉ có cách lót nhiều tã nhưng nay đã có tấm lót trẻ em được làm bằng ni lông giá8.000-10.000đ/chiếcnên giường chiếu luôn sạch sẽ.
Các loại hóa mỹ phẩm dành cho vệ sinh cơ thể bé cũng nhiều loại, từ phấn thơm, dầu gội đầu, đến khăn giấy ướt dùng để lau mỗi khi bé đi vệ sinh. Hiện phấn thơm chỉ có hàng ngoại nhập hoặc hàng liên doanh, giá bán từ 22.000-40.000đ/hộp, dầu gội đầu và dầu tắm chuyên dùng cho em bé chủ yếu là hàng Johnson&Johnson giá bán 45.000đ /bộ (gồm phấn rôm, dầu gội đầu, sữa tắm). Bình sữa cũng là đồ dùng không thể thiếu, bình sữa hiệu Camela bằng nhựa trong chất lượng tốt giá từ từ 20.000-30.000đ/bình, bình ủ sữa do Việt Nam sản xuất giá 24.000-26.000đ/chiếc
Hàng cho trẻ em không chỉ có mặt tại các chợ mà còn được bầy bán tại các shop baby. Đa phần hàng hóa ở những shop baby là sản phẩm nhập khẩu từ Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan. Ở những cửa hàng "xịn" còn có hàng của Nhật, Pháp, Mỹ, thi thoảng có đồ Trung Quốc hiện diện thì cũng phải là hàng "trung ương" chứ đồ "địa phương" không thể bén mảng đến những nơi này. Hàng "xịn" nên giá bán cũng "ngất ngưởng": Bộ bình sưãgồm bình, lọ đựng, khăn giá 95.000-100.000đ; yếm sơ sinh 30.000đ; dụng cụ đánh tưa lươĩ21.000đ; tã giấy hiệu Nannys 195.000đ/gói (25 chiếc), hàng của Nhật, Mỹ loại dành cho trẻ cân nặng 14 kg từ 120.000-185.000đ/gói.
Theo các bác sĩ nhi khoa: Chất liệu để sản xuất các loại quần áo dành cho trẻ sơ sinh có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Thông thường quần áo trẻ em phải được may bằng những loại vải có độ hút ẩm cao, thoáng mát như cotton hay vải bông mềm. Có lẽ từ những yêu cầu này mà quần áo bầy bán trong các shop baby chủ yếu là hàng "xịn", giá cao, những bộ quần áo thuộc loại "đồ độc" như áo liền quần dành cho trẻ từ 1,5-2 tuổi giá bán lên đến 300.000-350.000đ/bộ.
Theo những người bán hàng, giá đắt như vậy bởi là hàng có xuất xứ từ châu Âu hoặc đặt may tại các nước thứ ba, chủ yếu là Hàn Quốc. Ngoài ra mua đồ hiệu chính là mua "cái tiếng" của sản phẩm, một bộ quần áo trẻ em hàng Made in USA chính hiệu, có giá bán đến300.000đ thì trong đó có đến 50% giá tiền thuộc về nhãn hiệu.

Tự may quần đóng bỉm cho bé yêu thật dễ dàng!


Những chiếc quần đóng bỉm mẹ tự may cho bé chắc chắn là sẽ vừa vặn, mềm mại hơn quần mua sẵn rồi; không chỉ vậy đây còn là một cách tiết kiệm ngân sách cho nhà mình nữa!

Bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:
Vải hoa bên ngoài bằng chất liệu cotton mềm
Vải lót bông mềm (chọn loại mềm mịn cho bé)
Vải nỉ
Kéo, kim, chỉ, ghim, máy khâu
Miếng dán.
Bước 1: Vẽ mẫu giấy:
Vì mỗi bé có kích thước khác nhau do đó có cách vẽ cho file mẫu vừa nhanh vừa tiện lợi: Bạn đặt tờ giấy trắng ở dưới, và đặt chiếc quần đóng bỉm hiện tại bé đang dùng lên trên, rồi dùng bút vẽ vòng xung quanh theo mẫu, dùng kéo cắt chỉnh hình mẫu đã vẽ cho vừa vặn với bé và đẹp hơn. Vậy là bạn đã có mẫu quần đóng bỉm của bé.
Bước 2:
Đặt tấm vải lót bông mềm ở dưới, úp tấm vải hoa lên trên, chú ý mặt phải ở dưới và mặt trái ở trên. Dùng ghim giữ cố định 2 tấm vải với nhau. Tiếp theo, bạn đặt mẫu chiếc quần lên đã cắt trên giấy lên mặt trái của tấm vải hoa và vẽ lại trên vải theo mẫu giấy.
Bây giờ, bạn may chiếc quần theo đường vẽ trên vải, khi may bạn nhớ chừa một khoảng trống ở phần lưng sau để lộn mặt phải ra ngoài.
Sau đó dùng kéo cắt mép ngoài đường chỉ may 0,5 - 1cm.
Bước 3:
Lộn mặt phải của chiếc quần ra ngoài, may đường chần cách mép 1cm rồi may cố định khoảng trống bạn chừa ở bước 2 luôn nhé!
Cắt vải nỉ hình trái tim khâu lên mặt sau của chiếc quần (bạn có thể khâu trước khi may với tấm vải lót bông cũng được).
Bước 4:
Cắt 2 miếng dán chữ nhật nhỏ, lật mặt vải bông lại, rồi khâu cố định 2 khóa lên 2 bên tab ở phần thân sau của chiếc quần.
Bước 5:
Tiếp tục, khâu cố định 2 nửa còn lại của miếng dán lên phần thân trước của chiếc quần.
Vậy là chiếc quần của bé đã hoàn thành, đây là phần thân trước.
Và đây là phần thân sau này!
Những chiếc quần đóng bỉm mẹ tự may cho bé chắc chắn là sẽ vừa vặn, mềm mại hơn quần mua sẵn rồi! Mẹ có thể tận dụng những miếng vải nhỏ để may quần cho bé nên đây cũng là một cách tiết kiệm tốt cho ngân sách nhà mình.
Chúc các mẹ thành công và may được cho bé những chiếc quần thật đẹp nhé!

Juicy Couture-Prism Striped Chambray Maxi






=========================================================================




================================================================












10 sản phẩm công nghệ giúp bạn giữ ấm trong mùa đông


Mùa đông đã đến rồi các bạn ơi. Các bạn ở miền Nam chắc cũng như mình không cảm nhận được cái cảm giác lạnh đến thấu xương của miền Bắc hay những cái lạnh khủng khiếp của các bạn du học sinh. Nhưng các bạn yên tâm TTCN sẽ giúp bạn tìm hiểu một vài sản phẩm giúp giảm phần nào cảm giác lạnh cóng khi phải làm việc trong những ngày này.
1. USB Heating Blanket
Bạn đang có cảm giác tê cứng và những cử động hết sức chậm chạp khi làm việc trong những văn phòng mà máy lạnh bật hết cỡ hay giữa mùa động lạnh lẽo? Nếu có thì USB Heating Blanket rất phù hợp với ước muốn của bạn lúc này. Chỉ cần cắm vào cổng USB tr6en máy tính, tấm chăn sẽ giúp làm nóng cơ thể bạn ở mức 35 độ C. Thiết bị có kích thước 85 x 45 cm, nặng 369 g và hoàn toàn tương thích với các hệ máy PC, Mac, Play
Station 2 hay Xbox 360. Giá 25 USD


2. Cozy Foot Warmer Floormat
Khi mùa đông lạnh lẽo đến, bạn thường xuyên phải mang vớ để giữ ấm đôi chân. Đó là chuyện từ xưa đến nay nhưng có một thiết bị khác giúp dân mê công nghệ sưởi ấm đôi chân mình trong những lúc làm việc, đó chính là tấm thảm giữ ấm Cozy Foot Warmer Floormat. Tấm thảm được làm bằng chất liệu cao su, với lượng điện năng tiêu thụ chỉ vào khoảng 90 Watt. Nó thích hợp để sưởi ấm cho từng cá nhân hơn là cho cả phòng bởi kích thước vô cùng nhỏ gọn 20,5 x 13,75 x 0,5 cm. Trọng lượng khoảng 2,2 kg. Giá 49,99 USD


3. Thanko USB Warmer Cushion
Với miếng đệm Thanko USB Warmer Cushion bạn có thể đặt nó lên bất kỳ cái ghế nào và cấp nguồn cho nó qua cổng USB. Việc còn lại là bạn hãy tận hưởng cảm giác như đang ngồi trên bãi cát ấm ngoài biển. Bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ bằng bộ điều khiển đi kèm. Nếu không ngồi gần máy tính thì bạn có thể sử dụng nguồn AC thay cho USB. Giá 25,83 USD


4. USB Warmer Mouse
Đã ấm chân với Cozy Foot Warmer Floormat nhưng còn tay thì sao? Vâng, hãy sử dụng chú chuột tỏa nhiệt USB Warmer Mouse. Thiết bị có thể làm ấm với nhiệt độ lên tới 40 độ C. Giá 17 USD


5. Brookstone ActiVHeat Heated Jacket
Áo giữ ấm Brookstone ActiVHeat Heated Jacket là một ý tưởng hay dành cho các hoạt động ngoài trời trong mùa đông. Thiết bị có thể được sạc lại sau 5 giờ sử dụng. Khi mặc ActiVHeat Heated Jacket bạn sẽ được sưởi ấm ở 2 vùng trước ngực và vùng sau lưng. Gia 179,95 USD


6. 180s Puffy Quilt with Headphones
Bạn đang băn khoăn không biết chọn loại tai nghe nào cho chiếc iPod mới "tậu". 180s Puffy Quilt with Headphones là một gợi ý dành cho bạn trong mùa đông này. Thiết bị có tới ba lớp cách nhiệt giúp bạn giữ cho đôi tai của mình luôn cảm thấy ấm áp. Giá 29,95 USD


7. USB Heating Slippers II
Bàn chân như muốn đông thành đá khi bước đi trên nền nhà vào những ngày cuối đông lạnh buốt. Một chiếc dép đi trong nhà dường như vẫn chưa là đủ? Vậy bạn hãy thử mang USB Heating Slippers II vào xem sao. Thiết bị tạo nhiệt năng thông qua cổng USB. Giá 29,99 USD


8. DRYGUY Wide-Body
Đây là dạng máy sấy dùng để làm khô các vật dụng như giầy, găng tay ... DRYGUY Wide-Body sử dụng công nghệ làm ấm "Forced Air" để sấy khô các vật dụng chỉ trong 1 giờ. Nhiệt độ trung bình vào khoảng 38 độ C đủ ấm để làm khô mà không gây hư hại đến chất liệu của các sản phẩm. Giá 94,95 USD


9. Warmmi USB Heating Mouse Pad with USB Hubs
Đây là sản phẩm tấm đệm dành cho chuột kiêm một dạng USB hub. Thiết bị toả ra nhiệt ở mức 40 độ C giúp giữ ấm bàn tay và bao gồm 4 cổng USB. Giá 30 USD


10. USB Cup Warmer with USB Hub and Clock
Có lẽ đây là thiết bị đa năng nhất trong 10 sản phẩm. Nó vừa đóng vai trò là một cái đồng hồ, một hub USB và đặc biệt là khả năng giữ ấm tách cà phê của bạn ở nhiệt độ từ 40 - 60 độ C. Thật quá tuyệt vời khi biết giá của nó chỉ có 24 USD.