Vừa qua, trang chia sẻ video trực tuyến Youtube (thuộc sở hữu của Google) đã công bố vượt mốc 1 tỷ người sử dụng hàng tháng.
Cứ 2 người sử dụng Internet thì có gần 1 người ghé thăm YouTube. Với con số này, Youtube như gửi lời thách thức tới Facebook – mạng xã hội lớn nhất thế giới và đạt 1 tỷ thành viên vào tháng 10/2012.
Từ đây, có thể thấy doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội xây dựng thương hiệu trên Youtube khiến công chúng phải ấn tượng và nhớ mãi. Một số mẹo hay nên áp dụng cho việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu qua kênh này:
Loại bỏ các quảng cáo không liên quan
Điều này giúp người truy cập không bị phân tán bởi các thông tin ngoài. Thay vào đó, chú tâm đến nội dung của bạn hơn.
Cá tính hóa kênh Youtube của doanh nghiệp
Bạn được thiết lập một quyền hạn để tùy chỉnh kênh Youtube của mình. Hãy chắc chắn rằng, bạn đã có logo của thương hiệu trong hình nền kênh. Bạn cũng có thể gắn thêm link của các tài khoản mạng xã hội khác của doanh nghiệp (fanpage Facebook, Twitter, Linkin, Link Hay,…) tại khu vực sidebar của trang. Nhất định đừng bỏ lỡ điều này!
Cuối cùng, đừng quên viết mô tả ngắn gọn nhưng súc tích và ngọt ngào về thương hiệu và mô tả nội dung của các video.
Có ảnh đại diện nhất quán
Cũng giống như các mạng xã hội khác, mọi hoạt động của bạn trên youtube sẽ luôn đi kèm với hình ảnh đại diện (avatar) của bạn.
Avatar là hình ảnh mà bạn sẽ lựa chọn để thể hiện thương hiệu của mình trên tất cả các trang. Hình ảnh này dù ở kích thước to hay nhỏ thì cũng cần rõ nét và thể hiện được nhận diện thương hiệu. Đó là một cách dễ dàng để khán giả tiếp cận một cách trực quan với thương hiệu, nhớ về thương hiệu và nhận ra tính cách, nội dung của thương hiệu.
Thông thường, các doanh nghiệp thường lựa chọn chính Logo để làm ảnh đại diện cho các trang, kênh của mình.
Dùng tên thương hiệu gắn tag cho video
Khi liệt kê các từ khóa để tag cho mỗi video, đừng quên tag thêm một từ khóa tên thương hiệu. Mặc dù từ khóa cuối cùng trong một danh sách tag không tạo hiệu quả xếp hạng hay tần suất tìm kiếm trên Google, trên Youtube cho video này nhưng bù lại điều này có tác dụng đảm bảo rằng các ở khu vực “Video được đề xuất” (Suggested video) hay “Video liên quan” (Related video) hầu hết sẽ là video của thương hiệu bạn, giảm tối đa sự xuất hiện của các video từ thương hiệu khác.
Điều này làm cho cơ hội cao cho việc công chúng dù click mãi, click mãi, vẫn đi hết từ video này đến video khác của bạn, hạn chế sa đà vào video của các doanh nghiệp khác.
Gắn mác (watermark) cho video
Watermark là một lời nhắc nhở nhỏ nhẹ và không phô trương, khẳng định video này thuộc về thương hiệu của bạn. Watermark nên nhỏ và đặt ở một góc của video để tránh làm ảnh hưởng hình ảnh, nội dung; giảm sự gián đoạn tới người xem nhưng vẫn khiến họ nhận biết được thương hiệu trong đó.
Dùng hiệu ứng gây ấn tượng cho thương hiệu
Đầu hoặc cuối mỗi video, bạn có thể sử dụng hiệu ứng đơn giản như để logo xuất hiện đột ngột giữa màn hình với những âm thanh gây chú ý,… trong khoảng 5 giây. Điều này cũng có tác dụng gợi nhớ và làm người xem ấn tượng về thương hiệu.
Gắn tên hoặc link kênh youtube của bạn vào mỗi phần đầu của video
Đây là một cách hay để chắc chắn rằng người xem có thể tìm thấy kênh Youtube của bạn khi vô tình xem được các video ở một nơi khác, ví dụ ở một blog của ai đó.
Nhắc đến thương hiệu trong kết thúc của video
Kết thúc của video, hãy gửi cho người xem một thông điệp (ngoài lề so với nội dung video) thể hiện được phong cách của thương hiệu. Nếu ngân sách của bạn hạn hẹp, bạn có thể sử dụng cùng một đoạn clip cho mở đầu và kết thúc của video. Chỉ cần đơn giản là một vài lời hay vài dòng nhắc nhở mọi người rằng bạn là ai và họ có thể tìm thấy bạn ở đâu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét