Để mẹ khỏe, con khỏe và thông minh bà bầu nào cũng tích cực ăn uống thật nhiều chất bổ dưỡng trong suốt thai kỳ. Nếu ăn hoài 1 món sẽ rất ngán, chia sẻ với các mẹ 1 số món ăn có thể chế biến từ các thực phẩm thông thường mà các mẹ dễ tìm thấy ở chợ hay siêu thị để đổi món, dễ chế biến, dễ ăn mà lại bổ dưỡng cho mẹ và con nữa. Chúc các mẹ có 1 thai kỳ khỏe mạnh với những món ăn đa dạng và đủ chất cho mẹ và con.
1. CHÁO CÁ CHÉP – giúp an thai và môi bé đỏ hồng
Nguyên liệu:
- 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg
- Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm
- 1 nắm gạo nếp
- Gia vị, mì chính, hạt nêm Knorr
- 4 củ hành khô
- Lá ngải tươi
- Rau mùi ta, thì là
Chế biến:
- Cá chép rửa sơ qua (không được rửa hết nhớt của cá), không được mổ tránh làm mất máu cá (máu cá chép rất bổ cho bà bầu), rửa sạch khu vực mang cá
- Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40’ cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá, bóp nhuyễn.
- Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nấc bé nhất, không được ngoáy thì cháo sẽ tự chín mà không bị khê. Hầm gạo khoảng 1h là chín.
Sau khi sơ chế các nguyên liệu trên, để có món cháo cá chép thành phẩm chúng ta có 2 cách như sau:
Cách 1: Đối với những người ăn được đồ tanh (tức là khôngnghén ngẩm gì):
Cháo chín ta thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương răm vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả rau ngải vào cho lá ngải chín thì có thể ăn được.
Cách 2: Đối với các bà mẹ đang nghén (mà nghén thì hay sợ mùi tanh):
4 củ hành khô ta bằm nhỏ, cho dầu ăn vào chảo đợi cho sôi phi thơm hành lên xào thịt cá cho săn, trong lúc xào nhớ nêm ít gia vị. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Rau mùi và thì là thái nhỏ, khi nào ăn rắc vào cháo cá.
2. CHÁO LƯƠN – mát cho cơ thể, tránh đổ máu cam
Nguyên liệu:
- 300g lươn tươi sống
- 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp
- Nước dùng (nước hầm xương, nước luộc gà)
- Gia vị, hạt nêm
- Hành khô 3 củ
- Mùi ta, thì là, rau răm
Chế biến:
- Lươn không được mổ mà chỉ rửa sạch nhớt, luộc chín, gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng lươn (cục máu này là thứ bổ nhất của con lươn), phi thơm hành khô bằm nhỏ rồi xào thịt lươn nên, nêm ít gia vị.
- Xương lươn giã nát lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo (cách nấu cháo gạo như nấu cháo cá chép).
- Cháo chín thả thịt lươn xào thơm vào trộn đều
- Rau thơm thái nhỏ, lúc ăn rắc vào cháo.
3. TRỨNG GÀ XÀO LÁ NGẢI – an thai, da bé trắng hồng
Nguyên liệu:
- Lá ngải tươi 1 nắm to
- Trứng gà ta 2 quả
- Gia vị
- Hành khô
Chế biến:
- Phi thơm hành khô bằm nhỏ, cho lá ngải đã rửa sạch và ráo nước vào xào nhanh tay, nêm gia vị cho vừa miệng. Khi ngải đã tái cho thêm ½ bát ăn cơm nước vào đợi nước sôi trở lại
- Đập trứng gà vào nồi ngải, đảo đều tay cho trứng quyện với lái ngải tầm 5’
- Ăn nóng.
4. TRỨNG GÀ HẤP LÁ MƠ – nhuận tràng, ổn định men tiêu hóa trong dạ dày
Mùa xuân lá mơ đang non, món trứng gà hấp lá mơ sẽ rất bổ không chỉ cho người thường mà cho cả bà bầu. Đây là món ăn dân dã nhưng tác dụng giải nhiệt rât hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Lá mơ 1 nắm vừa
- Trứng gà ta 2 quả
- Gia vị
- Lá chuối tươi 2 miếng to bằng tờ giấy A4
Chế biến:
- Lá mơ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát, trộn cùng trứng gà, thêm chút hạt nêm Knorr
- 1. cho vào bát, hấp vào nồi cơm lúc vừa nảy sang nút warm hoặc hấp cách thủy
2. bắc chảo lên bếp cho ráo nước, trải miếng lá chuối thứ nhất xuống chảo, dàn đều trứng trộn lá mơ lên rồi úp miếng lá chuối thứ 2 lên trên, đậy vung, đun nhỏ lửa cho trứng chín om là ăn được
Cả 2 cách chế biến này đều k dùng đến dầu ăn hay mỡ, rất tốt cho bà bầu vì bà bầu nên hạn chế bớt dầu, mỡ.
5. CẬT LỢN ÁP CHẢO – tốt cho thận của mẹ, giảm được nguy cơ phù nề trong thai kì
Nguyên liệu:
- Cật lợn 300g
- Gừng 1 củ vừa
- Đường, mắm, hạt nêm
Chế biến:
- Cật lợn bóc màng, xẻ đôi (nhưng k đứt lìa), làm sạch phần màng trắng trong quả cật, khía xéo nhẹ trên bề mặt quả cật
- Gừng thái chỉ
- Nhồi gừng vào trong quả cật, ướp thêm mắm, đường, nêm
- Đun nóng nồi, thả của cật vào cho cháy cạnh 2 mặt của cật, đổ nước ngập quả cật, đun nhỏ lửa đến khi gần cạn hết nước, chú ý vớt bọt, cho thêm ½ thìa đường đun cho cháy cạnh 1 lần nữa. Ăn nóng.
6. GẤC HẤP ĐƯỜNG – bổ sung vitamin A , giúp hình thành thị lực cho bé
Nguyên liêu:
- Gấc 3/4 bát ăn cơm
- Lượng đường tùy khẩu vị của mẹ
Chế biến:
- Trộn gấc với đường, cho hấp cách thủy cho chín
- Ăn nóng
7. CANH CUA RAU MÙNG TƠI – bổ sung canxi
Nguyên liệu:
- Cua đồng 300g
- Rau mùng tơi 1 mớ
- Bột canh tôm 1 gói
Chế biến:
- Cua làm sạch, giã nhỏ cùng 1 củ hành khô nhỏ và chút muối, lọc lấy nước
- Rau rửa sạch thái nhỏ
- Nước lọc cua nêm thêm bột canh tôm, hạt nêm, đun lửa vừa, vừa đun vừa lấy muôi khuấy nhẹ đến khi gần sôi thì mở vung, đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, lấy muôi rưới nước cua nóng lên gạch cua cho gạch được cứng và đóng thành bánh rồi thả rau.
- Rau chín mềm là có thể ăn được
8. MIẾN CUA BỂ - bổ sung canxi
Nguyên liệu:
- 1con cua bể 350g (nếu tính cả dây buộc cua thì phải mua con cua 700g)
- 2 vắt miến dong
- 2 tai mục nhĩ, 10 tai nấm hương
- Hành khô, dầu ăn, gia vị, hạt nêm, mắm, đường
- Rau thơm: hành hoa, mùi ta, rau răm
- Nước dùng
Chế biến:
- Cua bể rửa sạch vỏ bên ngoài, luộc chín, gõ lấy thịt cua để riêng. Giữ lại nước luộc cua
- Vỏ cua cho thêm nước sôi, lọc 2-3 lần để lấy hết được thịt cua còn sót trong vỏ cua
- Mục nhĩ nấm hương ngâm nở, thái nhỏ
- Miến ngâm nước cho mềm, chuẩn bị ăn thì chần qua nước sôi cho chín tới
- Rau thơm rửa sạch thái nhỏ
- Phi thơm hành khô, xào thịt cua cùng mục nhĩ nấm hương đã thái nhỏ, nêm nếm mắm và gia vị cho vừa
- Nước dùng hòa cùng nước luộc cua, nước lọc cua đun sôi cùng chút gia vị
- Xếp miến đã chần nước sôi vào bát, xúc thịt cua lên trên, rắc rau thơm rồi chan nước dùng
- Ăn nóng
9. CÁ DIẾC HẦM:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Vị ngon, dinh dưỡng phong phú, cá diếc chứa nhiều protein chất lượng tốt, rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi, thai phụ nên ăn nhiều.
Nguyên liệu:
200g cá diếc tươi; 50 nấm hương; 50g măng khô trắng; 40g mỡ heo chín; 20g hành; 25g gừng; một ít muối, một ít tiêu hột.
Cách chế biến:
Cá diếc bỏ vảy, nội tạng, sau đó rửa sạch. Nấm hương dùng nước ngâm cho nở ra, bỏ cuống, rửa sạch, cắt sợi. Măng khô cắt sợi.Cho mỡ vào nồi đun nóng, chiên sơ 2 mặt cá.Cho nước sạch vào trong nồi nấu sôi; cho cá, nấm hương, măng khô trắng, hành, gừng vào; dùng lửa lớn nấu sôi; sau đó hạ lửa nhỏ hầm cho đến khi canh trắng, nêm muối, bột ngọt vào.
10. CÁ CHIM CHUA NGỌT:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu sắc đẹp, thịt cá ngon mềm. Cá chim chứa nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, món ăn còn có công hiệu bổ khí, bồi bổ tinh thần. Thai phụ ăn nhiều có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi .
Nguyên liệu:
500g cá chim tươi, 50g đậu xanh, 50g cà rốt, 50g măng, 50g dầu thực vật, 40g rượu gia vị, 50g hành, bột năng hoặc bột bắp hòa nước, đường, giấm, xì dầu, mỗi thứ lượng thích hợp.
Cách chế biến:
Cá chim bỏ tạp chất, rửa sạch, 2 bên thân cắt thành hình hoa, phết xì dầu và rượu gia vị lên, ướp 30 phút.
Cà rốt, măng tươi rửa sạch, cắt hình quân cờ cùng cho vào trong nước sôi với đậu xanh, vớt ra. Lấy hành nhặt, rửa sạch, để khô, cắt nhỏ.
Cho dầu vào chảo, đợi dầu thật nóng, cho cá chim đã ướp vào, chiên đến vàng óng thì lấy ra, để ráo.
Dầu còn lại trong nồi cho hành vào phi thơm, đổ nước sôi vào.
Sau khi nấu sôi, cho đường, giấm, cà rốt, măng, đậu xanh vào trộn đều, khi sôi, lấy nước rưới lên cá.
11. ỚT ĐÀ LẠT CHUA NGỌT:
Màu đỏ tươi, ngon, mềm. Món ăn có cả vị chua, ngọt, cay và mặn. Ớt chứa nhiều vitamin C, đồng thời có tác dụng chống ung thư, kích thích sự thèm ăn. Món này thích hợp cho thai phụ dùng trong thời kỳ đầu .
Nguyên liệu:
500g ớt Đà Lạt, 30g dầu mè, 35g giấm gạo, 40g dầu thực vật, đường, muối, mỗi thứ lượng thích hợp.
Cách chế biến:
Ớt Đà Lạt rửa sạch, để khô, cắt miếng hình chữ nhật. Cho dầu vào chảo đun nóng, cho ớt Đà Lạt vào xào chín, cho muối và đường vào xào thêm vài phút, thêm giấm vào trộn đều. Cuối cùng cho dầu mè vào.
12. CÁ CHÉP CHUA NGỌT
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu sắc tươi sáng, vị chua ngọt, chứa nhiều protein, chất khoáng và vitamin. Phụ nữ mới mang thai ăn món này có thể thu được chất dinh dưỡng toàn diện.
Nguyên liệu:
350g thịt cá chép tươi; 1 quả trứng gà; 50g tương cà chua; 30g dầu mè; 40g rượu gia vị; 20g tỏi băm; 20g hành cắt khúc; 25g gừng băm; 50g dầu thực vật; đường, muối, bột mì, giấm, bột năng hoặc bột bắp, mỗi loại 1 lượng thích hợp.
Cách chế biến:
Thịt cá chép tươi, nắn thành dạng viên ngói, thêm muối, rượu, gia vị vào trộn đều, ướp 5 phút.
Đập trứng gà vào bát, thêm bột năng hoặc bột bắp và một lượng thích hợp bột mì vào trộn đều thành dạng hồ, đổ lên trên viên cá.
Cho đường, giấm, tương cà chua, hành khúc, gừng, tỏi băm, bột năng hoặc bột bắp và một lượng nước thích hợp vào trong bát, hòa đều thành dung dịch chua ngọt.
Cho dầu vào chảo, đun dầu nóng lên, cho viên cá vào chiên cho đến khi cá vàng óng, hạ nhỏ lửa chiên, chín, vớt ra.
Cho tiếp hỗn hợp chua ngọt đã pha chế vào đun sôi.
Cho viên cá đã chiên chín vào, thêm lượng thích hợp dầu nóng vào xào qua, rồi rưới dầu mè lên.
13. GỎI GÀ VÀ GIÁ ĐẬU
Sau khi chế biến, món ăn trông rất hấp dẫn, màu sắc thanh nhã, thơm ngon.
Nguyên liệu:
250g thịt gà chín bỏ xương,; 100g giá đậu xanh; 30g tương ớt; 15g tỏi giã nhuyễn; xì dầu, đường, muối, giấm, bột ngọt, mỗi thứ lượng thích hợp.
Cách chế biến:
Thịt gà cắt sợi. Giá đậu rửa sạch, ngắt bỏ 2 đầu, dùng nước sôi chần qua. Sau đó vớt ra, thêm một ít muối trộn đều, trải ra cho nguội, cho vào bát lớn, xếp thịt gà lên mặt. Xì dầu, tương ớt, tỏi giã nhuyễn, giấm, bột ngọt, đường… hòa thành nước gia vị. Sau đó, rưới lên thịt gà.
14. CƠM NẤU NƯỚC TRÁI CÂY THẬP CẨM:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu sắc bóng đẹp, vị thơm ngọt. Món này dinh dưỡng toàn diện, chứa nhiều loại chất dinh dưỡng như protein, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin D, vitamin C, canxi, phốt pho, sắt…Thai phụ ở thời kỳ đầu thường ăn có thể đáp ứng nhu cầu về chất dinh dưỡng để bào thai phát triển.
Nguyên liệu:
250g gạo, 250g sữa bò, một lượng đường thích hợp, 100g táo cắt thành hình quân cờ, 25g dứa cắt hình quân cờ, 25g mứt táo cắt hình quân cờ, 25g nho khô, 25g quả mơ xanh cắt hình quân cờ, 25g hạt đào nghiền vụn, 15g sốt cà chua, 15g bột ngô.
Cách chế biến:
Gạo vo sạch, thêm sữa bò và lượng nước thích hợp vào nấu thành cơm nhão, rồi cho lượng đường thích hợp vào trộn đều.Sốt cà chua, táo, mứt táo, dứa, nho khô, mơ xanh, hạt đào tất cả cho vào nồi, thêm đường, lượng nước thích hợp vào, nấu sôi, dùng bột năng hay bột bắp trộn đều, chế thành sa tế thập cẩm.Cơm cho vào trong bát, úp vào trong đĩa lớn, rưới sa tế thập cẩm lên.
15. CHÁO THẬP CẨM:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Thơm ngọt, hấp dẫn. Loại cháo này dinh dưỡng phong phú. Táo tàu chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin C và protein chất lượng tốt… được gọi là vitamin thiên nhiên. Nho khô có công dụng bổ khí, bổ máu, mạnh gân cốt, an thai. Hạt đào là thực phẩm bổ não, có lợi cho trí óc, hạt kê chứa nhiều vitamin B2. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn loại cháo này có thể thu được chất dinh dưỡng hợp lý và toàn diện, có lợi cho sự phát triển các cơ quan của thai nhi.
Nguyên liệu:
200g hạt kê, 100g gạo, 50g đậu xanh, 50g đậu phộng, 50g táo tàu, 50g hạt đào, 50g nho khô, một lượng đường đỏ thích hợp.
Cách chế biến:
Kê, gạo, đậu xanh, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vo, rửa sạch.Đậu xanh cho vào nồi, thêm một ít nước, nấu mềm; sau đó tiếp tục cho thêm nước sôi vào. Cho kê, gạo, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vào, thêm đường đỏ, trộn đều, nấu đến khi chín mềm là ăn được.
16. CHÁO CÀ RỐT:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu trắng, đỏ trông đẹp mắt, cháo đặc sệt, ngon. Cà rốt chứa nhiều carotene và vitamin B1, vitamin B2, niacin, vitamin C, protein, chất béo, đường, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho…, do vậy món ăn này được tán dương là "nhân sâm bình dân".
Nguyên liệu:
100g gạo, 150g cà rốt, 50g thịt băm, 30g dầu thực vật, 40g rượu gia vị, 20g hành hoa, 20g gừng băm, muối, bột ngọt, mỗi thứ một lượng thích hợp.
Cách chế biến:
- Gạo vo sạch, ngâm 2 giờ, vớt ra để ráo, cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ, cắt thành hình quân cờ nhỏ.- Đun nóng dầu, cho hành, gừng vào phi thơm, cho thịt băm và cà rốt vào xào 1 phút, cho rượu gia vị vào, trộn đều, lấy ra.- Nấu sôi nước, cho gạo, thịt và cà rốt đã xào vào nấu sôi, hạ nhỏ lửa đến khi hạt gạo nở như hoa, cà rốt mềm thì nêm muối, bột ngọt vào.
17. CHÁO THỊT NẤU RAU CHÂN VỊT:
Rau chân vịt chứa nhiều vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin A, B, C cao hơn rau thông thường, nên được gọi là "kho báu vitamin"; rau nấu thành cháo, thích hợp cho thai phụ.
Nguyên liệu:
100g rau chân vịt, 50g thịt băm, 100g gạo, 40g mỡ, 50g rượu gạo, một ít muối.
Cách chế biến:
Gạo vo sạch, cho vào nồi, với lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ lửa vừa nấu đến khi gạo gần chín, cho thịt heo băm, mỡ heo, rượu gạo, rau chân vịt, muối vào nấu đến khi cháo chín.
18. CANH GÀ HẠT SEN:
Nếu thai phụ thường bị sinh non, khi mang thai có hiện tượng không muốn ăn, đau lưng hoặc bụng dưới trì xuống, nặng nề, có thể ăn loại canh này để bổ máu, an thai.
Nguyên liệu:
1 con gà, 2 lát gừng, 12 g hạt sen khô, 12g xuyên tục đoạn, 18g dây tơ hồng, 18g a giao, một lượng muối thích hợp.
Cách chế biến:
- Gà rửa sạch, trần qua nước sôi vài phút, sau đó hầm cách thủy.- Hạt sen khô, xuyên tục đoạn, dây tơ hồng cho vào trong túi vải buộc chặt, bỏ vào nồi sành nấu 30 phút.- Đổ nước trong nồi vào bát chưng cách thủy, cho lát gừng và a giao vào, đậy nắp lại chưng cách thủy 3 giờ, nêm muối.
19. CANH LÒNG ĐỎ TRỨNG GÀ NẤU BÔNG CẢI
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Dễ tiêu, ngon miệng. Chứa nhiều protein chất lượng tốt, canxi, vitamin C…
Nguyên liệu:
3 quả trứng gà, 50g bông cải, 50g đậu Hà Lan còn xanh, 30g mỡ heo chín, muối, rau mùi thái nhuyễn, nước dùng, mỗi thứ một lượng thích hợp.
Cách chế biến:
Bông cải rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi nấu sôi, rửa lại nước lạnh, cho vào bát. Trứng gà luộc chín, lòng trắng cắt sợi, lòng đỏ đánh nhuyễn.Đun nóng dầu, cho lòng đỏ trứng vào xào, rót nước dùng vào, cho bông cải, đậu Hà Lan vào nấu chín.
20. CANH CHUA CAY:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Chua cay vừa ăn, khai vị, mạnh tì. Dinh dưỡng phong phú, toàn diện, tỷ lệ hấp thu canxi, sắt cao, chứa nhiều protein chất lượng tốt.
Nguyên liệu:
250g đậu phụ, 1 quả trứng gà, 50g thịt heo luộc, 50g rau chân vịt, 25g rau mùi cắt nhỏ, 20g dầu hoa tiêu, 20g dầu mè, 25g hành cắt nhỏ, 500g nước luộc hay nước dùng, 30g dầu thực vật, bột năng hoặc bột bắp hòa nước, xì dầu, tiêu bột, giấm, bột ngọt, mỗi thứ một lượng thích hợp.
Cách chế biến:
Đậu phụ, thịt heo luộc, mộc nhĩ, măng khô trắng cắt sợi, trần qua nước sôi.Đun nóng dầu, cho hành vào phi, thêm nước luộc, cho 4 loại nguyên liệu đã cắt sẵn cùng rau chân vịt vào. Khi sôi nêm bột ngọt, xì dầu, lấy trứng gà đánh tan đổ vào từ từ. Sau khi tắt lửa cho giấm, dầu hoa tiêu, dầu mè, rau mùi vào.
21. GÀ NẤU LẠC RANG:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu đỏ và trắng chen lẫn nhau, xốp, thơm ngon, mềm. Chứa nhiều protein chất lượng tốt, canxi, phốt pho, sắt và nhiều loại vitamin, thích hợp nhất cho phụ nữ trong thời kỳ mới mang thai.
Nguyên liệu:
250g thịt ức gà, 100g nhân lạc rang, một ít muối, 20g hành cắt nhuyễn, 50g ớt Đà Lạt ngâm, 50g mỡ heo chín, 40g rượu gia vị, đường, giấm, xì dầu, bột năng hoặc bột bắp hòa nước nước dùng, mỗi thứ lượng thích hợp.
Cách chế biến:
Thịt gà thái miếng vừa ăn, thêm muối, bột năng hoặc bột bắp hòa nước vào trộn đều để riêng. Đường, giấm, xì dầu, rượu gia vị, bột năng hoặc bột bắp hòa nước, muối, canh thịt hòa thành chất hỗn hợp.Đun nóng dầu, cho gà vào xào, cho ớt Đà Lạt ngâm đã cắt nhỏ vào. Khi có mùi thơm, đổ chất nước hỗn hợp vào, rắc hành hoa, nhân lạc vào đảo đều vài phút
.
22. Trứng gà XÀO ĐẬU NON:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu sắc đẹp, ngon, giòn. Trứng có tác dụng bổ âm, làm tươi nhuận, bồi dưỡng máu…Củ năng có tác dụng thanh nhiệt. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn sẽ thu được chất dinh dưỡng toàn diện và có lợi cho sự hình thành, phát triển các cơ quan của bào thai.
Nguyên liệu:
200g trứng gà, 50g đậu Hà Lan non, 50g củ năng, 30g jambon chín, 300g cánh gà, 40g dầu thực vật, 30g rượu gia vị; bột năng hoặc bột bắp, bột ngọt, muối, mỗi thứ một lượng thích hợp.
Cách chế biến:
Đậu Hà Lan non nhặt, rửa sạch, trần sơ nước sôi, để nguội; jambon cắt nhuyễn, củ năng bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn, muối, rượu gia vị, bột năng hoặc bột bắp, canh gà vào cùng rồi đánh đều.Đun dầu thật nóng, cho dung dịch trứng đã đánh vào xào nhanh. Khi món ăn đã có dạng hồ, thêm bột ngọt. Sau đó đổ tất cả ra đĩa, rải jambon, đậu Hà Lan non lên.
23. TRỨNG CÚT MỘC NHĨ TRẮNG:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Mộc nhĩ trắng giòn, canh trứng thơm. Mộc nhĩ trắng có công hiệu bổ âm, ra mồ hôi, ngừng ho, bổ dạ dày, bổ phổi, bổ não…; trứng cút bổ khí, lợi máu, thân thể khỏe mạnh, bổ não, hạ mỡ, hạ huyết áp, 2 loại này hợp lại có tác dụng bồi bổ cơ thể ở thời kỳ mới mang thai, có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Nguyên liệu:
20g mộc nhĩ trắng, 250g trứng cút, 15g đường phèn.
Cách chế biến:
- Mộc nhĩ trắng ngâm nước, lặt bỏ cuống, cho vào bát, đổ nước sạch vào, đem hấp. Trứng cút luộc chín, bóc vỏ.- Cho nước sạch, đường phèn vào nồi nấu sôi, sau khi đường phèn tan hết cho mộc nhĩ trắng, trứng cút vào, vớt bỏ bọt là có thể dùng.
24. Thịt bò XÀO DƯA CHUA:
Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Chua, giòn, ngon miệng, có thể kích thích sự thèm ăn. Thịt bò mềm thơm, giàu dinh dưỡng. Phụ nữ ở thời kỳ mới mang thai ăn có thể thu được chất dinh dưỡng toàn diện, nhất là có lợi cho sự phát triển các cơ quan như: hệ thần kinh, xương của thai nhi.
Nguyên liệu:
250g thịt bò, 250g dưa chua, 50g dầu thực vật; đường, xì dầu, bột năng hoặc bột bắp nước, muối, mỗi thứ lượng thích hợp.
Cách chế biến:
-Thịt bò rửa sạch, băm nhuyễn, thêm xì dầu, bột năng hoặc bột bắp và dầu vào trộn đều.-Dưa chua rửa sạch, vắt hết nước, cắt nhỏ để sẵn.-Cho dầu vào trong chảo, nấu nóng lên, cho thịt bò vào xào chín, vớt ra đĩa.-Cho dầu vào chảo đun nón, cho dưa chua vào xào, thêm đường và một ít muối. Cho thịt bò vào trộn đều.
25. Trứng gà 2 quả, ngải cứu 20g.
Cách chế biến: Lá ngải cứu rửa sạch, trứng gà luộc chín bóc bỏ vỏ, hai thứ cho vào nồi, cho đủ nước, đun to lửa cho sôi rồi dùng lửa nhỏ đun tiếp chừng 1-2 giờ là được, cho thêm gia vị, ăn trong ngày, dùng liên tục 7-8 ngày.
Món ăn này có tác dụng ôn kinh an thai, dùng thích hợp cho những thai phụ có các biểu hiện của chứng hư hàn như sắc mặt nhợt nhạt, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng đau gối mỏi, hay có cảm giác khó thở và hồi hộp trống ngực, miệng nhạt, chán ăn, đại tiện lỏng loãng, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt, dễ sảy thai, âm đạo ra huyết lượng ít sắc nhợt... Những trường hợp động thai thể huyết nhiệt thì không nên dùng bài này.
26. Thịt bò 250g, đẳng sâm 30g, hoàng tinh 15g, gừng tươi 4 lát.
Cách chế biến: Chọn loại thịt bò tươi mềm rửa sạch, thái miếng; Các vị thuốc rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, cho đủ nước, dùng lửa to đun sôi rồi tiếp tục hầm nhừ bằng lửa nhỏ chừng 2-3 giờ là được, cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Tác dụng: Bổ khí kiện tỳ, dưỡng huyết an thai. Dùng thích hợp cho thai phụ bị huyết hư biểu hiện bằng các triệu chứng như hay hoa mắt chóng mặt, hồi hộp trống ngực, mệt mỏi, ngủ kém hay mê, sắc mặt nhợt nhạt, chất lưỡi nhợt, thai nhi chậm phát triển... Những thai phụ đang bị sốt do ngoại cảm hoặc đi lỏng lỵ do thấp nhiệt thì không được dùng.
27. Cá diếc 2 con, lá tía tô 15g, sa nhân 6g, gừng tươi 6 lát.
Cách chế biến: Lá tía tô, sa nhân và gừng tươi rửa sạch, cá diếc mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, cho đủ nước, dùng lửa nhỏ hầm thật kỹ khoảng 2-3 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Tác dụng: Kiện tỳ hành khí, hòa vị chỉ ẩu. Dùng thích hợp cho thai phụ tỳ hư khí trệ mà nôn và buồn nôn nhiều, ăn kém, chậm tiêu/táo bón , ngực bụng đầy chướng, mệt mỏi , đại tiện lỏng nát, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt...
28. Cá chép một con 250g, gừng một lát, gạo nếp 200g.
Cách chế biến: Cá luộc chín tẩm rượu rồi cho lát gừng vào cháo nhừ.
Món ăn có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa. Hoặc cá chép để nguyên vảy một con 500g, nấu cùng 150g đậu đỏ cho nhừ để ăn cái và nước. Tác dụng an thai bổ máu, lợi tiểu tiêu thũng.
29. CANH CHUA CÁ HỒI
Nguyên liệu
200g ngạnh cá hồi
50g bông so đũa
50g bông hẹ
50g bông bí
100g lá giang
1/2 thìa súp nước mắm
1 thìa cà phê đường
1/2 thìa cà phê muối
1 thìa cà phê hạt nêm
Thìa là, ớt sừng
Thực hiện:
- Ngạnh cá hồi rửa sạch, để ráo nước Bông bí, bông so đũa rửa sạch, để ráo. Thìa là, bông hẹ bỏ gốc, rửa sạch, cắt khúc
- Lá giang nhặt lấy lá non, rửa sạch, vò nát. Ớt sừng bỏ hạt, xắt lát Nấu sôi 0,5 lít nước, cho ngạnh cá hồi vào nấu, vớt bọt cho nước trong
- Cá chín cho các loại bông và lá giang vào, nêm đường, muối, hạt nêm, nước mắm vừa ăn, nước sôi lại tắt bếp Múc canh ra tô, cho thìa là và ớt lên. Dùng nóng với nước mắm ớt.
30. CHÁO CÁ KHOAI LANG:
Món cháo nấu với cá và khoai lang rất ngon và bổ dưỡng sẽ giúp các bà bầu dễ ăn và đỡ ngấy hơn.
Nguyên liệu:
100g phi lê cá lóc
50g khoai lang
1 củ hành tím
1 chén cháo trắng
700ml nước dùng
1 thìa súp hạt nêm
1 thìa súp dầu ăn
Thực hiện
- Phi lê cá lóc rửa sạch, hấp chín, tán nhuyễn, chừa lại một ít xé to
- Khoai lang gọt vỏ, hấp chín, tán nhuyễn, chừa lại một ít xắt hạt lựu. Hành tím lột vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn
- Phi thơm dầu với hành tím, cho nước dùng và cháo vào nấu sôi. Cho tiếp cá và khoai lang vào, nêm ít hạt nêm, nấu sôi lại là được
- Múc cháo ra tô, cho cá và khoai lên mặt.
31. RIÊU CÁ CHÉP:
Theo niềm tin dân gian, mẹ ăn cá chép lúc mang thai, bé sinh ra môi sẽ đỏ hồng. Cá chép lại nhiều acid amin và can-xi. Cách chế biến sau giúp cá ít tanh, bạn sẽ dễ dùng hơn khi có thai
Nguyên liệu
1 con cá chép (300g)
3 trái cà chua
100g bắp cải
1 thìa súp hành thì là
1 thìa cà phê tỏi băm
1 thìa cà phê hạt nêm
1 thìa cà phê nước mắm
1/2 thìa cà phê đường
1 thìa cà phê nước mẻ
1 thìa cà phê dầu ăn
Thực hiện
- Cá làm sạch, bỏ mang ruột, cắt đôi, ướp hạt nêm và nước mắm, để thấm
- Cà chua xắt múi cau. Bắp cải xắt nhuyễn
- Phi thơm tỏi, cho cà vào xào cho lên màu. Thêm vào một tô nước, nấu sôi
- Khi nước sôi, thả cá và bắp cải vào, nấu khoảng 7 phút cho cá chín, sau đó cho mẻ vào, tắt bếp
- Múc ra tô, rắc hành thì là xắt khúc, ăn kèm với cơm.
32. TÔM NẤU RIÊU:
Những món ăn được nêm nhạt, ít gia vị, hạn chế chiên xào và đặc biệt là có thêm chút gừng sẽ giúp thai phụ dễ ăn và bớt nghén hơn
Nguyên liệu:
250g tôm tươi
2 trái cà chua chín
1/2 thìa súp lá thìa là cắt khúc
1 thìa cà phê hành lá cắt khúc
1/2 thìa cà phê gừng băm
1 thìa cà phê dọc hành lá băm
2 thìa cà phê dầu ăn
1 thìa cà phê hạt nêm
1/3 thìa cà phê đường
Thực hiện
- Tôm lột vỏ, bỏ đầu đuôi Cà chua cắt múi cau
- Phi thơm dọc hành và gừng với dầu ăn. Cho cà vào xào đến khi lên màu, trút 1 tô nước nhỏ vào, nêm hạt nêm và đường
- Khi nước sôi cho tôm vào nấu khoảng 2 phút, cho hành và thìa là vào, tắt bếp.
33. CHÁO SÒ HUYẾT:
Nghêu sò ốc hến vừa giàu canxi, vừa là món khoái khẩu của nhiều bà bầu. Tuy nhiên nên nấu chín kỹ để tránh giun sán và bệnh đường ruột, gây nguy hiểm cho thai nhi
Nguyên liệu:
300g sò huyết
2 thìa súp thịt băm
10g tôm khô
50g gạo
1 thìa súp hành ngò băm
1 thìa súp dầu ăn
1/2 thìa cà phê tỏi
1 thìa cà phê hành tím băm
1 thìa cà phê hạt nêm
1 thìa cà phê nước mắm
Hành phi, tiêu
Thực hiện:
- Sò luộc sơ cạy lấy thịt
-Thịt ướp với hành tím, tiêu và 1/2 thìa cà phê hạt nêm
- Tôm khô rửa sơ. Phi thơm tỏi với dầu ăn, cho tôm và gạo vào xào cho săn hạt gạo, nêm 1/2 thìa cà phê hạt nêm
- Thêm 1 tô nước vào nấu cho đến khi gạo nở bung
- Cho thịt và sò huyết vào, để sôi lại khoảng 2 phút là được
-Múc vào tô, rắc hành ngò, hành phi.
34. MỒNG TƠI XÀO MỰC NÕN:
Món ăn nhiều canxi, vitamin và protein thai phụ ăn vào tốt cho cơ thể đồng thời có thểgiúp bé thông minh, khoẻ mạnh . Ngoài bổ dưỡng món này còn có thể trị táo bón rất hay.
Nguyên liệu:
- 1 bó rau mùng tơi
- 200g mực nõn
- ½ quả ớt chuông
- Nước mắm, gừng, đường, dầu mè đen
Thực hiện:
- Mực rửa sạch khứa vẩy rồng. Ớt chuông, rau mùng tơi rửa sạch thái sợi
- Bắc bếp, phi thơm gừng, cho mực, ớt vào xào nhanh tay. Khi thấy mực vừa cong mình thì cho tiếp mồng tơi vào xào, nêm nước mắm, đường. Tắt bếp, nhắc xuống
- Trút ra đĩa, dùng nóng mới ngon.Ngoài ra, nếu trong suốt thời gian mang thai mẹ nào có bất cứ vấn đề gì liên quan đến dinh dưỡng và sức khỏe có thể gọi tới số điện thoại 1800 59 99 44/1900 54 54 95 để gặp bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng nhé.
Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012
101 món ngon bổ dưỡng cho bà bầu thay đổi
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
thuốc bổ cho bà bầu prenatal dha giá rẻ
Trả lờiXóa