Thứ Sáu, 15 tháng 2, 2013

ĂN DẶM KIỂU PHÁP



ĂN DẶM KIỂU PHÁP


(Bắt đầu từ khi bé được 4-6 tháng)

*Sữa là thức ăn quan trọng nhất trong năm đầu tiên của bé.

*Tránh cho bé ăn muối. Có thể cho ăn đủ các loại glucides như: ngũ cốc, tinh bột nhưng không cho ăn hoặc cho thật ít đường.

*Khi bắt đầu giới thiệu đồ ăn cho bé, không nên thay đổi hàng ngày. Cho bé ăn vài ngày cùng 1 loại đồ ăn để quen vị sau đó mới giới thiệu loại mới.

*Khi mới bắt đầu bé chỉ có thể ăn 1 vài thìa. Lượng thức ăn tăng lên dần theo nhu cầu của bé.

*Phải nhớ cho bé uống Vitamin D (1200-2000 UI/ngày) và Flour (1/4mg/ngày)



TẬP ĂN NGŨ CỐC


Các loại ngũ côc và bột cho trẻ em KHÔNG CHỨA GLUTEN dành cho bé dưới 1 tuổi có thể bắt đầu cho ăn khi bé tròn 4 tháng.

Cho bé ăn ngũ cốc 1 lần/ngày, cho vào bình sữa cuối cùng trước khi bé đi ngủ để có thêm năng lượng dự trữ, bé sẽ không phải dậy để ăn đêm nữa, mẹ cũng được ngủ cả đêm.

Ban đầu cho 2 thìa cà phê bột ngũ cốc ăn liền (lấy dao để gạt ngang lượng bột dư trên thìa, không lấy thìa đầy có ngọn) vào bình sữa cuối. Lượng này có thể tăng lên theo quy tắc : 1 thìa cà phê gạt/ngày/tháng tuổi của bé nhưng KHÔNG QUÁ 9 THÌA. (Bác sĩ của Emilie dặn cho ăn ít thôi, nếu cho ăn theo quy tắc này bé dễ bị béo phì lắm).



TẬP ĂN RAU CỦ

Không cần phải vội vàng bắt bé ăn rau. Tốt nhất là đợi đến khi bé được 5 hay 6 tháng.

Có thể cho rau nghiền vào sữa hoặc cho bé ăn bằng thìa tùy theo bé thích kiểu nào hơn.

Ngày đầu tiên: cho bé ăn từ 1-3 thìa cà phê rau. Sau đó tăng dần lên. Đến tuần thứ 3 hoặc thứ 4: cho bé ăn nguyên 1 hộp/hũ (khoảng 100-130g) (chắc mấy bé tây mới ăn nổi chứ bạn Emilie nhà mình giờ gần 7 tháng rồi vẫn chỉ vài thìa thôi).

Rau củ phải hấp chín hoặc nấu chín mềm, nghiền mịn. Lúc đầu cho bé ăn từng loại rau, củ riêng để cho bé phân biệt mùi vị và xem bé có bị dị ứng với loại nào không. Sau 6 tháng có thể trộn các loại rau với nhau cho bé ăn.

Có thể cho bé ăn rau làm sẵn trong hộp đồ ăn cho bé, rau đông lạnh hoặc làm rau tươi.

* Đồ ăn sẵn đóng hộp cho bé:

Đồ ăn hộp có chất lượng tốt, đa dạng, nhiều kích cỡ để dễ sử dụng. Nó đảm bảo có các Vitamin và không có nitrat. Tuy nhiên nếu cho ăn thường xuyên, bé sẽ có nguy cơ từ chối các loại rau tươi.

Có thể bảo quản được 24h trong tủ lạnh sau khi mở hộp lần đầu (đóng nắp chặt lại).

Loại hộp cho bé trước 6 tháng: đồ ăn được xay nhuyễn mịn

Loại hộp cho bé sau 6 tháng: Đồ ăn thô hơn, có thể có miếng/vụn nhỏ lẫn bên trong.

* Rau tươi:

Khái niệm “tươi” được nói đến ở đây dựa trên lượng Vitamin C. Rau quả mới hái có lượng Vitamin C cao nhất. Vitamin C mất dần đi trong quá trình bảo quản.

Các loại rau có thể cho bé ăn: đậu Pháp (haricot vert) (giống đậu đũa nhưng ngắn khoảng 10-15cm), cà chua (bỏ vỏ, bỏ hạt), rau mùi tây (persil), xà lách, nấm, cà tím, củ cải tím, endives, atisô, cà rốt, súp lơ, súp lơ xanh, bí ngòi (bỏ vỏ và hạt), boa rô (chỉ lấy phần trắng), bí ngô. Hạt đậu Hà Lan cho ăn hạn chế, xay thật mịn.

Không cho ăn cải Bruxelle (đắng lắm) và các loại rau sấy khô.

Tránh cho ăn rau bó xôi và boa rô khi bé mới bắt đầu tập ăn vì 2 loại này rất nhuận tràng, trừ trường hợp bé bị táo bón.

Không cho bé ăn khoai tây khi bé chưa tròn 5 tháng (trừ trường hợp dùng thật ít để làm đặc súp).

Tránh cho bé ăn cà rốt và rau bó xôi tươi trước khi bé tròn 6 tháng vì có lượng nitrat cao. Nên cho ăn đồ hộp.

* Rau đông lạnh:

Rau đông lạnh rất tốt cho mùa đông vì phương pháp này giữ được rất nhiều Vitamin C.



TẬP ĂN QUẢ

15 ngày sau khi bé tập ăn rau, có thể cho bé ăn quả.

Quả hấp chín, nấu chín, nấu bằng lò vi sóng, nghiền mịn, không cho thêm đường.

Sau 6 tháng có thể cho bé ăn 1 ngày quả nấu chín, 1 ngày quả tươi.

Lúc đầu cho bé ăn các loại quả ít chua như: táo, lê, chuối hoặc trộn lẫn táo với lê, táo với chuối. Cho ăn quả vào bữa chiều (giữa bữa trưa và bữa tối).

Cho bé ăn hoa quả theo mùa.

Các loại cam, quýt, bưởi và Kiwi rất giàu Vitamin C nhưng kiwi rất dễ gây dị ứng.

Lê, táo, dâu tây, mơ,… chứa ít Vitamin C hơn. Chuối gây táo bón.

(Cái này cũng có nhiều mẹ hỏi, tớ đã nghiên cứu và theo các chuyên gia dinh dưỡng thì mỗi ngày cha mẹ nên cho con ăn 1 quả chuối. Do trong chuối có chứa nhiều mangan và kali rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu bé ăn quá nhiều chuối có thể gây ra tình trạng tăng kali máu. Khi ấy, bé có thể gặp các triệu chứng bao gồm yếu cơ, tê liệt tạm thời và nhịp tim không đều.
Đặc biệt, hàng ngày bé nhà bạn đã ăn rất nhiều các loại thực phẩm bổ sung vitamin khác mà còn ăn nhiều  chuối sẽ khiến dư thừa hàm lượng vitamin và khoáng chất quá cao. Điều này có thể gây khó khăn rất lớn cho quá trình tiêu hóa. Kết quả khiến bé bị đầy hơi và đau dạ dày.)

TẬP ĂN CÁC SẢN PHẨM TỪ SỮA VÀ PHÔ MAI TƯƠI

Nên dùng các sản phẩm từ sữa dành riêng cho bé, ít protein, giàu sắt, giàu các acid béo thiết yếu và Vitamin. Các sản phẩm này chỉ dùng bổ sung thêm chứ không thể thay thế cho sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Bắt đầu từ khi bé tròn 5 tháng có thể cho ăn các sản phẩm này.

Sữa chua: từ ½-1 hũ/ngày

Petit suisse 30-35% chất béo, fromage blanc: 1 hũ/ngày khi bắt đầu cho ăn (dạng phô mai tươi dùng để ăn như sữa chua nhưng đặc hơn và béo hơn).

Cách quy đổi:

150ml sữa = 1 sữa chua

= 60g fromage blanc

= 30g phô mai

= 4 petit suisse 30g (30% chất béo)



TẬP ĂN THỊT, CÁ, GAN VÀ GIA CẦM

Thịt là thiết yếu trong năm đầu tiên của bé. Tuân thủ các quy tắc như khi tập ăn rau củ.

Từ 6 tháng có thể cho bé ăn thịt (cẩn thận hơn thì bắt đầu cho ăn thịt 1,5 tháng sau khi tập ăn rau. Emilie 6,5 tháng bác sĩ mới bắt đầu cho ăn thịt)

Lượng ăn: Từ 6 tháng: 5g-15g/ngày (5g = 1 thìa cà phê thịt xay)

Sau 8 tháng: 10g-30g/ngày



* Thịt và gia cầm:

Thịt trắng và thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng như nhau.

Tránh cho bé ăn các loại thịt nhiều mỡ như: thịt heo, thịt cừu.

Có thể cho ăn: thịt bê, thịt cừu non, thịt bò, thịt ngựa, jambon trắng không béo.

Đối với thịt gia cầm (như gà, gà Nhật, gà tây,…) thì chỉ cho ăn phần thịt lườn (thịt trắng), và thịt thỏ.

Thường ở đây bắt đầu tập cho bé ăn thịt thì cho ăn thịt trắng trước như thịt gia cầm, thịt bê; khi quen rồi mới cho ăn thịt đỏ.

Chế biến: Thịt phải chín kĩ (luộc hoặc nướng không có dầu mỡ), băm nhỏ và xay mịn. Bé chưa ăn được thô thì phải lọc qua rây vì thịt xay xong vẫn còn sót nhiều mẩu thịt vụn, bé dễ hóc.

Cách quy đổi:

10g thịt = 2 thìa cà phê thịt tươi xay

1 thìa cà phê trong hũ thịt bán sẵn cho bé

Đối với jambon: 1 thìa súp = 10-15g

* Gan:

Các loại: gan bê, gan cừu, gan gia cầm, gan heo đều có thể cho bé ăn.

Chế biến: luộc nhanh, băm nhỏ hoặc nướng không có dầu mỡ.

* Cá:

Cá cũng có giá trị dinh dưỡng như thịt.

Cho bé ăn các loại cá ít béo như: merlan, cá thờn bơn (limande), cá hét(colin/lieu), morou, cá tráp (daurade), cá bơn lá mít (sole), cá hồi sông, cá moruy chấm đen (cabillaud),… (chịu, không dịch được em merlan, morou là em cá gì :P)

Các loại cá béo như: cá ngừ, cá hồi, sardines, hareng,… không được cho ăn trước 2 tuổi.

Mọi người cho ăn cá khá muộn, tầm 7-8 tháng mới bắt đầu cho bé tập ăn.

Chế biến: nấu nhanh. Có thể nấu chung với rau

Quy đổi: 50g cá = 50g thịt



TRONG 1 TUẦN có thể cho bé ăn:

2 lần thịt gia cầm – 1 lần gan – 1 lần cá – 1 lần jambon – 2 lần thịt

Trước 8 tuổi chỉ cho bé ăn 1 BỮA CÓ THỊT (hoặc CÁ/GAN/JAMBON)/ngày

Lượng cho ăn:

6 tháng: 3 thìa cà phê (15g)

Từ tháng thứ 8: 4 thìa cà phê

1 tuổi: 4-6 thìa cà phê


*Trứng (cả lòng trắng và lòng đỏ) không cho bé ăn trước 1 tuổi vì có thể bị dị ứng (chắc dân châu Á mình chả bị đâu ^^)


TẬP ĂN CHẤT BÉO

Có thể cho 1 hạt bơ nhỏ vào rau hoặc cháo/súp (khoảng ½-1 thìa cà phê) sau 6 tháng.





Ăn dặm của trẻ con ở Pháp nói chung

I. ĂN DẶM TỪ THÁNG THỨ 7 ĐẾN 1 TUỔI:

Không dùng muối, ko tốt cho thận bé.
Không dùng bột gạo. Bột gạo chứa nhiều gluten, ko tốt cho đừơng tiêu hóa của trẻ dưới 1 tuổi. Dùng khoai tây là tốt nhất.
Không dùng lòng trắng trứng gà, dễ gây dị ứng.
Dùng thìa nhựa vừa miệng bé, các cạnh tù.
Sữa dành cho bé từ 5 tháng – 1 tuổi. ở Pháp thì vẫn là sữa bột.
Không bế khi cho ăn. Phải ngồi transat hoặc ghế ngồi
Không bao giờ ép ăn, ép bú, đi rong. Bé ko bao giờ chết vì đói, trừ khi nó ở Châu Phí. Bé ko ăn vì nó ko thích hoặc ko đói. Nếu bé ko ăn thì cho ăn cái khác. Thậm chí nhịn 1 bữa, bữa sau bé tất ăn bù và ngon miệng.
Nhìn chung thì trứoc 1 tuổi bé dễ ăn, cho gì ăn nấy. Sau 1 tuổi bé có gu, kén chọn hơn.
Ăn 4 bữa/ngày, ko hơn. Chỉ ăn súp 1 lần vào buổi trưa. Nếu nó uống quá ít sữa vào buổi tối thì cho ăn thêm tí súp buổi tối (từ tháng thứ 9 trở đi). Ko ăn quá nhiều súp buổi tối, hại gan.

1. Tháng thứ 7
Chỉ ăn 1 bữa súp rau trong tháng này. Cách làm:
1-2 củ khoai tây + 1 loại rau : cải, cải cúc, đỗ xanh, xu hào, su su, cà rốt, xà lách, rau ngót, rau muống, rau rền….. Không dùng cà chua, rau thơm. Thái khoảng bằng đốt ngón tay, đổ sấp nuớc, đun sôi khoảng 10 phút, khi thấy chín khoai tây (thừong thì khoai tây lâu chín hơn, vì thế có thế cho rau vào sau khoai tây). Đổ vào bính sinh tố xay nhuyễn.
Lúc mới ăn súp thì bé sẽ chỉ ăn 1-2 thìa thôi, thậm chí chả ăn, vì nó chưa quen, bé chỉ quen uống lỏng như sữa thôi mà. Ko sao. Hàng ngày cứ làm thế cho bé ăn cho quen. Sau đó cho thêm bình sữa. Bé sẽ ăn nhiều dần đến khoảng 2-300g (trên lưng bát tô)
Lúc này nên làm 1 loai rau trong 2 ngày, để nó quen. Ví dụ: hôm nay rau cải, mai cũng rau cải. ngày kia chuyển sang rau khác.
Bố trí bữa ăn: ngày 4 bữa, nên ăn đúng giờ, ko ăn vặt:
Sáng 7-8h: Sữa. Sữa mẹ hoặc bình : khoảng 250ml. Có thể thêm bột ngư cốc cho no lâu chắc dạ, loại dùng pha thêm vào sữa cho baby. Không chứa gluten, đường. Nếu bé bị táo bón thì ko nên dùng.
Khoảng 9-10h, bé ngủ khoảng 1h.
Trưa, 11-12h : Súp rau + Sữa. Nếu ăn được nhiều súp thì giảm sữa đi.
Ngủ trưa khoảng 2-3h.
Chiều : 16h Sữa.
Ngủ chiều tối khoảng 30-1h từ 6-7h.
Tối 7-8h: Sữa. Có thể cho thêm bột ngũ cốc như bữa sáng.
Ngủ đêm : khoảng 8h30-9h. Có thể ngủ muộn hơn nếu lúc chiều tối ngủ đậy muộn họặc ngủ nhiều

2. Tháng thứ 8
Có thể cho thêm 1 miếng Bò cười vào súp khi xay. Ko nấu chín với rau mà cho vào khi xay rau, khoai tây. Rất ngậy và thơm. Chưa nên cho ăn bò cười trực tiếp, cho vào súp thì hay hơn. Mỗi ngày 1 loại rau thay đổi.
Bữa trưa: ăn đặc hoàn toàn. Có thể làm súp rau, sau đó tráng miệng sữa chua hoặc phomát tưoi, phomat trắng (nó sệt như sữa chua) dành cho bé. Nếu ko có thì lấy sữa chua của người lớn ko đường, rồi cho tí tẹo đường cho dễ ăn.
Bữa chiều: Sữa, hoa quả xay hoặc sữa chua, phomát tươi.
Nếu bé ngồi vững thì chuyển sang ăn ở Ghế Ngồi, có tựa, dây buộc, có bàn trước mặt. Bỏ transat. Lúc nó biết ngồi nó sẽ không thích ngồi ngả kiểu Transat nữa. Ghế ngồi có bàn trước mặt, sau này nó sẽ tập xúc luôn. Mỗi khi xúc cho bé ăn thì đũa cho nó luôn cái thìa, nó cầm ngó ngoáy cho quen.
Sau các bữa ăn, có thể cho ăn thêm hoa quả dạng mẩu nhỏ, bánh mỳ. Cho bé gặm, luyện hàm. Nếu có răng rồi thì nó càng thích. Bé chưa có răng nhưng ăn cam, táo, nho rât tốt. Cho vào bát nhựa, đặt cái thìa vào bát cho bé biết. Thuờng thì bé bốc ăn, bày bừa, vứt bẩn lung tung. Kệ nó, ăn xong dọn dẹp rửa sau. Cho bé ăn như thế bé thích, yên cho bố mẹ ăn.

3. Tháng thứ 9
Bắt đầu cho ăn súp thịt : thịt gà nạc, thịt lợn nạc, không nên cho thịt bò, không thơm. Tuần đâu tiên chỉ làm 20g mỗi ngày – khoảng 2 thìa cafe nhỏ. Cho vào cùng khoai tây, rau để đun rồi xay. Tuần thứ 2 thì 30g/ngày. Cứ dung lượng như vậy đến 1 tuổi. Đừng có làm 100g như các nhà khác, bé ko tiêu hóa đựợc đau, lại hại gan thận. Béo chả hay ho gì, miễn khỏe là được.
Nếu buổi tối bé uống hơi ít sữa thì cho ăn thêm tí súp vào buổi tối. làm từ trưa, chia ra 2 bát, 1 bát để đến tối, khỏi phải làm thêm.
Mỗi lần mua thịt về, thái rửa sạch, thái bằng hạt ngô, cho vào nhiều túi nilon nhỏ, để tủ đá. Mỗi ngày nầu thì lấy 1 túi ra, tiện, khỏi phải lach cạch hàng ngày làm.

4. Tháng thứ 10, 11, 12:
Cho ăn thêm cá, tôm. Chọn cá ko xương thì tốt nhất. Ở siêu thị có thể có bán cá lọc sắn 2 cái lườn, ko xuơng. Nếu cá tanh như cá biển, cá nục… thì rán lên rồi hãy cho vào xay cùng rau khoai tây đã nấu chín, để khỏi tanh. Mình hay dùng cá « Colin Alaska, Cabilaud », cá biển nhưng ko tanh, nên nâu luôn cùng khoai tây và rau. Nên ăn cá 2 lần /tuần.
Có thể cho ăn thêm lòng đỏ trứng gà. Nhưng nên theo dõi vì hay dị ứng : mẩn đỏ, đi ỉa. Nói chúng chả cần cho ăn trứng làm gì.
Thử xay thô, nếu bé thích thì cứ thế tiếp tục. Thậm chí lổn nhổn cũng được.
Bắt đầu cho bé thử vài hạt cơm, miếng thịt. nếu bé có răng hoặc thích ăn như vậy thì cứ cho ăn.
Lúc này bé có thể sẽ không ngủ buổi chiều tối nữa. nếu vậy thì cho ăn tối sớm hơn: khoảng 7h . Đi ngủ từ 8h30-9h. Không nên ngủ muộn sau 9h. Hoocmon tăng truởng ở trẻ em hoạt động mạnh khi nó ngủ, trong khoảng từ 9-12h đêm. Vì thế phải đi ngủ sớm.
(Dịch theo tài liệu hướng dẫn ăn dặm của Dr. Vie Le Sage, có bổ sung kiến thức thu thập được của mẹ cháu ^^)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét