Nghiên cứu nhé bạn nấu nướng CT chỉ là 1 phần thôi
Ai cũng biết nấu cháo cả, nhưng muốn nấu ngon, thì phải nấu bằng cách nào?
1. Chiêu thứ nhất: Ngâm gạo
Nên ngâm gạo bằng nước lạnh trước khi nấu cháo khoảng nửa giờ để cho hạt gạo nở ra. Làm như vậy sẽ có lợi:
1/ Tiết kiệm thời gian;
2/ Khi quậy nó sẽ thuận về một chiều;
3/ Cháo sẽ thơm và dẻo;
2. Chiêu thứ nhì: nấu cháo bằng nước sôi
Thông thường, người ta hay dùng nước lạnh để nấu cháo, nhưng với những tay nhà nghề thứ thiệt, họ đều dùng nước nóng để nấu, Tại sao?? Tôi tin chắc bạn đã từng bị dính nồi vì dùng nước lạnh để nấu cháo rồi phải không?
Nếu bạn dùng nước sôi để nấu thì bạn sẽ không bị hiện tượng ấy, mà còn tiết kiệm thời gian hơn nấu bằng nước lạnh.
3. Chiêu thứ ba: Lửa
Trước tiên vặn lửa lớn để nấu cho sôi, rồi vặn lửa nhỏ nấu khoảng 30 phút. Chớ xem thường sự chuyển đổi lửa to hay nhỏ. Nhờ vặn đúng lửa thì cháo mới thơm ngon.
4. Chiêu thứ tư: quậy đều
Vì sợ cháo bị dính nồi, chúng ta thường quậy nồi cháo. Bây giờ dùng nước nóng nấu cháo thì không còn lo chuyện dính nồi nữa thì tại sao chúng ta vẫn phải quậy đều? Thì ra quậy nồi cháo là mục đích cho nó keo lại, từng hạt gạo trông thật no tròn và dẻo.
Kỹ thuật quậy
Lúc đổ gạo vào nước sôi phải quậy vài vòng rồi đậy nắp nồi, cho đến khi chuyển lửa nhỏ nấu khoảng 20 phút bắt đầu quậy liên tục không ngừng khoảng 10 phút và thấy sệt lại thì mới ngừng.
5. Chiêu thứ năm: nhỏ dầu
Nấu cháo mà cho dầu? đúng vậy! sau khi vặn lửa nhỏ khoảng 10 phút thì nhỏ vào một ít dầu salad, bạn sẽ phát hiện chẳng những nhìn thấy cháo bóng láng mà khi ăn vào miệng nó trơn hơn.
6. Chiêu chót: Cháo và vật liệu chia riêng ra nấu
Đại đa số người ta nấu cháo thường có thói quen cho tất cả thịt, cá, rau cải vào nấu chung một nồi. Tiệm cháo chuyên nghiệp thì không làm vậy. Cháo là cháo, vật liệu là vật liệu, chia ra, phần nào nấu thì nấu, luộc thì luộc, cuối cùng bỏ chung vào cũng chỉ nấu không quá 10 phút.
Nấu cháo như vậy mới không sợ bị đục, nhất là thịt và hải sản nên nấu riêng với cháo.
Ai cũng biết nấu cháo cả, nhưng muốn nấu ngon, thì phải nấu bằng cách nào?
1. Chiêu thứ nhất: Ngâm gạo
Nên ngâm gạo bằng nước lạnh trước khi nấu cháo khoảng nửa giờ để cho hạt gạo nở ra. Làm như vậy sẽ có lợi:
1/ Tiết kiệm thời gian;
2/ Khi quậy nó sẽ thuận về một chiều;
3/ Cháo sẽ thơm và dẻo;
2. Chiêu thứ nhì: nấu cháo bằng nước sôi
Thông thường, người ta hay dùng nước lạnh để nấu cháo, nhưng với những tay nhà nghề thứ thiệt, họ đều dùng nước nóng để nấu, Tại sao?? Tôi tin chắc bạn đã từng bị dính nồi vì dùng nước lạnh để nấu cháo rồi phải không?
Nếu bạn dùng nước sôi để nấu thì bạn sẽ không bị hiện tượng ấy, mà còn tiết kiệm thời gian hơn nấu bằng nước lạnh.
3. Chiêu thứ ba: Lửa
Trước tiên vặn lửa lớn để nấu cho sôi, rồi vặn lửa nhỏ nấu khoảng 30 phút. Chớ xem thường sự chuyển đổi lửa to hay nhỏ. Nhờ vặn đúng lửa thì cháo mới thơm ngon.
4. Chiêu thứ tư: quậy đều
Vì sợ cháo bị dính nồi, chúng ta thường quậy nồi cháo. Bây giờ dùng nước nóng nấu cháo thì không còn lo chuyện dính nồi nữa thì tại sao chúng ta vẫn phải quậy đều? Thì ra quậy nồi cháo là mục đích cho nó keo lại, từng hạt gạo trông thật no tròn và dẻo.
Kỹ thuật quậy
Lúc đổ gạo vào nước sôi phải quậy vài vòng rồi đậy nắp nồi, cho đến khi chuyển lửa nhỏ nấu khoảng 20 phút bắt đầu quậy liên tục không ngừng khoảng 10 phút và thấy sệt lại thì mới ngừng.
5. Chiêu thứ năm: nhỏ dầu
Nấu cháo mà cho dầu? đúng vậy! sau khi vặn lửa nhỏ khoảng 10 phút thì nhỏ vào một ít dầu salad, bạn sẽ phát hiện chẳng những nhìn thấy cháo bóng láng mà khi ăn vào miệng nó trơn hơn.
6. Chiêu chót: Cháo và vật liệu chia riêng ra nấu
Đại đa số người ta nấu cháo thường có thói quen cho tất cả thịt, cá, rau cải vào nấu chung một nồi. Tiệm cháo chuyên nghiệp thì không làm vậy. Cháo là cháo, vật liệu là vật liệu, chia ra, phần nào nấu thì nấu, luộc thì luộc, cuối cùng bỏ chung vào cũng chỉ nấu không quá 10 phút.
Nấu cháo như vậy mới không sợ bị đục, nhất là thịt và hải sản nên nấu riêng với cháo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét