Đã không biết bao nhiêu lần bạn định xắn tay vào dọn dẹp cho nhà cửa gọn gàng nhưng rồi vẫn chưa thực hiện được. Lên kế hoạch là sáng chủ nhật sẽ dọn nhà, nhưng sáng thì bận đi họp nhóm, sáng thì phải về thăm gia đình, sáng thì lại vướng cái hội thảo học kỹ năng thuyết trình hấp dẫn…Vậy là căn phòng của bạn vẫn nguyên trạng từ tuần này sang tuần khác. Chờ khi bạn bắt tay thực sự vào làm thì mọi thứ cũng đã rối tinh lên.
Có ai trong các bạn từng là nhân vật chính trong câu chuyện trên chưa? Không riêng gì việc dọn nhà, trong cuộc sống chúng ta trì hoãn rất nhiều công việc, từ những việc nhỏ nhặt đến quan trọng nhất. Bạn có đồng ý với tôi rằng có những việc dường như nhỏ nhặt nhưng chúng ta lại không làm ngay, và trì hoãn, rồi cuối cùng là…không làm? (đi đổ rác, rửa xe, thăm nhà bạn bè…)
Trì hoãn bắt đầu từ đâu?
Một số người nói trì hoãn bắt đầu từ sự lười biếng. Khi bạn lười biếng, bạn sẵn sàng để mọi việc vào một thời điểm khác để thực hiện, và không có nhiều động lực để làm ngay. Điều này chỉ đúng một phần, vì rất nhiều người trong chúng ta không lười biếng (đánh giá tương đối) nhưng vẫn có bệnh trì hoãn.
“Cứ từ từ đã. Tàu còn lâu mới đến mà ” (Ảnh minh họa)
Theo kết luận rút ra từ nhiều chuyên gia tâm lý, trì hoãn có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Không yêu thích công việc:
Khi bạn ghét làm một việc gì đó, bạn sẽ có xu hướng hình thành những luận điểm có vẻ thuyết phục để khỏi làm việc đó. Chẳng hạn như bạn ghét phải đi đổ rác, một số suy nghĩ sẽ hình thành như “thôi, rác vẫn chưa nhiều lắm, để ngày mai đổ/ hôm nay vội quá chắc không đổ kịp rồi, để khi khác vậy/ chiều có nhỏ hàng xóm hay đi đổ rác, để chiều gửi luôn nó cũng được…” Hành động đổ rác ngay lập tức bị trì hoãn một cách rất “hợp lý” – đây cũng chính là điều khiến nhiều người không nhận thức được tác hại của sự trì hoãn và không chịu khắc phục nhược điểm này.
Nhận thấy công việc không khẩn cấp:
Một trong những yếu tố khiến chúng ta hành động chính là tính khẩn cấp, cần thiết của vấn đề. Nếu ngày mai bạn phải nộp báo cáo thực tập thì hôm nay, nếu chưa thực hiện, bạn chẳng có lý do gì để trì hoãn nữa. Ngược lại, những công việc mà việc giải quyết nó chưa thực sự cần gấp cho thời điểm hiện tại lại bị cho vào danh sách trì hoãn, mặc dù đáng lẽ ra thời điểm thực hiện là vào ngay lúc đó. Điển hình cho trường hợp này là phong cách học dồn của các bạn sinh viên. Thời tháng cho chúng ta ôn thi cả tháng, thế nhưng nhiều bạn thừa nhận rằng việc học ôn chỉ dành cho một tuần lễ cuối cùng (có bạn còn để đến sát giờ G mới học).
Việc quá dễ hoặc quá khó:
Rửa bát ư? Loáng cái là xong ấy mà! Để đấy tí mình rửa cho. Nửa ngày sau đống bát đũa mới được giải quyết. Đây là ví dụ cho việc “coi thường” tính chất công việc, và điều gì quá dễ dàng vô hình chung cũng bị trì hoãn do tính chủ quan của mỗi người. Mặt khác, công việc khó khăn cũng có xu hướng bị trì hoãn nhiều, do chúng ta “ngại” giải quyết vấn đề. Việc khó nhằn như viết bài tiểu luận, ôn thi, làm bản báo cáo kết quả công việc…Do cảm thấy mọi việc quá khó khăn, không biết làm bao giờ mới xong mà bạn sẽ thấy “nản” ngay khi chưa bắt tay vào việc. Những công việc này thường chỉ được hoàn thành khi có áp lực từ thầy cô, cấp trên hoặc đến hạn chót phải thực hiện. Và một tin không vui là nếu được làm với quy trình như vậy thì kết quả thường không được hài lòng lắm.
Công việc mang tính chất lâu dài – Không biết phải bắt đầu từ đâu, như thế nào?
“Tớ muốn có một thân hình mảnh mai hơn nữa, phải tập thể dục thôi. Nhưng tập như thế nào cho hiệu quả đây? Thời gian khi nào là phù hợp?/ Tớ muốn học giỏi tiếng Anh nhưng giờ gần mất gốc hết rồi. Phải học lại từ đâu nhỉ? Mua sách gì? Học ở trung tâm nào đây?…” Hầu hết chúng ta khi có ý định thực hiện những kế hoạch – công việc mang tính chất dài hạn, lại thường gặp rào cản bởi những câu hỏi loại “như thế nào? Ra sao? Ở đâu? Mình có làm được không?” Loanh quanh tìm cách giải đáp, cuối cùng câu trả lời chưa tìm ra và kế hoạch nằm chỏng chơ trên giấy. Lòng đầy quyết tâm thì có thể bạn sẽ làm được, còn nếu ý chí đã hơi nguội, bạn có thể sẽ không bao giờ thực hiện được kế hoạch của chính mình. Một yếu tố cần chú ý nữa là bạn có thể bỏ cuộc khi chỉ đi mới một phần chặng đường (lúc đầu học hành hăng hái, đều đặn sau đó thì…).
Ảnh hưởng từ bạn bè, những người xung quanh:
Bạn nghĩ sao nếu ngày kia phải thi cuối kỳ rồi mà 2/3 dân số của lớp vẫn còn “phè phỡn”, chưa ai học được chữ nào? Nếu bạn là người dễ bị ảnh hưởng, xin chia buồn với bạn là bạn sẽ chẳng có lòng nào ngồi vào bàn học khi “thiên hạ” đang rong chơi an nhàn như thế. Sự trì hoãn từ phía người khác, nhất là người thân, bạn bè, đám đông…khiến bạn có xu hướng gây ra sự trì hoãn cho chính mình.
Bạn thân mến,
Những nguyên nhân trì hoãn trên có đúng với bạn? Nguyên nhân gây ra sự trì hoãn của bạn là gì?
Những nguyên nhân trì hoãn trên có đúng với bạn? Nguyên nhân gây ra sự trì hoãn của bạn là gì?
Bài tập dành cho bạn: liệt kê ra những công việc bạn thường trì hoãn và thử tìm nguyên nhân vì sao lại như vậy nhé.
Một hậu quả nào đó do nguyên nhân sâu xa nhưng chúng ta lại nghĩ tác động gần đây nhất của nó. Tác hại của thói trì hoãn cũng như thế, bạn sẽ khó nhận biết được kể cả khi nó gây ra một hậu quả nghiêm trọng. Sự trì hoãn việc khám bệnh khi phát hiện ra một triệu chứng là một trong những ví dụ điển hình đáng sợ nhất cho những trường hợp như thế này.
Sau đây là một vài tác hại phổ biến của trì hoãn:
Sau đây là một vài tác hại phổ biến của trì hoãn:
1. Trì hoãn làm bạn chậm tiến
Thời gian là một thứ tài sản duy nhất được sở hữu như nhau ở tất cả mọi người. Vậy nên, điều quan trọng giúp bạn tiến lên là sự nhanh nhạy, năng động hơn trong mọi việc so với người khác. Nếu bạn định rằng, đầu năm 2 đại học phải đi học ngoại ngữ nhưng đến năm 4 mới học thì có phải bạn đã mất 2 năm để nói ngoại ngữ lưu loát hơn? Bạn có nghĩ là cô bạn cùng lớp đã học xong một khóa giao tiếp và có được một công việc làm thêm khá tốt, trong khi bạn đang chần chừ xem có nên đi học không?
Hoặc bạn nghĩ bản thân đang cần rất nhiều thay đổi, muốn sống tốt hơn, biết nhiều phương pháp làm việc hơn và được tư vấn mua một cuốn sách về đọc, nhưng bạn cứ viện lý do bận rộn, gia đình, bạn bè…và cuốn sách cứ nằm chỏng chơ trên kệ, thì cứ 1 ngày bạn chưa thay đổi tích cực, bạn đang dừng lại đấy. Xã hội luôn tiến về phía trước, còn bạn cứ đứng nguyên nghĩa là bạn đang thụt lùi. Một câu châm ngôn rất kinh điển là “sống là không chờ đợi”. Bất cứ việc gì cần thiết cho sự phát triển của bản thân mà bạn chậm thực hiện, trì hoãn từ ngày này qua tháng khác, bạn không những lãng phí thời gian mà còn tự làm cho mình có xu hướng phát triển chậm lại so với thời đại.
Hãy suy nghĩ kỹ về điều này vì tôi chắc chắn rằng trong chúng ta có rất nhiều người rơi vào tình huống này.
Hãy suy nghĩ kỹ về điều này vì tôi chắc chắn rằng trong chúng ta có rất nhiều người rơi vào tình huống này.
2. Trì hoãn làm giảm hiệu quả công việc
Còn 1 tuần nữa là đến kỳ thi. Kỳ thi gồm 7 môn. Ban đầu bạn lên kế hoạch ôn tập cho mỗi môn 1 ngày. Tuy nhiên vì trì hoãn, cuối cùng bạn chỉ còn 3 ngày cho 7 môn. Như vậy mỗi môn chỉ còn khoảng thời gian ôn là gần nửa ngày. Khỏi cần nói thêm, sự chênh lệch thời gian này cũng cho thấy là hiệu quả ôn tập sẽ giảm rất nhiều so với kế hoạc ban đầu, phải không?
Khi ôn tập với thời gian ngắn như thế, bạn sẽ phải bỏ qua một số phần, tâm lý học tủ, đem phao vào phòng thi bắt đầu xuất hiện. Và hậu quả thì cũng “hên xui” lắm.
Khi ôn tập với thời gian ngắn như thế, bạn sẽ phải bỏ qua một số phần, tâm lý học tủ, đem phao vào phòng thi bắt đầu xuất hiện. Và hậu quả thì cũng “hên xui” lắm.
Trì hoãn ôn thi là một ví dụ điển hình trong muôn vàn trì hoãn trong cuộc đời mỗi con người (bật mí nhỏ là chính tác giả cũng từng trì hoãn như thế), từ đó sẽ có tâm lý học đối phó, kiến thức nắm không chắc và lúc này sự học chẳng còn giữ vai trò quan trọng là cung cấp kiến thức như ban đầu nữa.
Từ ôn thi, sau này chúng ta sẽ có tâm lý trì hoãn về công việc, gia đình, cuộc sống…và hậu quả từ sự trì hoãn trong những lĩnh vực này khiến chúng ta phải đau đầu hơn nhiều.
3. Trì hoãn gây ra các thói quen xấu khác: sự lề mề, không hành động ngay, sự thụ động
Sự trì hoãn là một trong những nguyên nhân gây ra tính thụ động, thiếu quyết đoán trong chúng ta. Hiểu nôm na, sự trì hoãn làm kéo dài thời gian thực hiện một công việc, từ đó làm giảm khả năng phản xạ nhanh nhạy, gây tâm lý chậm chạp trong mọi việc, khiến năng suất công việc giảm. Những ai sắp ra trường hoặc đang tìm kiếm cho mình một công việc hãy cẩn thận nhé, các nhà tuyển dụng rất không thích thói quen này của ứng viên. Một số nhà tuyển dụng chuyên nghiệp còn dùng các bài kiểm tra để thử phản ứng nhanh nhạy, tính quyết đoán của bạn nữa.
4. Hậu quả cao nhất của trì hoãn là không hành động:
Đặc biệt là với những việc “không cấp thiết, cần thời gian nhiều và kế hoạch”. Quay trở lại với việc học ngoại ngữ, nếu bạn trì hoãn, đến một lúc nào đó có thể bạn sẽ không tham gia học.
Một số việc bị cho là không cần thiết cũng rơi vào tình trạng này.
Với khóa học Hành trình Delta, DeltaViet đã nhận rất nhiều đơn đăng ký khóa học của các bạn nhưng sau đó một số bạn lại nói là bận học, không có thời gian, hứa một tháng sau sẽ đăng ký. Và một tháng sau thì sao? Các bạn hủy luôn đơn đăng ký của mình, cũng vì những lý do trên (mặc dù thiếu thời gian không phải là một lý do quan trọng để chúng ta có thể đưa ra cho trường hợp không làm một việc gì đó)
5. Một số lĩnh vực, trì hoãn gây ra những kết quả tồi tệ: sức khỏe, học hành…
- Thưa bác sĩ, bạn cháu bị sốt nặng lắm ạ, xin bác sĩ giúp cho….
- Bạn cháu bị như vậy bao lâu rồi?
- Dạ gần 1 tuần rồi ạ.
- 1 tuần rồi? Sao không đem bạn đi khám sớm?
- Bạn cháu bị như vậy bao lâu rồi?
- Dạ gần 1 tuần rồi ạ.
- 1 tuần rồi? Sao không đem bạn đi khám sớm?
Chà, tôi chắc rằng sức khỏe là một yếu tố quan trọng và là một phần của cơ thể nhưng tiếc thay nhiều người trong chúng ta không biết trân trọng nó. Mỗi khi triệu chứng đau ốm nào đó xuất hiện, chúng ta thường chủ quan và trì hoãn không chịu đi khám. Cho đến khi chuyện tồi tệ xảy ra. Chúng ta thở không nổi và đến bệnh viện bằng xe cấp cứu. Hẳn bạn biết trong một số chuyện, “1 phút” cũng làm nên lịch sử phải không?
Đọc đến đây, hẳn bạn sẽ phàn nàn rằng “nãy giờ mình biết rồi, trì hoãn muôn thuở ai cũng biết là xấu rồi, nhưng quan trọng là làm sao để khắc phục trì hoãn đây?”
Ừm, đây mới là mấu chốt của vấn đề, phải không?
Ừm, đây mới là mấu chốt của vấn đề, phải không?
Trì hoãn là một căn bệnh thời đại. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải, và chữa được hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức “con bệnh” và phương pháp mà “con bệnh” thực hiện. Ông bà ta có câu “thuốc đăng dã tật”, tuy nhiên chữa bệnh trì hoãn DeltaViet sẽ cung cấp cho bạn một số đơn thuốc rất nhẹ nhàng và thú vị. Thử đối phó với trì hoãn xem nhé:
1. Tập chống trì hoãn với những việc đơn giản:
Hãy thực hành với những việc đơn giản trước. Việc nhà, bài tập nhóm, sửa chữa thứ gì đó…Việc đơn giản không khiến bạn mất nhiều thời gian và tâm trí, do đó chỉ cần bạn cố gắng một chút là rất dễ thực hiện. Ví dụ như giặt áo quần, quét nhà, rửa xe…Tập luyện cho mình tinh thần hăng hái khi làm những việc như thế này, bạn sẽ rèn cho mình sự nhanh nhẹn, tâm lý muốn làm ngay không trì hoãn ở những việc nặng nề hơn (như làm báo cáo, tiểu luận, thực hiện kế hoạch kinh doanh…)
2. Soạn sửa các công cụ chuẩn bị cho công việc bắt buộc phải làm ngay
“Chà, mình phải giải đống bài tập này, mệt quá, biết làm bao giờ mới xong đây? Nản quá…”
Khi chuẩn bị làm một công việc nào đó mà bạn lại có suy nghĩ như vậy thì nguy cơ công việc bị trì hoãn và không được thực hiện là rất cao. Dù cảm thấy việc “khó xơi”, hãy ấn định một giờ cụ thể để làm nó. Đến giờ đã hẹn, đảm bảo là bạn không bị quấy rầy bởi các việc khác. Soạn các dụng cụ để thực hiện công việc ra trước (việc này nhẹ nhàng mà, phải không) để đảm bảo là bạn sẽ thực hiện nó, càng bày ra càng nhiều càng tốt. Sau đó, có thể vì áp lực, bạn sẽ bắt tay vào làm việc, còn nếu không…tham khảo bước 3 nhé
Khi chuẩn bị làm một công việc nào đó mà bạn lại có suy nghĩ như vậy thì nguy cơ công việc bị trì hoãn và không được thực hiện là rất cao. Dù cảm thấy việc “khó xơi”, hãy ấn định một giờ cụ thể để làm nó. Đến giờ đã hẹn, đảm bảo là bạn không bị quấy rầy bởi các việc khác. Soạn các dụng cụ để thực hiện công việc ra trước (việc này nhẹ nhàng mà, phải không) để đảm bảo là bạn sẽ thực hiện nó, càng bày ra càng nhiều càng tốt. Sau đó, có thể vì áp lực, bạn sẽ bắt tay vào làm việc, còn nếu không…tham khảo bước 3 nhé
3. Trì hoãn tích cực để lấy lại cảm hứng làm việc:
Bạn có thấy là rất nhiều khi bạn muốn làm việc nhưng chẳng tài nào tìm ra cảm hứng cho mình? Bạn không thể tập trung được? Vậy thì hãy ngưng công việc một lát, làm một vài động tác thư giãn lấy cảm hứng cho công việc. Ví dụ như đi dạo, tự pha cho mình tách trà, đọc một truyện cười, vẽ vài hình ảnh vui nhộn về công việc sắp làm và chú thích một bình luận hài hước – bạn sẽ lấy thêm sự sảng khoái cho công việc của mình.
4. Khoe khoang với người khác về kế hoạch của bạn
Nếu bạn chuẩn bị đi học thêm ngoại ngữ hay thực hiện một kế hoạch đặc biệt nào đó, đừng ngần ngại khoe chúng với bạn bè của bạn! Họ sẽ như một người giám sát ngẫu nhiên và bạn “phải làm thôi, lỡ nói với tụi nó rồi, không làm thì mặt mũi nào mà gặp tụi nó đây?”.
5. Chia nhỏ công việc
Nếu công việc quá phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức, đừng dại dột mà đâm đầu làm ngay! Bạn sẽ rất dễ nản lòng, mất tập trung khi phải thực hiện một việc gì đó trong thời gian quá dài. Hãy lên kế hoạch, chia nhỏ công việc cho từng khoảng thời gian (đừng để các khoảng thời gian này cách nhau quá lâu vì đó cũng tạo cơ hội cho trì hoãn xuất hiện) và hoàn thành từng bước một. Điều này đảm bảo chất lượng công việc và bạn cũng không quá bị áp lực từ khối lượng công việc đồ sộ đem lại.
6. Tìm ra khía cạnh tích cực, thú vị của công việc
Thường chúng ta dễ có tâm lý trì hoãn với những việc “khô khan, nhàm chán”. Nếu bạn không thể tránh khỏi phải thực hiện chúng, cách tốt nhất là tìm ra khía cạnh thú vị, hấp dẫn của công việc – đây sẽ là động lực rất lớn tăng cảm hứng cho bạn. Thay đổi không gian làm việc, học tập, đi một con đường khác, ngẫm nghĩ về yếu tố hài hước mà công việc có thể đưa lại. Chẳng hạn như bạn phải chuẩn bị một bài thuyết trình, và toàn những số liệu khô khan, hãy thư giãn bằng cách làm nền những slide đầy màu sắc một chút, thử tưởng tượng đối tượng nghe bài thuyết trình của mình sẽ là những chú thỏ vui vẻ, đáng yêu…
7. Hình dung ra kết quả tốt đẹp
“Khi mình làm xong việc thì sẽ thế nào nhỉ? Ồ, mọi người chắc ngạc nhiên lắm đây. Mình sẽ trông rất tuyệt. Làm xong việc này mình sẽ được nghỉ ngơi, thư giãn – Cố lên!” Bạn cũng có thể để ra hình thức thưởng phạt cho sự trì hoãn của mình, điều này làm cho công việc bạn làm trở nên đặc biệt và hứng thú hơn.
8. Đừng để thời gian chết: không có cơ hội cho sự chờ đợi
Tập cho mình cách sử dụng thời gian mọi lúc mọi nơi – đừng để những khoảng lặng thời gian chỉ để ngồi suy nghĩ chuyện lan man, hối tiếc quá khứ, hay mơ mộng những chuyện trên sao Kim, sao Hỏa…Khi bạn làm việc gì đó đòi hỏi khoảng thời gian để chờ đợi, hãy tận dụng để làm việc gì đó (ví dụ như trong khi chờ tàu ở nhà ga, bạn có thể tranh thủ xóa tin nhắn trong hộp thư đến, đọc một vài trang sách…). Thói quen này khiến bạn thấy quý trọng thời gian hơn, và bệnh trì hoãn cũng được giảm bớt.
9. Ghi chú mọi việc và để nơi dễ thấy để bị ám ảnh
Mỗi buổi sáng, hãy dành ra khoảng 10 phút để vạch ra những việc cần hoàn thành trong ngày. Dán ghi chú công việc ở những nơi dễ thấy để đảm bảo bạn không quên thực hiện và như một lời nhắc nhở ngầm cho mình. Sự nhắc nhở sẽ trở thành ám ảnh và – làm thôi, không thể trì hoãn được nữa rồi!
Bạn thân mến,
Thuốc sẽ không công hiệu khi người bệnh không sử dụng. DeltaViet hi vọng bạn sẽ áp dụng những lời khuyên trên vào cuộc sống của mình và từ bỏ được thói trì hoãn. Trong quá trình áp dụng, bạn sẽ nghĩ ra thêm nhiều biện pháp hay ho nữa đấy.
Thử đi – Đừng trì hoãn nhé ^^
Thử đi – Đừng trì hoãn nhé ^^
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét