Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trên một chiếc máy bay đang bay đâu đó ở Châu Âu, và rồi một động cơ rơi ra khỏi một bên cánh. Bạn muốn người phi công phản ứng như thế nào? Bạn có muốn người phi công nói: “Hãy bình tĩnh và thắt dây an toàn vào! Việc này hơi khó chịu nhưng chúng ta sẽ về nhà an toàn!”
Hay bạn muốn anh phi công chạy lên chạy xuống lối đi và la lên: “Tất cả chúng ta có thể chết!”. Người nào làm cho bạn bình tĩnh và cảm thấy an toàn hơn?
Bây giờ hãy suy nghĩ về cuộc sống hàng ngày của bạn và bạn là người phi công của chính mình. Bạn sẽ tiếp cận theo cách nào để giải quyết những vấn đề của mình: “Chúng ta sẽ tìm được cách” hay “Tất cả chúng ta có thể chết!”. Điều này cho thấy sự cần thiết của một suy nghĩ tích cực. Nó không đảm bảo kết quả chắc chắn nhưng nó làm cho bạn chọn lựa được cơ hội tốt nhất.
Những người thất bại thì cứ tập trung vào những điều không thể thực hiện được cho đến khi họ chỉ thấy điều không thể thực hiện. Những người suy nghĩ tích cực thì nghĩ đến cái có thế. Nhờ tập trung vào khả năng có thể, họ làm cho sự việc xảy ra.
Suy nghĩ tích cực hình thành tiềm thức của bạn như thế nào?
Tiềm thức là một sự chọn lọc tất cả ý nghĩ của chúng ta. Suy nghĩ chung của tất cả chúng ta đã tạo ra những hành vi tiềm thức mạnh mẽ nhất.
Để hiểu hơn tư duy tích cực, chúng ta cần một bức tranh về tiềm thức. Hãy tưởng tượng não bạn được chia ra làm hai phần ở trên và ở dưới. Phần trên là ý thức, chứa những ý nghĩ thoáng qua của bạn. Phần dưới là tiềm thức của bạn. Trong tiềm thức của bạn chứa những chương trình khác nhau mà bạn có từ khi được sinh ra - như hơi thở và hệ tiêu hóa – và những chương trình mà bạn tạo ra – như đi bộ và nói chuyện.
Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn đang học lái xe. Mỗi lần bạn đến gần một góc đường, một ý nghĩ sẽ hiện lên ở phần trên của não bạn: “Hãy nhấc chân phải ra đi, di chuyển sang trái 12 cm, và đạp nhẹ pê-đan”. Vì bạn cứ tiếp tục có ý nghĩ đó trong một thời gian dài, bạn sẽ hình thành một chương trình tự động và bạn phanh không cần phải suy nghĩ. Chương trình này bắt nguồn từ phần dưới của não bạn - tiềm thức của bạn. Bạn có một chương trình tiềm thức mới.
Điều này giải thích tại sao khi đã lái xe giỏi, bạn có thể lái xe về nhà và tự nhủ: “ Mình thậm chí không nhớ là đang lái xe nữa!”. Tiềm thức của bạn làm tất cả mọi chuyện. BẤT KỲ Ý NGHĨ CÓ Ý THỨC NÀO ĐƯỢC LẶP ĐI LẶP LẠI MỘT THỜI GIAN THÌ SẼ TRỞ THÀNH MỘT CHƯƠNG TRÌNH.
Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có một ý nghĩ nào đó trong một vài năm như: “Tôi lúc nào cũng cháy túi?” Bạn lập nên một chương trình và không cần phải suy nghĩ một cách có ý thức ý nghĩ đó nữa. Không cần cố gắng có ý thức nào bạn cũng có thể làm cho mình trở thành rỗng túi.
Cái này liên hệ với suy nghĩ tích cực như thế nào? Đơn giản thôi. Chúng ta có khoảng 50.000 ý nghĩ mỗi ngày. Đối với tất cả chúng ta, đa số là những ý nghĩ tiêu cực: “Mình đang mập ra! Mình có trí nhớ tồi. Mình không thể thanh toán chi phí được. Mình chẳng làm nên chuyện gì”.
Đối với những suy nghĩ tiêu cực, chúng ta sẽ có hành vi tiềm thức như thế nào? Đa số những hành vi tiêu cực sẽ hủy hoại cuộc đời và sức khỏe của ta mà ta không kịp suy nghĩ.
Người ta tự hỏi tại sao họ bị cháy túi và đau khổ, nhưng chính họ tạo ra khuôn mẫu tự động của riêng họ xuyên qua những ý nghĩ lặp đi lặp lại của họ. Cũng giống như cách chúng ta lập trình cho chính mình lái xe mà không cần nghĩ, chúng ta có thể lập trình cho mình đến trễ, khổ sở hay túng thiếu mà không cần suy nghĩ. Và rồi chúng ta đổ lỗi cho Chúa Trời.
Và bây giờ là điều thú vị nhất. Khi bạn hiểu về những khuôn mẫu tiềm thức, bạn hiểu ra là không ai buộc phải trở thành người thất bại. Tương lai của bạn tùy thuộc vào những suy nghĩ có ý thức của bạn. Khi bạn bắt đầu áp đặt kỷ luật cho trí óc của mình, những ý nghĩ có ý thức mới của bạn tạo ra những chương trình tiềm thức mới. Giống như cách bạn hình thành thói quen lái xe hơi, bạn có thể phát triển hành vi tiềm thức để trở nên thành công hơn. Nhưng cần phải biết suy nghĩ một cách có kỷ luật… và cần có một khoảng thời gian.
Giả sử Fred tham gia một khóa học có tác dụng lên dây cót tinh thần và bắt đầu học cách suy nghĩ tích cực. Fred nói: “Tôi sẽ thay đổi đời mình!”. Anh ta viết ra một số mục tiêu vào sáng thứ hai… “Phải được đề bạt, mua một chiếc Rolls Royce, mua lại tháp Effeil…” và rồi trong tuần anh ta cứ suy nghĩ tiêu cực. Kết quả là vào thứ sáu anh ta nói: “Cái kiểu suy nghĩ tích cực này chẳng làm nên trò trống gì!”
Anh ta có lẽ đã giảm từ 48.000 ý nghĩ tiêu cực xuống còn 47.500 và không tin là mình đã trật vé số, đã không chữa được chứng đau khớp của mình và thôi không còn cãi nhau với vợ nữa.
Chỉ suy nghĩ tích cực trong một ngày thôi chưa đủ. Rèn luyện trí óc cũng như rèn luyện chân tay. Nếu cử tạ 20 cái rồi chạy đến gương xem nó có thay đổi gì không thì bạn sẽ chẳng thấy gì. Nhưng tập suy nghĩ đúng trong vài tháng thì bạn sẽ thấy được những thay đổi lớn lao trong đời bạn hơn là trong cái phòng tập thể dục. Làm trong sạch suy nghĩ của bạn là một công việc lâu dài. Đó là một công việc vĩ đại! Và rằng chúng ta không hề biết mình đang suy nghĩ tiêu cực nên thay đổi được điều này còn khó hơn…
Nếu bạn muốn kiểm tra suy nghĩ của mình, bạn hãy kiểm tra cuộc sống của mình. Sự thịnh vượng, hạnh phúc và chất lượng những gì thuộc về bạn, và cả sức khỏe của bạn cũng phản ánh suy nghĩ có ý thức thường trực của bạn.
ĐÚC KẾT
Fred nói: “Tôi làm sao thì nghĩ vậy bởi vì cuộc sống của tôi chẳng ra gì!”. Không Fred à, cuộc sống của cậu chẳng ra gì vì cậu nghĩ sao thì làm vậy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét