Bạn muốn khai sinh cho bé mà không có tên chồng là không phù hợp với quy định của pháp luật nên không thể thực hiện được.
Khoản 2 Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam”.
Theo đó, nếu vợ chồng bạn cùng đăng ký thường trú tại Pháp thì việc ly hôn của vợ chồng bạn được tiến hành theo quy định của pháp luật nước Pháp. Trong trường hợp, chồng bạn thường trú tại Pháp nhưng bạn vẫn đăng ký thường trú tại Việt Nam thì bạn có thể về Việt Nam để tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, "vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn". Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể làm đơn khởi kiện ly hôn gửi tòa án cùng các chứng cứ kèm theo (giấy đăng ký kết hôn, hộ chiếu,....) để được tòa án giải quyết ly hôn mà không cần có sự đồng ý ly hôn của chồng bạn. Tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì tòa án quyết định cho ly hôn.
Nơi giải quyết ly hôn cho bạn là tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn cư trú.
Về đăng ký khai sinh cho con: Giữa bạn và chồng bạn đã đăng ký kết hôn tại Việt Nam nên theo quy định tại Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình “con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”. Dù trên thực tế bé là con riêng của bạn, nhưng về mặt pháp lý thì bé là con chung của vợ chồng bạn do sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nên chồng bạn được xác định là cha của bé và được thực hiện quyền làm cha của mình, trong đó có quyền đứng tên người cha trong Giấy khai sinh của bé.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 50 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch thì "trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh để trống”. Điều này có nghĩa là khai sinh cho con ngoài giá thú thì có thể bỏ trống phần ghi về người cha, còn trường hợp khai sinh cho con trong thời kỳ hôn nhân thì bắt buộc phải ghi đầy đủ về người cha và người mẹ.
Như vậy, việc bạn muốn khai sinh cho bé mà không có tên chồng bạn là không phù hợp với quy định của pháp luật nên không thể thực hiện được.
Tuy nhiên, tại Điều 43 Bộ luật dân sự quy định: “Người được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mình không phải là cha, mẹ hoặc là con của người đó”. Theo đó, sau khi đứa trẻ được sinh ra tại Việt Nam, bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án xác định chồng bạn không phải là cha của con bạn trước khi tiến hành thủ tục khai sinh cho bé. Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn cư trú.
Sau khi có bản án của Tòa án xác định chồng bạn không phải là cha của con bạn thì Giấy khai sinh của bé sẽ không có tên chồng bạn và bé sẽ mang họ của bạn.
haha cái này hay
Trả lờiXóaTac dung cua nam linh chi