Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Tạm biệt răng đau nhờ nhánh gừng hiệu nghiệm của ông xã


(Cách chữa bệnh) - Chẳng hiểu sao từ ngày sinh con đến giờ, răng lợi của em chán lắm, yếu hơn trước rất nhiều ý. Trước đây em cũng thỉnh thoảng bị đau răng và nghi là sâu răng, nhưng vì tình trạng không nghiêm trọng lắm nên em chưa chịu đi khám răng. Rồi có bầu, thế là việc khám răng cũng phải hoãn lại. Từ sau khi sinh, không biết có phải do không kiêng khem cẩn thận hay không mà em rất hay bị buốt răng.
 Mấy hôm trước, trong lúc đang ăn bánh bao, em nhai thế nào mà đánh cộp một cái, nhặt ra tưởng hạt sạn to, hóa ra mảnh răng của em bị vỡ. Khỏi phải nói em đã lo lắng đến mức nào.
Y như em đã lo ắng, ngay ngày hôm sau, răng em nhức buốt và đau vô cùng, nhất là những khi em ăn đồ ăn lạnh hoặc uống nước lạnh.
Anh MH
Hôm sau, răng em nhức buốt và đau vô cùng, nhất là những khi em ăn đồ ăn lạnh hoặc uống nước lạnh.
Em đang nuôi con nhỏ, lại chưa cai sữa cho con nên chẳng dám đi chữa răng, uống thuốc giảm đau cũng không dám. Vậy là cả ngày cứ ngồi ôm răng chịu trận. May sao hôm đó chồng em đi công tác về, anh trách em sao không gọi điện cho anh, vì anh có những bài thuốc dân gian chữa răng hay lắm, mà cũng không lo tác dụng phụ vì toàn dùng thảo dược thôi. Thế là em ngoãn ngoãn thực hiện theo một số cách thức trị đau răng của chồng. Hiệu quả lắm nhé chị em à. Cảm ơn ông xã thông thái mà em cũng bớt được những cơn đau răng kinh khủng.
Thế là em tranh thủ “phỏng vấn” chồng em về tất tần tật những bí quyết trị đau răng mà chồng em biết để chia sẻ với mọi người, để nếu ai đau răng mà chưa kịp đi khám, hoặc những ai có con nhỏ không thể thoải mái đi chữa răng như em thì có thể áp dụng để giảm những cơn đau khó chịu một cách ngay tức khắc.
Anh MH
Bột gừng hòa thêm một chút nước cho sền sệt, rồi chấm vào vùng răng bị đau.
- Trộn hỗn hợp bột gừng và ớt sừng đỏ với nhau, hòa thêm một chút nước cho sền sệt, sau đó lấy tăm bông chấm hỗn hợp này vào vùng răng bị đau. Nên chấm lên trên răng để tránh gây kích thích cho vùng lợi. Nếu không có hai loại gia vị này thì có thể dùng riêng từng loại để hòa với nước thành hỗn hợp sền sệt như trên.
- Cho một cục đá nhỏ vào túi ny-lông, dùng chiếc khăn mỏng bọc chúng lại và đặt lên chỗ miệng bị sưng đau trong vòng 15 phút nhằm làm tê dây thần kinh.
- Pha một thìa bột canh muối vào cốc nước ấm rồi lấy súc miệng trong vòng 30 giây thì nhổ bỏ. Nước muối có tính kháng khuẩn nên sẽ làm sạch quanh răng và làm sạch các chất gây sưng lợi. Có thể súc miệng liên tục đến khi đỡ đau.
- Cho một muỗng lá bạc hà khô vào một ly nước sôi và ngâm khoảng 20 phút. Sau khi trà nguội, dùng chúng để súc miệng, có thể uống luôn sau khi súc miệng xong. Có thể súc miệng liên tục đến khi đỡ đau.
Ảnh MH
Gừng vàng tươi cạo sạch vỏ, cắt lát khoảng 2 - 3g, cho vào miệng nhấm nhẹ cho dập rồi chuyển sang bên có răng đau.
- Gừng vàng tươi cạo sạch vỏ, cắt lát khoảng 2 - 3g, cho vào miệng bên không đau răng, đập nhẹ cho dập rồi chuyển sang bên có răng đau, chỉnh cho miếng gừng nằm trên mặt răng, nhấm nhẹ cho tiết nước cay, thỉnh thoảng lại chuyển vị trí miếng gừng đến tất cả các răng đau.
- Dùng mấy nhánh tỏi, nghiền nát, trộn thêm một ít muối và đắp vào vùng răng bị đau. Tỏi có tính sát trùng và do đó, sẽ phần nào giúp chữa lành các bệnh nhiễm trùng, kể cả chứng đau răng.
- Pha nước soda với nước thường để súc miệng. Nước soda được coi là có thể giảm đau răng tạm thời. Hoặc nếu không, chị em cũng có thể thay thế nước soda bằng rượu whisky. Mỗi lần súc miệng khoảng vài giây, làm vài lần như vậy trong ngày.
- Một cách khác cũng có hiệu quả là trộn mù tạt với bột nghệ. Sau đó dùng hỗn hợp này bôi lên vùng răng nướu bị đau. Hỗn hợp này sẽ làm giảm viêm và đau quanh răng.
Anh MH
Ngắt một cành của cây Cành giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau.
- Ngắt một cành của cây Cành giao (còn gọi là cây xương khô), để nhựa tiết ra, dùng bông tẩm nhựa này đặt vào hố răng đau. Nhựa cây có tính sát khuẩn, giảm đau, thường dùng trong dân gian để chữa đau răng, sâu răng.
- Hạt na đập lấy nhân, nghiền nhỏ đặt vào hố răng, sẽ hết đau ngay. Bởi hạt na có tính chất sát trùng, sát khuẩn.
Lưu ý: Các phương thuốc trên chỉ có hiệu quả tạm thời ngay tức khắc thôi, chứ không chữa khỏi hẳn bệnh sâu răng và đau răng. Nên là sau đó chị em vẫn phải đến nha sĩ đấy nhé.
Mai Linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét