Sau khi đăng nhập, người tham gia sẽ duyệt hồ sơ mô tả chi tiết công việc cũng như số tiền mà các doanh nhân cần. Khi quyết định được người họ muốn chia sẻ, họ chọn mức quyên góp, thấp nhất là 25 USD. Số tiền đó sẽ được chuyển đến tay chủ nhân thông qua những đối tác hoạt động phi lợi nhuận của Kiva ở các nước.
Vợ chồng Matt và Jessica Flannery cùng Premal Shah đã thành lập Công ty Kiva tại San Francisco (Mỹ) để quyên góp hàng triệu USD cho những doanh nhân gặp khó khăn ở bất cứ đâu trên thế giới.
Kiva, có nghĩa "đoàn kết" theo tiếng Bantu ở Đông Phi, tạo điều kiện cho bất cứ ai sử dụng máy tính kết nối Internet cũng có thể trở thành người đóng góp nhỏ.
Sau khi đăng nhập, người tham gia sẽ duyệt hồ sơ mô tả chi tiết công việc cũng như số tiền mà các doanh nhân cần. Khi quyết định được người họ muốn chia sẻ, họ chọn mức quyên góp, thấp nhất là 25 USD. Số tiền đó sẽ được chuyển đến tay chủ nhân thông qua những đối tác hoạt động phi lợi nhuận của Kiva ở các nước.
Tuy nhiên, người tham gia không biếu không mà là cho vay. Shah cho biết sau khi gom đủ tiền để kinh doanh, các doanh nhân thường hoàn trả rất nhanh. Đa số người đóng góp lại dùng khoản tiền thu về đó để đầu tư cho những người khác.
Kiva ra đời trong hoàn cảnh khá thú vị. Tham vọng nghề nghiệp của Matt và Jessica khiến họ phải xa nhau. Không lâu sau ngày cưới, Jessica đến châu Phi làm việc cho một tổ chức về kinh tế vi mô, còn Matt mơ về thung lũng Silicon.
Một lần đến thăm Jessica, Matt đã nhận thấy những gì cô theo đuổi - kinh tế vi mô - và đam mê của anh - công nghệ cao - có thể kết hợp với nhau nhờ Internet. Họ thử nghiệm ý tưởng với bạn bè, người thân và kiếm được 3.000 USD cho một vài doanh nghiệp nhỏ ở Uganda.
Còn hiện Kiva đã cho 15.000 doanh nhân ở 36 nước vay tổng cộng 10 triệu USD. Chi phí hoạt động của công ty cũng dựa trên sự hỗ trợ của người quyên góp. Shah giải thích sức mạnh làm nên thành công của Kiva là nhờ khả năng tiếp thị của anh, vốn kiến thức công nghệ của Matt và trái tim đầy nhiệt huyết của Jessica.
Tuy nhiên, việc đảm bảo khoản tiền được dùng đúng mục đích không dễ. Chẳng hạn, một người ở Campuchia dùng tiền để chi cho đám cưới nhưng đã bị một tình nguyện viên của Kiva ở quốc gia này phát hiện ra.
"10 triệu USD có thể là con số nhỏ bé so với những vất vả của các doanh nghiệp tại các nước nghèo. Nhưng trong 5 năm tới, chúng tôi hy vọng sẽ thu được 150-280 triệu USD", Shah nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét