Trên thế giới, doanh nghiệp, đặc biệt các tập đoàn lớn rất quan tâm đến việc sử dụng mạng xã hội để quảng bá hình ảnh và đem lại lợi ích cho mình.
Theo số liệu thống kê của MCI – Circle Merchant Confidence Index vào tháng 4.2011 thì 70,3% số doanh nghiệp Mỹ sử dụng Facebook cho mục đích kinh doanh. Con số này ở các mạng xã hội khác là Linked In: 58%; Twitter 40%; Youtube 26,8%. Kết quả đem lại là rất to lớn so chi phí bỏ ra. Nếu so sánh với mức quảng cáo truyền hình thì số tiền các doanh nghiệp phải bỏ ra là cực lớn, trong khi đó - sử dụng mạng xã hội là hoàn toàn miễn phí và hiệu quả mang về là rất lớn.
Một ví dụ khá điển hình về việc tận dụng mạng xã hội để quảng bá cho thương hiệu là loạt video do ông George Write, giám đốc tiếp thị của cty Blendtec sáng tạo và đưa lên trang Youtube, đã tạo tiếng vang lớn mà chi phí quảng cáo bỏ ra cực thấp. Trong clip, ông Tom Dickson (CEO của công ty Blendtec) sử dụng nhiều đồ vật khác nhau bỏ vào trong máy xay sinh tố Blendtec để chứng minh rằng sản phẩm của hãng rất bền và tốt.
Tính đến tối 31.8.2011, Cty Blendtec có 109 video clip trên trang Youtube thu hút lượng người xem rất cao. Đặc biệt, clip bỏ Ipad 2 vào máy xay sinh tố Blendtec thu hút hơn 12 triệu lượt người xem, clip xay Iphone thu hút 10 triệu lượt người xem. Tuy còn nhiều tranh cãi về việc quảng cáo có quá khoa trương về chất lượng của sản phẩm không, nhưng mục tiêu quảng bá thương hiệu đã thành công. Blendtec tiếp tục tung ra các clip mới và doanh số sản phẩm của công ty tăng đều. Bài học rút ra là làm tiếp thị trên mạng xã hội không cần quá nhiều tiền. Quan trọng là doanh nghiệp có kịch bản hay, xây dựng video độc đáo, hài hước, gây tò mò để lan truyền nội dung và đạt được mục đích kinh doanh.
Nhiều công ty khác như Zappos và Comcast… cũng đã tận dụng rất hiệu quả Twitter để quảng bá sản phẩm và giải đáp thắc mắc của khách hàng. Họ đã biết sử dụng những nguồn tài nguyên miễn phí, đơn giản để thu về những lợi ích hết sức to lớn.
Không chỉ có các cty mà ngay cả các nhà chính trị nước ngoài cũng sử dụng mạng xã hội để đem lại lợi ích. Tiếp thị truyền thông trên mạng xã hội đóng góp phần khá lớn trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong thời điểm diễn ra tranh cử, ông Obama có 5 triệu bạn bè ảo trên 15 mạng xã hội, 13 triệu email tán thành (subcribers), 8.5 triệu lượt người truy cập vào trang web MyBarackObama.com trong thời gian đỉnh điểm, 3 triệu người tài trợ trực tuyến.
Nếu đem ra so sánh với ứng cử viên đối thủ tranh chức tổng thống Mỹ thời điểm đó là ông John McCain sẽ thấy nhiều con số thú vị. Trong ngày bầu cử, ông Obama có 3 triệu người ủng hộ trên Facebook, ông John McCain chỉ có 600.000. Trên trang MySpace, ông Obama có 859.000 bạn còn ông McCain chỉ có 319.000 bạn. Trên Twitter, ông Obama có 115.623 followers, trái ngược với ông McCain chỉ có 4911. Trên Youtube, 117.873 người bầu chọn cho Obama và 2902 cho ông McCain. Như vậy, ông Obama đã đánh bại ông McCain trên mọi mạng xã hội, và đây là một yếu tố góp phần tạo nên thành công cho chiến dịch tranh cử đưa ông Obama trở thành tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Một ví dụ khá điển hình về việc tận dụng mạng xã hội để quảng bá cho thương hiệu là loạt video do ông George Write, giám đốc tiếp thị của cty Blendtec sáng tạo và đưa lên trang Youtube, đã tạo tiếng vang lớn mà chi phí quảng cáo bỏ ra cực thấp. Trong clip, ông Tom Dickson (CEO của công ty Blendtec) sử dụng nhiều đồ vật khác nhau bỏ vào trong máy xay sinh tố Blendtec để chứng minh rằng sản phẩm của hãng rất bền và tốt.
Tính đến tối 31.8.2011, Cty Blendtec có 109 video clip trên trang Youtube thu hút lượng người xem rất cao. Đặc biệt, clip bỏ Ipad 2 vào máy xay sinh tố Blendtec thu hút hơn 12 triệu lượt người xem, clip xay Iphone thu hút 10 triệu lượt người xem. Tuy còn nhiều tranh cãi về việc quảng cáo có quá khoa trương về chất lượng của sản phẩm không, nhưng mục tiêu quảng bá thương hiệu đã thành công. Blendtec tiếp tục tung ra các clip mới và doanh số sản phẩm của công ty tăng đều. Bài học rút ra là làm tiếp thị trên mạng xã hội không cần quá nhiều tiền. Quan trọng là doanh nghiệp có kịch bản hay, xây dựng video độc đáo, hài hước, gây tò mò để lan truyền nội dung và đạt được mục đích kinh doanh.
Nhiều công ty khác như Zappos và Comcast… cũng đã tận dụng rất hiệu quả Twitter để quảng bá sản phẩm và giải đáp thắc mắc của khách hàng. Họ đã biết sử dụng những nguồn tài nguyên miễn phí, đơn giản để thu về những lợi ích hết sức to lớn.
Không chỉ có các cty mà ngay cả các nhà chính trị nước ngoài cũng sử dụng mạng xã hội để đem lại lợi ích. Tiếp thị truyền thông trên mạng xã hội đóng góp phần khá lớn trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ Barack Obama. Trong thời điểm diễn ra tranh cử, ông Obama có 5 triệu bạn bè ảo trên 15 mạng xã hội, 13 triệu email tán thành (subcribers), 8.5 triệu lượt người truy cập vào trang web MyBarackObama.com trong thời gian đỉnh điểm, 3 triệu người tài trợ trực tuyến.
Nếu đem ra so sánh với ứng cử viên đối thủ tranh chức tổng thống Mỹ thời điểm đó là ông John McCain sẽ thấy nhiều con số thú vị. Trong ngày bầu cử, ông Obama có 3 triệu người ủng hộ trên Facebook, ông John McCain chỉ có 600.000. Trên trang MySpace, ông Obama có 859.000 bạn còn ông McCain chỉ có 319.000 bạn. Trên Twitter, ông Obama có 115.623 followers, trái ngược với ông McCain chỉ có 4911. Trên Youtube, 117.873 người bầu chọn cho Obama và 2902 cho ông McCain. Như vậy, ông Obama đã đánh bại ông McCain trên mọi mạng xã hội, và đây là một yếu tố góp phần tạo nên thành công cho chiến dịch tranh cử đưa ông Obama trở thành tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
N.H tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét