Không gian ấm cúng, khách có mặt ở quán vừa nhâm nhi thức uống, vừa thoải mái trò chuyện bằng tiếng Anh với người phục vụ - các tình nguyện viên người Mỹ.
Những điểm thú vị này đã giúp Master’s Cup Coffee House (B-08 Nam Đô, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phú, Q.7, TPHCM) trở thành điểm hẹn của những bạn trẻ thích luyện tiếng Anh.
Điều đặc biệt ở Master’s Cup Coffee House là mọi hoạt động của quán đều được vận hành bởi các nhân viên người Việt (từ người giữ xe, phục vụ đến bảo vệ) đã được đào tạo bài bản về tiếng Anh. Chủ quán là vợ chồng ông Jerry - bà Barbara. Vợ chồng chủ quán đã cùng 10 người Mỹ khác giúp “lớp học” đặc biệt này trau dồi tiếng Anh và giải đáp những thắc mắc về văn hóa Mỹ bằng lối nói chuyện dí dỏm, hài hước.
Gọi đây là lớp học đặc biệt bởi quá trình dạy và học là những cuộc nói chuyện thân mật ngay tại quán. “Học viên” chính là khách hàng, chủ yếu là giới trẻ. Mỗi người đến đây đều có thể trở thành người dẫn dắt buổi nói chuyện. Nếu “bí”, các thành viên có thể tra từ điển hoặc dùng cử chỉ để diễn đạt chứ không được nói tiếng Việt. “Học phí” là một món thức uống có giá dao động từ 25.000đ - 60.000đ.
Nhằm trau dồi kỹ năng nói chuyện bằng tiếng Anh, kỹ sư trẻ Trần Thanh Hải lên mạng tìm “bí kíp” và vô tình biết đến quán. Những ngày đầu đến đây, Hải luôn ở trạng thái hồi hộp, không chỉ vì phải căng tai căng mắt để nghe người đối diện nói chuyện mà mỗi khi bị hỏi lại, anh vò đầu bứt tai, tay múa lung tung vì không đủ từ ngữ để diễn đạt. Phải đến ba tuần sau, Hải mới hết rụt rè, tích cực góp chuyện. Sau một thời gian ngắn, anh đã trở thành một trong những người “nhiều chuyện” ở quán. Bạn gái của anh cũng đã gia nhập “lớp học” đặc biệt này.
Bạn Lê Quốc Việt (học sinh lớp 12, Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1) dí dỏm: “Nói tiếng Anh ở đây rất thoải mái vì em không sợ giáo viên cho điểm kém hoặc bạn bè chê cười”.
Là cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, ông Jerry muốn quay lại đất nước này để giúp đỡ theo cách của mình. Năm 2000, vợ chồng ông đến Việt Nam làm giảng viên tại một trung tâm ngoại ngữ ở TP.HCM. Thời gian này, Jerry nhận ra sinh viên Việt Nam nắm bắt tốt ngữ pháp tiếng Anh nhưng lại lúng túng kỹ năng nghe nói. Ít lâu sau, ông đã tạo ra một không gian gần gũi, thân thiện để các bạn trẻ luyện nghe, nói tiếng Anh. Từng có kinh nghiệm làm việc tại hãng cà phê danh tiếng Starbucks, ông quyết định lập ra Master’s Cup Coffee House tại Q.10. Nhận thấy mô hình này không chỉ thu hút các bạn trẻ người Việt mà còn có sinh viên Nhật Bản, Mỹ… nên từ năm 2010, ông dời quán về Q.7 để có không gian rộng rãi hơn.
“Gãi đúng chỗ ngứa” của người trẻ nên Master’s Cup Coffee House đang trở thành ngôi nhà chung cho những người muốn học tiếng Anh. Hiện các tình nguyện viên của quán đang tất bật chuẩn bị cho ngày Thanksgiving (lễ Tạ ơn) vào tháng 11. Đồng thời, quán sẽ nâng cấp thư viện thành một câu lạc bộ sách tiếng Anh, thu thập thêm các đầu sách hay để phục vụ khách. Ngày thứ ba và thứ tư hàng tuần, các tình nguyện viên sẽ tổ chức cho khách tranh luận về một chủ đề mới.
Điều đặc biệt ở Master’s Cup Coffee House là mọi hoạt động của quán đều được vận hành bởi các nhân viên người Việt (từ người giữ xe, phục vụ đến bảo vệ) đã được đào tạo bài bản về tiếng Anh. Chủ quán là vợ chồng ông Jerry - bà Barbara. Vợ chồng chủ quán đã cùng 10 người Mỹ khác giúp “lớp học” đặc biệt này trau dồi tiếng Anh và giải đáp những thắc mắc về văn hóa Mỹ bằng lối nói chuyện dí dỏm, hài hước.
Gọi đây là lớp học đặc biệt bởi quá trình dạy và học là những cuộc nói chuyện thân mật ngay tại quán. “Học viên” chính là khách hàng, chủ yếu là giới trẻ. Mỗi người đến đây đều có thể trở thành người dẫn dắt buổi nói chuyện. Nếu “bí”, các thành viên có thể tra từ điển hoặc dùng cử chỉ để diễn đạt chứ không được nói tiếng Việt. “Học phí” là một món thức uống có giá dao động từ 25.000đ - 60.000đ.
Molly (trái), con gái chủ quán "phụ đạo" tiếng Anh cho một bạn trẻ tại quán.
Nguyễn Đặng Ngọc Vy (Đại học RMIT) là “fan ruột” của quán. Ngọc Vy phấn khởi nói về cách học ngoại ngữ này: “Từ khi đến quán, khả năng nghe nói tiếng Anh của mình được nâng lên rõ rệt. Mỗi khi dùng từ sai hoặc thiếu từ để diễn đạt, các tình nguyện viên sẽ viết từ đó lên chiếc bảng nhỏ và đọc to. Đến đây, mình tha hồ nói chuyện bằng tiếng Anh mà không sợ ai trêu chọc". Nhằm trau dồi kỹ năng nói chuyện bằng tiếng Anh, kỹ sư trẻ Trần Thanh Hải lên mạng tìm “bí kíp” và vô tình biết đến quán. Những ngày đầu đến đây, Hải luôn ở trạng thái hồi hộp, không chỉ vì phải căng tai căng mắt để nghe người đối diện nói chuyện mà mỗi khi bị hỏi lại, anh vò đầu bứt tai, tay múa lung tung vì không đủ từ ngữ để diễn đạt. Phải đến ba tuần sau, Hải mới hết rụt rè, tích cực góp chuyện. Sau một thời gian ngắn, anh đã trở thành một trong những người “nhiều chuyện” ở quán. Bạn gái của anh cũng đã gia nhập “lớp học” đặc biệt này.
Bạn Lê Quốc Việt (học sinh lớp 12, Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1) dí dỏm: “Nói tiếng Anh ở đây rất thoải mái vì em không sợ giáo viên cho điểm kém hoặc bạn bè chê cười”.
Là cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, ông Jerry muốn quay lại đất nước này để giúp đỡ theo cách của mình. Năm 2000, vợ chồng ông đến Việt Nam làm giảng viên tại một trung tâm ngoại ngữ ở TP.HCM. Thời gian này, Jerry nhận ra sinh viên Việt Nam nắm bắt tốt ngữ pháp tiếng Anh nhưng lại lúng túng kỹ năng nghe nói. Ít lâu sau, ông đã tạo ra một không gian gần gũi, thân thiện để các bạn trẻ luyện nghe, nói tiếng Anh. Từng có kinh nghiệm làm việc tại hãng cà phê danh tiếng Starbucks, ông quyết định lập ra Master’s Cup Coffee House tại Q.10. Nhận thấy mô hình này không chỉ thu hút các bạn trẻ người Việt mà còn có sinh viên Nhật Bản, Mỹ… nên từ năm 2010, ông dời quán về Q.7 để có không gian rộng rãi hơn.
“Gãi đúng chỗ ngứa” của người trẻ nên Master’s Cup Coffee House đang trở thành ngôi nhà chung cho những người muốn học tiếng Anh. Hiện các tình nguyện viên của quán đang tất bật chuẩn bị cho ngày Thanksgiving (lễ Tạ ơn) vào tháng 11. Đồng thời, quán sẽ nâng cấp thư viện thành một câu lạc bộ sách tiếng Anh, thu thập thêm các đầu sách hay để phục vụ khách. Ngày thứ ba và thứ tư hàng tuần, các tình nguyện viên sẽ tổ chức cho khách tranh luận về một chủ đề mới.
Theo Võ Lệ
Phụ nữ TPHCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét