Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Mã QR (QR Code)

Mã QR (QR Code) Print

Mã QR (QR Code)

Theo Wikipedia thì: Mã QR là một mã ma trận (hay mã vạch hai chiều) được phát triển bởi công ty Denso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994. Chữ "QR" xuất phát từ "Quick Response", trong tiếng Anh có nghĩa là đáp ứng nhanh, vì người tạo ra nó có ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao. Các mã QR được sử dụng phổ biến nhất ở Nhật Bản, và hiện là loại mã hai chiều thông dụng nhất ở Nhật Bản.

Tổng quan
Mặc dù ban đầu được dùng cho việc theo dõi các thành phần trong qui trình sản xuất xe hơi, QR Code ngày nay được sử dụng cho mục đích rộng hơn nhiều, cả trong các hệ thống thương mại lẫn tiện ích cá nhân (mobile tagging).

QR Code lưu trữ một địa chỉ hay đừơng link. Nó có thể xuất hiện ở mọi nơi: trên tạp chí, bảng hiệu, xe bus, danh thiếp hay bất cứ thứ gì người dùng cần biết thông tin. Người dùng với một điện thọai chụp ảnh đi kèm là một phân mềm đọc barcode đúng chuẩn sẽ có thể quét qua hình ảnh và trình duyệt web trên máy sẽ vào ngay link vừa tìm được.


Người dùng cũng có thể tự tạo cho mình những mẫu QR Code bằng cách ghé vào các trang tạo QR Code. 


 


Các chuẩn QR Code

Có một vài tài liệu đặc tả các chuẩn mã hóa của QR Code:
  • Tháng 10/1997: AIM International
  • Tháng 1/1999: JIS X 0510
  • Tháng 6/2000: ISO/IEC 18004:2000 Ngành công nghệ thông tin — Công nghệ tự động xác định và thu thập dữ liệu — Barcode biểu tượng— QR Code
  • Định nghĩa các biểu tượng của QR Code Model 1 và QR Code Model 2.
  • Ngày 1/9/2006 -  ISO/IEC 18004:2006 Ngành công nghệ thông tin — Công nghệ tự động xác định và thu thập dữ liệu  — Đặc tả chuẩn biểu tượng QR Code 2005 barcode. Đặc tả các biểu tượng của QR Code 2005, một phần mở rộng của QR Code Model 2. Không mô tả cách đọc các biểu tượng QR Code Model 1

Hiện nay, QR Code được Google (www.google.com) bảo trợ và phát triển, trở thành chuẩn hoàn toàn mở khác với trước đây. QR Code ngày càng xuất hiện nhiều trên các sản phẩm và dịch vụ của Google như Google Chart hay Google Map.

QR Code và khả năng lưu trữ 

  Numeric: Tối đa 7,089 ký tự
Alphanumeric: Tối đa 4,296 ký tự
Nhị phân (8 bits): Tối đa 2,953 bytes
Kanji/Kana: Tối đa 1,817 ký tự


Khả năng tự sửa lỗi

Các loại mã kiểu này dễ bị bẩn. Nhưng với QR code, kể cả khi 30% bị mất (bẩn, rách, ...) thì vẫn còn khả năng khôi phục dữ liệu.
Cấp L: 7% mã QR có thể phục hồi.
Cấp M: 15%  mã QR có thể phục hồi.
Cấp Q: 25%  mã QR có thể phục hồi.
Cấp H: 30%  mã QR có thể phục hồi.


Các phiên bản khác của QR Code

Micro QR Code là phiên bản nhỏ hơn của chuẩn QR Code. Và có nhiều dạng của Micro QR Code. Dạng cao nhất chỉ có thể lưu trữ 35 ký tự.
Design QR là dạng QR Code được tối ưu cho việc lưu trữ hình ảnh hoặc logo.

Ứng dụng       
        
Các ứng dụng có thể của QR code:             
 


Website để tạo QR code và đọc online QR code:

Tạo QR Code: http://zxing.appspot.com/generator & http://qrcode.kaywa.com/
Đọc online: http://zxing.org/w/decode.jspx


Các ứng dụng đọc QR Code trên các dòng hệ điều hành di động:

Quickmark 2D Barcode Reader v3.8: Đây là ứng dụng đọc Barcode có mặt trên hầu hết các hệ điều hành di động bao gồm Symbian, Iphone OS, Windows Mobile và cả Android. Các bạn có thể đăng ký miễn phí và chọn dòng máy của mình rổi download  tại đây. 


Ngoài ra còn có rất nhiều các ứng dụng khác như: Beetagg Neoreader Scanlife Upcode



Vietnamprint (Theo Website cua tap the sinh vien  VN tai guu
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét