Những mẫu vỏ điện thoại dát vàng, kim cương này làm khuynh đảo thị trường phụ kiện điện thoại Việt Nam và một số nước lân cận.
Từ những lần "nổi loạn" của một ông chủ có "máu điên" thuộc thế hệ 8x, một xưởng chế tác điện thoại dát vàng và kim cương đầu tiên của Việt Nam ra đời. Và chỉ chưa đầy một năm sau, những mẫu vỏ điện thoại dát vàng, kim cương này đã làm khuynh đảo thị trường phụ kiện điện thoại Việt Nam và một số nước lân cận. Sự độc đáo của nó đã khiến hoàng gia Campuchia phải đích thân sang tận nơi đặt hàng.
"Hai gã khùng" và một đam mê
Đưa chúng tôi đến một tòa nhà 5 tầng khang trang, nằm sâu trên một ngõ phố của quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh), Thắng Eric - chủ của xưởng điện thoại dát vàng, kim cương duy nhất Việt Nam "khôn khéo" gợi sự tò mò bằng cách đưa thẳng mọi người vào phòng khách.
Anh phân trần: "Không phải em không muốn đưa các anh, các chị lên từng phòng để tham quan quy trình chế tác của bọn em mà là do thợ chưa chuẩn bị tinh thần. Thôi thì các anh, các chị chịu khó ngồi chờ thêm một lúc nữa rồi em sẽ dẫn mọi người đi. Tuy nhiên, em chỉ yêu cầu nho nhỏ: Các anh chị không chụp hình ảnh xưởng vì đây bọn em không muốn công khai những điều này".
5 tay thợ tài ba của xưởng đã phải mất 4 tháng lên ý tưởng và làm ròng rã trong 2 tháng liền mới hoàn thành. Hình con rồng nhà Lý được đính nổi ngoài vỏ dát 4 lượng vàng 18K với gần 540 viên kim cương tự nhiên. Trong đó, 539 viên kim cương tự nhiên tương ứng với thân rồng và một viên ruby màu đỏ đính làm mắt. Chiếc điện thoại độc nhất vô nhị này khi bán ra có giá 550 triệu đồng Việt Nam (bao gồm cả máy). |
Thắng Eric sinh năm 1980, vốn có "máu điên" (từ dùng của Thắng - PV) đam mê công nghệ và kinh doanh từ nhỏ. Để con trai được thỏa niềm đam mê, năm 2000 gia đình đã tạo điều kiện cho anh theo học ngành công nghệ tại Trường đại học Nottingham (nước Anh). Sống giữa một đất nước đầy rẫy sự "nổi loạn" về công nghệ, Thắng luôn mang trong mình những ám ảnh về một thương hiệu Việt dị biệt và đẳng cấp. Anh không ngần ngại xin vào làm thuê cho các hãng điện thoại lớn của Anh quốc để học hỏi tay nghề và thỏa sức sáng tạo.
Sau khi hoàn thành khóa học ở Anh, Thắng về nước với hừng hực một khát khao được trở thành ông chủ của một xưởng chế tác điện thoại dát vàng và kim cương.
Trong cơn cuồng quay của mộng mị và đam mê, Thắng vô tình gặp Thành - một thợ kim hoàn đã "quy ẩn giang hồ" hơn nửa thập kỉ. Hai "máu điên" gặp nhau, một người đang tràn đầy sức sáng tạo, một người tay nghề đang đến độ chín muồi. Ngay tức thì, cả hai lao vào tìm tòi, thử nghiệm, sáng tạo không ngưng nghỉ. Kết quả là họ đã thành công khi những vỏ điện thoại đính nữ trang, dát vàng bằng kĩ thuật thủ công đầu tiên ra đời đã được nhiều người trầm trồ thán phục.
"Chúng tôi bắt đầu nghiên cứu từ năm 2008 nhưng mãi đến ngày 10/10/2010 thì mới chính thức ra mắt thương hiệu Golden Ace. Tất nhiên, để có được ngày lễ ra mắt huy hoàng trước sự trầm trồ của các bậc "anh chị" về công nghệ, chúng tôi đã phải trải qua không ít khó khăn. Thất bại nhiều lần đã khiến chúng tôi muốn bỏ cuộc nhưng rồi "máu điên" trong mỗi người lại đưa chúng tôi đứng dậy" - Thắng Eric chia sẻ!
Anh Thắng cho biết: Những sản phẩm hoàn hảo ra lò đầu tiên của xưởng chế tác điện thoại dát vàng là vỏ dát vàng 18K dành cho điện thoại Iphone 3GS. Trong đó, chiếc vỏ "hầm hố" và kỳ công nhất là chiếc vỏ mang tên "rồng nhà Lý".
Để làm được chiếc vỏ điện thoại độc đáo này, 5 tay thợ tài ba của xưởng đã phải mất 4 tháng lên ý tưởng và làm ròng rã trong 2 tháng liền mới hoàn thành. Hình con rồng nhà Lý được đính nổi ngoài vỏ dát 4 lượng vàng 18K với gần 540 viên kim cương tự nhiên. Trong đó, 539 viên kim cương tự nhiên tương ứng với thân rồng và một viên ruby màu đỏ đính làm mắt. Chiếc điện thoại độc nhất vô nhị này khi bán ra có giá 550 triệu đồng Việt Nam (bao gồm cả máy). Người đặt làm chiếc điện thoại này là một doanh nhân Việt kiều, ông đặt làm chiếc điện thoại này là để tặng cho một đối tác làm ăn.
Chiếc vỏ điện thoại chạm nổi rồng thời Lý với 540 viên kim cương tự nhiên và 4 lượng vàng 18K đình đám.
"Chiếc điện thoại này nếu làm bây giờ thì có giá trị hơn 1 tỷ Việt Nam đồng. Đây là sản phẩm đình đám nhất của Golden Ace, nó khẳng định tên tuổi và sự ra đời của thương hiệu. Thực ra, lúc đầu tôi muốn dùng điện thoại này để tham dự đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long nhưng do quá trình làm bị chậm trễ nên cuối cùng nó phải chịu "thân phận" của một sản phẩm thương mại" - Thắng Eric cho hay.
Trả lương 1 thợ gần 30 triệu đồng/tháng
Ba vị khách hàng đặc biệt hôm đó đã đặt làm một vỏ đính kim cương toàn bộ (10,5K, trị giá 12.000 USD), một nắp lưng thiết kế riêng được mạ vàng đính kim cương (giá trị 16.000 USD). |
Sau một hồi "giữ chân khách", cuối cùng Thắng Eric cũng đã chịu dẫn chúng tôi tham quan một vòng xưởng chế tác. Phải nói, với cái đầu của một người từng được đào tạo tại Anh quốc, Thắng rất nhạy bén và tinh tế trong việc quản lí, điều hành quy trình chế tác. Tất cả các khâu chế tác đều phải tuân thủ theo một quy trình khép kín và đó cũng là lý do khiến nguyên liệu, thiết bị, công nghệ được bảo đảm bí mật tuyệt đối. Những hạt bụi vàng nhỏ li ti cũng được giữ lại bằng một công nghệ vô cùng tinh vi.
Bây giờ, Thành và Thắng đã không còn chung đường như trước nhưng Thắng đã sớm tìm được cho mình một êkip với 5 tay thợ tài ba được "chọn lọc" từ khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam. Đội ngũ này đều là nam giới, ít tuổi nhất là 32, lớn nhất là 44 tuổi. Cả 5 người từng được Thắng cho sang học nghề tại Thụy Sỹ. Đội ngũ nhân công này hiện được Thắng trả lương theo giờ. Lương trung bình một người trên một tháng khoảng từ 12 triệu đến 25 triệu, tùy từng vị trí công việc.
Thắng cho biết, theo lẽ thường, những công việc tỉ mỉ như đính kim cương, dát vàng thì phải cần đến bàn tay khéo léo của phụ nữ hơn nam giới nhưng do kỹ thuật làm là kỹ thuật của châu Âu, khi làm phải nhìn qua một hệ kính lúp nên nữ giới làm thường rất dễ bị hỏng mắt.
Bản thân Thắng vốn không thích ngoại lai nên anh đã lấy sự nổi bật của công nghệ phương Tây nhưng lại dùng nguyên liệu và tay nghề của người Việt để tạo nên một sản phẩm mang tầm vóc Việt Nam. Thắng muốn khẳng định với các nước trên thế giới như: Pháp, Thụy Sỹ, Italia, Bulgaria... (là những nước đạt đỉnh cao công nghệ chế tác vỏ điện thoại cao cấp - PV) về sự tài ba của người Việt.
"Những sản phẩm của chúng tôi hoàn toàn được làm bằng thủ công nhưng lại theo kỹ thuật của châu Âu nên đòi hỏi độ chính xác rất cao. Người làm được những kỹ thuật này phải thật sự được đào tạo chuẩn mực tại châu Âu, còn ở Việt Nam chắc chắn sẽ không thể làm nổi. Một sản phẩm thường được các thợ kim hoàn làm qua 5 khâu: Thiết kế, sáp tay - đúc khuôn - tạo hình (làm mô hình bằng sáp, tạo khuôn), đính đá, mạ ngoài, hoàn tất. Hỏng khâu thứ hai và khâu thứ 4 là phải làm lại từ đầu" - Thắng nói.
Thắng Eric (áo phông vàng) đang khoe mẫu sản phẩm mới ra lò.
Nguyên liệu như vàng, kim cương thì Golden Ace hiện lấy chủ yếu từ các đối tác SJC, BNJ... trong đó, loại đá Soaropski vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu vì đây là loại kim cương có màu sắc long lanh, tinh xảo và chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Sắp tới Golden Ace sẽ kết hợp với 2 nhà đá quý hàng đầu Việt Nam là SJC và SBI giám định các loại đá quý chế tác trên vàng. Mỗi một loại đá quý khi sử dụng để chế tác sẽ được chụp hình ảnh và ghi lại thông số để dán vào vỏ sản phẩm sau khi hoàn thành.
Anh Thắng chia sẻ: "Trong các sản phẩm tôi luôn cố gắng chỉ cho khách hàng thấy đâu là sự tinh tế, mỹ thuật và mình vận dụng kim loại đá quý nào vào thì hợp. Không nhất thiết tất cả đều phải là vàng, là kim cương.. thì mới sang trọng, đẹp mà đôi khi chỉ cần một vài điểm nhấn là sản phẩm đã có thể tỏa sáng".
Những thợ ở đây đều đã được Thắng Eric cho học nghề ở Thụy Sỹ.
Một mẫu sản phẩm đang chế tác dở.
Tính từ khi ra mắt đến nay, xưởng của Thắng Eric đã có hơn 500 khách hàng tìm đến tận nơi đặt hàng. Trong số đó, vị khách đặc biệt nhất mà cho đến bây giờ cả Thắng và êkip trong xưởng vẫn chưa thể quên đó là Hoàng gia Campuchia.
Cách đây vài tháng thôi, vào một ngày đẹp trời Thắng đã ngạc nhiên đến... phát hoảng khi thấy xe cảnh sát dẹp đường bỗng đỗ ngay trước cửa công ty. Bước xuống xe lúc này là Hoàng hậu và Chủ tịch Thượng viện Campuchia. Các vị khách quý nhờ tìm hiểu trên mạng mà biết đến xưởng của Thắng và khi qua Việt Nam họ đã nhờ người dẫn đến tận nơi để đặt hàng.
Ba vị khách hàng đặc biệt hôm đó đã đặt làm một vỏ đính kim cương toàn bộ (10,5K, trị giá 12.000 USD), một nắp lưng thiết kế riêng được mạ vàng đính kim cương (giá trị 16.000 USD). Tuy nhiên, vì khách không cho phép chụp ảnh nên những sản phẩm đó sau khi giao cho khách không còn hình ảnh lưu lại.
Cũng sau chiếc vỏ đình đám chạm nổi hình rồng thời Lý, xưởng cũng đã tiếp tục cho ra lò chiếc iPhone 4 nạm 472 viên kim cương trị giá gần 10.000 USD. Chưa dừng lại ở đó, Thắng Eric đang mày mò để đưa nghệ thuật sơn mài, hàng thủ công mỹ nghệ... vào sản phẩm của mình mà vẫn bảo đảm nét cá tính riêng hấp dẫn. Ngoài vỏ điện thoại, Thắng cũng đã bắt tay vào sản xuất các loại bao bì để bảo vệ điện thoại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét