Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Có bao nhiêu loại hình mạng xã hội?


Việt Nam bắt kịp các xu hướng rất nhanh. Quá nửa người dùng internet Việt nam đã đang sử dụng mạng xã hội. Theo tôi dự đoán, các mạng xã hội như social network (Google plus, Facebook, Twitter, Zingme…), social video  (Youtube, Viadeo, Daily motion, Tamtay), social chat (Yahoo Messenger, Skype, Paltalk…) , social share (Slide share, Tailieu), Social map (Google place, Diadiem) và Social knowledge (Wiki), Social Bookmark (Digg, Delicious) thì ưu thế vẫn thuộc các Mạng xã hội của nước ngoài nhưng các loại hình Mạng xã hội khác lại là ưu thế của Việt nam như Social game (Vinagame – zingme, VTC, FPT…) Social News (Linkhay), Social education (Violet, Go.vn), Social shop (Vatgia, Chodientu, 5s, 123mua, enbac), Social review (Aha), Social discussion (webtretho, tinhte…) hay Social music (Nhaccuatui), Social Groupon (Muachung, hotdeal) hay đi vào niche market như các trang xã hội chuyên ngành ô tô, thép (vinametal.com), social health …
social-media-marketing
Xu hướng lâu dài ở Việt Nam sẽ là phát triển mạng local social network (địa phương) dành riêng cho người Việt theo các phân loại trên sẽ đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra các trang tin tức xã hội cũng sẽ phát triển mạnh, theo số liệu khảo sát của Vinalink thì 90% dân số VN đọc báo online mỗi ngày. Với tình hình như vậy tôi  rằng chẳng cần đến 10 năm nữa thì đã có nhiều  doanh nghiệp Việt Nam sử dụng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ.

Doanh nghiệp VN nên làm theo cách mà các Cty nước ngoài đã làm và thành công.  Tiếp thị truyền thông trên các mạng xã hội (social media marketing) không nên làm đơn lẻ mà phải tích hợp.

Nếu chỉ làm tiếp thị truyền thông trên các mạng xã hội đơn lẻ thì các doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro, lãng phí khách hàng tiềm năng, không tận dụng hết lợi thế. Có một số phương pháp tích hợp như sau
1. Tích hợp mục đích bao gồm quản trị quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, quản lý phản hồi tiêu cực, tuyển dụng nhân sự và khảo sát thị trường.
Sử dụng mạng xã hội là xu hướng quảng bá thương hiệu trong tương lai.  Ảnh: TL
 
Sử dụng mạng xã hội là xu hướng quảng bá thương hiệu trong tương lai. Ảnh: TL
a. Quản trị quan hệ khách hàng. Một sản phẩm mới được tung lên các diễn đàn, các trang mạng Facebook, Youtube, Twitter, Blog… sẽ nhận được nhiều phản hồi, thậm chí tranh cãi từ khách hàng. Các doanh nghiệp hãy tận dụng ngay những kênh thông tin này để quảng bá thương hiệu, tiếp cận và theo dõi phản hồi khách hàng.
Khi khách hàng tranh cãi về một video, một chủ đề cần có cách để nắm thông tin khách hàng ngay, không nên bỏ lỡ. Có thể lôi kéo khách hàng tiềm năng bằng cách điền thông tin để nhận quà tặng hay các ưu đãi. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần tỉnh táo để lọc lấy những thông tin phản hồi thật từ phía khách hàng và loại trừ các thông tin từ đối tượng không rõ danh tính.
b. Quản lý rủi ro Đây là một quá trình được tổ chức một cách chính thức và liên tục để xác định, kiểm soát và báo cáo các rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt được những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: công ty IBM/INTEL yêu cầu nhân viên phải ký vào bản quy định về các phát ngôn, hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội để tránh thông tin xấu từ nhân viên lan ra bên ngoài thông qua mạng xã hội.
c. Quản lý phản hồi tiêu cực về hình ảnh thương hiệu hay sản phẩm của doanh nghiệp trong mạng xã hội cũng phải cần một quy trình và kinh nghiệm cao. Ý kiến khách hàng chỉ được xác nhận trên các diễn đàn khi họ đã điền đầy đủ thông tin thật cá nhân qua hệ thống mẫu để quản trị quan hệ khác hàng. Những khách hàng này thường nói thật và không dám xuyên tạc, bôi nhọ.
d. Tuyển dụng nhân sự. Bất kể công ty nào cũng đều cần tuyển dụng nhân sự, thu hút nhân tài. Có nhiều đơn vị đã sử dụng mạng xã hội để quảng bá môi trường và điều kiện làm việc tốt của doanh nghiệp nhằm thu hút tài năng từ các đối thủ cạnh tranh chuyển sang Cty mình làm việc mà không hề phải mất chi phí “săn đầu người”
e. Khảo sát thị trường, thu thập thông tin đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành. Ví dụ, đặt ra các câu hỏi khảo sát như:  Trong các sản phẩm điện tử, bạn đã dùng sản phẩm gì? Kết quả thu được ngoài việc biết người đó có phải là khách hàng của mình không thì còn biết được đối thủ cạnh tranh của mình là ai.
f. Tích hợp nhiều kênh, phương tiện để tăng hiệu quả lan truyền: Không nên chỉ dùng một mạng xã hội là mà cần tích hợp nhiều phương tiện truyền thông khác và cần có chiến dịch cụ thể. Ví dụ như kết hợp với quảng cáo ngoài trời, TV, điện thoại di động, trò chơi điện tử, viết bài quảng bá PR trên báo chí…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét