Mỗi
chúng ta khi bước vào đời đều được nhào nặn bởi một nền giáo dục , bởi
nếp sống của gia đình, những kinh nghiệm trong cuộc đời và một số kiến
thức nghề nghiệp… Những thứ đó cùng với việc bạn tìm được một cơ hội và
phương tiện cần thiết sẽ giúp bạn một cách đắc lực để xây dựng cơ nghiệp
cho mình.
Những
thay đổi mạnh mẽ của công nghiệp cũng như của như cầu cá nhân và cộng
đồng dân cư làm tác động đến xã hội mà chúng ta đang sống. Những thay
đổi đó không chỉ làm nảy sinh một số ngành nghê mới mà còn tạo ra nhiều
cơ may cho những người muốn tự thân lập nghiệp. Nhiều bạn trẻ có thể thử
sức và thành đạt trong các ngành nghề: xây dựng, điện tử, vận tải, may
mặc, chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán…
Bạn
cần biết rõ những xu hướng hiện nay của thị trường để tìm ra những kẽ
hở nào thì đầu tư có lợi nhất. Hiện nay ngành kinh tế nào có nhiều hứa
hẹn và được nhiều người đầu tư nhất, hoặc ngành dịch vụ nào còn vắng
bóng chưa ai đầu tư.
Hơn
nữa, bạn cũng ý thức rằng cái gì bạn có thể làm được, căn cứ vào kinh
nghiệm từng trải, vào sự tinh thông nghề nghiệp, vào sở thích cá nhân…
Trên cơ sở đó bạn hãy bắt đầu thu hẹp dần diện ngành nghề cần lựa chọn
và bắt đầu nhận ra một hai ngành nào đó thích hợp. Sau đó bạn sẽ áp dụng
những phương pháp sáng lập và nghiên cứu môi trường cần thiết để tìm
cho mình một ngành nghề thích hợp. Sau đây là một số phương pháp để bạn
lựa chọn.
1/ Kinh doanh với ý định của người khác. Đây là một trong
những phương pháp để bạn chọn ra dự án kinh doanh tốt nhất. Bởi vì ai
cũng biết, ở đời làm gì có cái hoàn toàn mới mà chỉ có cái được làm cho
mới thêm thôi. Vì thế đôi khi bạn chú ý quan sát xung quanh, hoặc tốt
nhất làm một chuyến du lịch xa tới một địa phương khác, bạn sẽ thấy có
vô số những cách kinh doanh ở đó sẽ mới mẻ với địa phương, nơi bạn ở, và
nếu nhanh trí một chút, bạn hãy ghi nhớ cách làm của họ để rồi áp dụng ở
xứ mình là có thể thành công rồi. Chẳng hạn ở New York người
ta bán những cây dù bằng giấy, dùng xong thì vứt luôn. Ở Hà Nội có
những người thợ làm đồ chơi trẻ em bằng những hình mặt nạ Tôn Ngộ Không,
Trư Bát Giới v.v… ở Bắc Giang, Bắc Ninh có những nhà doanh nghiệp nuôi
ba ba, ếch, lươn… Những nhà kinh doanh các sản phẩm công nghiệp, kinh
doanh khách sạn, kinh doanh mốt thời trang ở các nước khác nhau… Nhiều
khi chỉ cần đi đây đi đó hoặc để tâm đọc một vài tờ báo một chút là có
thể thâu nhập được một số ý kiến hay trong kinh doanh. Ngay cả trong một
ngành truyền thống nào đó mà làm ăn tồi, bạn cũng có thể “chen chân”
vào đó với một ít “bổ sung” trong sản phẩm, cách bán hàng, chào hàng,
phục vụ v.v…
2/ Xuất khẩu những sản phẩm của Việt nam sang các nước khác cũng
là một cách kinh doanh. Những đồ sơn mài, mây tre, sành sứ, may mặc,
nông hải sản của ta - tất cả những cái gì đại diện cho sự khéo tay của
người Việt nam mà được ưa chuộng ở khắp nơi trên thế giới chính là những
thứ bạn có thể kinh doanh được.
3/ Biến nghề nghiệp của mình thành doanh nghiệp. Bạn lập xưởng, mở
tiệm, không có nghĩa là phải đoạn tuyệt hẳn với những gì bạn đã làm
trước đó để rồi bắt tay làm cái gì hoàn toàn mới. Hoàn toàn có thể bạn
cứ giữ nghề nghiệp của mình thành doanh nghiệp và điều này càng có lợi
cho bạn. Anh M trước khi trở thành một ông chủ với hàng ngàn thợ thủ
công trong tay, anh cũng chỉ là một anh thợ trong một tổ hợp cao su. Anh
tự mày mò pha chế tìm ra được một công thức mới, mà loại hóa chất mới
này rất cần cho thị trường và từ đó quyết định lập doanh nghiệp riêng
cho mình. Hay ông chủ hãng Sony là Morita trước đây cũng là một kỹ sư
điện.
4/ Bạn có thể chuẩn bị một sản phẩm mới ngay trong xí nghiệp cũ rồi gửi nó ra đi lập xưởng riêng cho mình.
5/ Bạn có thể tách riêng mà vẫn hợp tác. Chẳng hạn có trường
hợp bạn đang phụ trách một bộ phận nào đó của một doanh nghiệp hiện
hữu, bạn có thể đề nghị cho nhóm của bạn tách ra làm một xí nghiệp độc
lập và sẽ tiếp tục cộng tác với xí nghiệp cũ.
Cho dù điểm xuất phát của bạn là gì đi chăng nữa thì bạn cũng còn phải giải quyết các câu hỏi sau đây:
-Tạo vốn bằng cách nào? Và sử dụng đồng vốn đó ra sao để có hiệu quả nhất?
-Nên
đầu tư ở khu vực nào của nền kinh tế thì có hiệu quả? (có dám mạo hiểm
đầu tư vào những nơi thị trường còn trống vắng không?).
-Thuê bao nhiêu nhân công, đất đai thì vừa?
-Chính sách kinh tế của Chính phủ ra sao?
-các đối thủ cạnh tranh như thế nào?
-Khả năng thu nhập và thanh toán của người tiêu dùng ra sao?
Trước khi tiếp tục những bước xa hơn, xin bạn nhớ cho ba điều ghi nhận sau đây:
-Bạn phải nhằm vào chỗ nào mà thị trường còn trống vắng nhất để tung mình vào đó.
-Phải
chọn cho mình một phân khúc nhất định, đừng tung ra những sản phẩm quá
cao cấp, bởi nó chỉ thích hợp với một số ít người, vì thế không cho phép
doanh nghiệp của bạn phát triển nhanh chóng.
-Những người tiêu thụ ít mua các sản phẩm hay dịch vụ của một doanh nghiệp mới cung cấp (họ quen với những tên hãng đã có).
Ba điều lưu ý trên sẽ giúp chúng ta tìm ra sự phù hợp giữa kẽ hở của thị trường với sản phẩm dự kiến.
Ý
định ban đầu của bạn dù tốt đẹp đến đâu cũng phải phù hợp với thực tế
xung quanh: người mua hàng, người cạnh tranh, người cung cấp, người cho
vay vốn…, và cần phải tập hợp nhanh mọi tin tức về môi trường chung
quanh này càng nhiều càng tốt. Những thông tin đó bạn có thể kiếm được
qua nghiên cứu tài liệu, hỏi han các doanh nghiệp, hỏi các chuyên gia,
quan sát chung quanh v.v… Sự thành công của bạn càng cao nếu bạn chuẩn
bị kỹ để trở thành nhà quả trị giỏi trước khi bạn thực sự bắt tay vào
việc.
TS Trần Xuân Kiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét