http://nguyenminhhuong.vnweblogs.com/post/15932/360106
Đây là những hình ảnh "Nấm" của tui nè : Bắt đầu từ ngày 09-04-2012 !
Sau hai ngày bắt đầu chích bao nilon của bịch Nấm !
Chích miệng bao xong 3 ngày sau mới được tưới nước !
Sáng 19-04-2012 , những mầm nấm đầu tiên bắt đầu " nứt nanh" !
Tối ngày 19-04-2012
Chiều 20-4- 2012
Sáng 21-4-2012
Sản phẩm đầu tiên của mình được thu hoạch đúng mồng một tháng tư âm nè !!!
16h chiều nay mình lại hái thêm được nửa ký nữa, có nghĩa là hôm đầu tiên mình thu được 1kg nấm rồi . Ra chợ gặp người quen , hỏi họ có bán nấm không , họ đồng ý nhận liền vì hôm nay mồng Một - cháy hàng rồi ...he he ...Vậy là mở hàng lần đầu tiên đã ...xuôi chèo, mát mái !!!
Sau mấy tháng thử nuôi Nấm sò, thấy có hiệu quả nên tôi mạnh dạn đầu tư tiếp tục với công việc mới mẻ này.Nấm cần thời tiết có nhiệt độ trung bình 25-30 độ C, độ ẩm cao nên khi mới học nghề , làm thử đúng mùa hè nên mới thấy sự thử thách là rất lớn , và nếu ai không có đủ lòng kiên nhẫn thì coi như ...đầu hàng luôn ! Mùa hè với cái nắng nóng của Miền Trung thì ai cũng biết rồi, độ khô cao nên ngày tưới 3-5 lần vẫn coi như không tưới.
Bởi vậy nên nếu không đủ độ ẩm thì nấm không phát triển được dẫn đến bị héo hết mầm .Ấy thế nhưng tưới nhiều quá thì cũng dẫn đến ứ đọng nước trong bịch Nấm và thối hết meo giống .Quả là một công việc "Lành ít - dữ nhiều "! Đã vậy thỉnh thoảng Nấm "ươn mình" gây khó dễ cho chủ cũng không phải thường :nấm bị " đẹn", bị "sài" , bị "mốc xanh"...ui chu choa ớn lạnh với Nấm luôn !
Theo sách vở cũng như kinh nghiệm của những người đi trước , kể cả cán bộ kỹ thuật của HTX Nấm của Phường ( Vì tôi chưa được dự một lớp tập huấn nào về cách nuôi trồng Nấm sò) thì khi treo bịch phôi Nấm cần phải cho phần đầu bao nilon chúc xuống để dễ thoát nước đọng trong bịch :
Nấm treo theo sách dạy.
Qua đi tham quan một số nơi sx phôi và họ treo thì tôi rút ra cho mình được một cách treo nấm khác là không cho đầu bao nilon chúc xuống như cũ mà tôi kéo căng xung quang bao nilon rồi vén miệng bao ra cho thoáng và đặt lên bên trên sợi dây buộc ngang cho hở miệng bao :
Và kết quả là từ bên dưới miệng bao nấm ...chui ra , có chùm nặng đến 0.3kg !
Và thời gian đầu lượng Nấm chui ra miệng bao dưới chiếm không ít hơn 20%, đây là sự tận dụng lượng dinh dưỡng trong bịch nấm khi ta treo lên , nếu ta bịt không mở miệng bao ra thì Nấm không thể phát triển ra được và lâu dần tạo thành một chất màu vàng vừa gây mất vệ sinh và không tận thu được một lượng Nấm không nhỏ !
Chích bịch Nấm
Đợt Nấm mới này tôi đã treo Nấm theo kinh nghiệm đó và cho dù Nấm trên vết chích chưa ra nhưng đã có nấm chui ra từ miệng bao bên dưới rồi.
Nhưng có một điểm này tôi muốn chia sẻ với những ai đang nuôi trồng Nấm sò là: Cơn bão số 7 vừa qua tuy không đổ bộ vào ĐN , thiệt hại do mưa lớn gây ra không đáng kể nhưng riêng tôi lại ..."thua đậm". Bởi lo mưa bão nên tôi đã đóng kín hết các cửa sổ cũng như cửa chính mà không ngờ rằng Nấm bị thiếu không khí dẫn đến Nấm bị thui chột và bị "đẹn", nhưng búi Nấm bình thường có đủ không khí thì sẽ cho trọng lượng từ 0,1 đến 0,3 kg, nhưng than ôi nó như que tăm không lớn nổi , tôi lo cuống lên vì không những năng suất giảm mà nấm nhỏ quá bạn hàng cũng chê...Đến khi sang hỏi cán bộ kt của HTX Nấm mới biết được nguyên nhân, về nhà tôi mở hết các cửa sổ và cửa chính ra , hai hôm sau tình trạng Nấm bị "đẹn" đã thuyên giảm ! Hú hồn hú vía.
Bởi vậy không những Nấm cần nước mà còn rất cần sự thông thoáng của trại nấm và tuyệt đối tránh để gió Nam lùa vào, nếu Nấm mầm bị một đợt gió Nam thổi qua là coi như ...tiêu đời lứa Nấm đó luôn !!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét