Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

Cách tân những món truyền thống Việt

Vẫn là cơm, xôi nếp, bánh tráng dân dã chốn thôn quê nhưng “lên thị thành” được cách tân đôi chút lại mang đến những hiệu quả không ngờ, trở thành món ăn chơi độc đáo. 

Sau Tết, no nê và chán ngán với vô vàn những ăn quá đỗi quen thuộc hãy thử đổi vị với những món ăn "cách tân" mới nổi của người Việt như: cơm kẹp, xôi cuối…
Cơm kẹp
Vừa xuất hiện chưa được bao lâu, từ việc sáng tạo kết hợp giữa món cơm nắm truyền thống của người Việt với mónhamburger của người Tây cơm kẹp đã trở nên "cực hot" với giới trẻ đặc biệt là dân văn phòng.


Cơm kẹp được lựa chọn để đổi món trong bữa trưa hoặc thậm chí là để ăn chơi



Mới nhìn, cơm lại giống như một chiếc bánh tròn dày, nhưng phần vỏ bánh lại là cơm trắng, bề mặt lấm tấm điểm thêm vừng và mấy hạt ngô non.
Điều khiến nhiều người “hâm mộ” món cơm kẹp này là bởi đồ kẹp ở giữa. Ngoài thịt, ăn kèm với cơm còn có cà rốt, đu đủ xanh củ sen.
Thường, mỗi suất cơm kẹp bao gồm 2 bánh cơm ép, kẹp thức ăn mặn và rất nhiều rau tươi. Các bạn sẽ được thoải mái chọn các loại nhân kẹp đi kèm. Hiện có hai dòng nhân kẹp cơ bản, đó là burger (thịt xay) ăn rất mềm và nhân kẹpnguyên miếng. Tất cả những loại nhân kẹp này đều được nướng, khi kẹp vào cơm được tưới đẫm sốt rất ngon miệng. Các bạn có thể chọn nhân bánh phù hợp với sở thích như heo, bò, gà, cá...
Xuôi cuốn
Xôi cuốn xuất phát điểm là một món ăn của dân tộc Tây Nguyên và nổi tiếng cả 1 vùng rộng lớn.



Xôi cuốn béo bùi mà không hề ngấy



Gạo nếp trong món xôi cuốn được nấu dẻo hơn bình thường, cuộn trong một lớp bánh tráng mỏng rồi đem hấp lại nên khi ăn. Sự kết hợp này mang đến độ dai dai, mềm mềm và béo ngậy rất riêng của món.
Lớp vỏ đặc biệt này được cuốn bên trong với nhân là thịt gà, thịt bò, lạp xưởng, chả lụa… nêm gia vị vừa ăn.
Ban đầu, xôi được để nguyên cả cuộn dài hấp trong xửng, đến khi khách đến thì xôi sẽ được chị chủ hàng xắt thành từng miếng bằng nhau rất dễ gắp, topping với hành phi, vừng giã nhỏ và hành lá… làm tăng sức hấp dẫn cho món xôi.
Cắn một miếng xôi cuốn, bạn sẽ cảm nhận được vì dai ngon, béo, bùi mà không hề ngấy.
Tại TP HCM có một số điểm bán món xôi này, đặc biệt có một quán gần Galaxy Tân Bình vào tầm chiều tối
Bánh tráng trộn
Món ngon này nguồn gốc từ Tây Ninh. Ban đầu, nó là do người dân tận dụng những mẩu vụn được cắt ra từ những lò bánh tráng máy, trộn đều với chút dầu, hành phi, muối ớt và bột tôm để ăn trong gia đình. Dần dần, món ăn này trở nên quen thuộc với người địa phương và chẳng mấy chốc phổ biến ở nhiều nơi. Hiện nay bánh tráng trộn được bán rong trên khắp các vỉa hè ở TP HCM và trở thành món quà vặt không thể thiếu của giới trẻ nơi đây.




Bánh tráng trộn trở thành món quà vặt không thể thiếu của giới trẻ TP HCM




Nguyên liệu chính là bánh tráng phơi sương, có nguồn gốc từ Trảng Bàng - Tây Ninh. Người bán xắt nhỏ bánh tráng, trộn chung với các nguyên liệu bò khô, tôm khô, trứng cút, xoài, rau răm, sa tế, muối tôm và một ít quất. Nếu khách hàng muốn ăn chua thì có thể cho nhiều quất hoặc nước me. Bánh tráng trộn không nên để lâu vì như vậy bánh sẽ mềm, không ngon.
Cái hay là bánh tráng sau khi trộn thì bánh mềm nhưng vẫn dai. Ăn một miếng bánh cảm nhận được vị ngọt ngọt chua chua, mùi thơm và dai của bò khô, vị bùi của lạc rang, lại thêm trứng cút vừa béo vừa thơm. Người ăn còn cảm nhận được cái ngon độc đáo của bánh tráng trộn nhờ vào một chút ớt cay và rau răm thái nhỏ.
Phở cuốn
Cũng bánh phở, cũng thịt, cũng những rau thơm nhưng phở cuốn ăn khô, chấm nước mắm pha nhạt. Bánh phở không thái thành sợi nhỏ mà để cả tấm, dùng để cuốn thịt và rau. Nghe có vẻ cực kỳ đơn giản nhưng bí quyết của món này nằm ở khâu ướp thịt và pha nước chấm.


Phở cuốn ngon, mát ăn một lần nhớ mãi. 



Nguyên liệu làm nên món phở cách tân này bao gồm bánh phở, thịt bò xào tái lăn và các loại rau thơm, ăn kèm. Trong đó, mùi vị của rau húng Láng thật đặc biệt, có vị mát như bạc hà, lại thơm nhè nhẹ và thanh mát.
Xúc thịt vừa xào xong vào giữa bánh phở, với tay chọn đủ ba vị rau và xấp xấp chúng dồn vào nhau bằng nững ngón tay linh hoạt, đồng thời nhẹ nhàng cuốn chúng lại nằm gọn gàng trong bánh phở trắng ngần mềm mượt. Bánh phở mỏng và mềm nhưng rất dai mới là bánh phở ngon, cuốn lên trông đẹp mắt mà không hề bị rách nát, rời khỏi bàn tay khéo léo của người cuốn là đã trở thành món phở cuốn hoàn chỉnh. Chiếc phở cuốn như sự hoà quyện màu xanh của hy vọng và thiên nhiên tươi đẹp với màu trắng của hạt gạo thơm dẻo của đất trời và vị đậm đà của thịt bò xào tái lăn
Bánh phở cuốn ăn kèm với nước chấm chua cay, mặn ngọn mang lại cảm giác thanh mát vô cùng. Món này khá phổ biến ở Hà Nội và hiện cũng đã có mặt tại TP HCM.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét