Khi con thi trượt đại học, nhiều bậc cha mẹ coi đó như là thảm họa. Không ít người mắng con, đổ lỗi hết cho con.
Còn với các bạn trẻ, có bạn vượt qua được thất bại, nhưng nhiều bạn không vượt qua được mặc cảm, tự ti, sự chán nản, thất vọng, lo âu, nên có thể dẫn đến hành vi tiêu cực, nông nổi.
Chúng tôi đề xuất những chia sẻ để cùng các bậc phụ huynh tham khảo khi con mình không thi đỗ đại học.
Trách nhiệm thuộc về cha mẹ
Cha mẹ có thể tự hỏi lại mình trong những năm con học phổ thông, bản thân cha mẹ đã có trách nhiệm theo dõi, uốn nắn, giáo dục con cái đến nơi đến chốn hay chưa. Mỗi người hãy tự nhận khuyết điểm về mình khi không đầu tư thời gian, công sức cũng như tiền bạc để lo cho con chuyện học hành. Sự thiếu quan tâm sâu sát con cái dẫn đến việc nhiều bạn trẻ nhận thức sai lệch, lười biếng, ỷ lại, lệch chuẩn hành vi và cũng đồng thời dẫn đến sao nhãng chuyện học hành.
Rồi có những gia đình cha mẹ lại không biết con cái mình khả năng đến đâu. Không hướng nghiệp mà chỉ bắt con phải thi vào trường này trường nọ thật hoành tráng trong khi năng lực trẻ có hạn. Lại có những phụ huynh đến thời điểm cận kề ngày thi mà họ luôn tạo ra áp lực, như ra điều kiện con phải thế này, phải thế khác...
Cha mẹ giỏi sinh con dở là chuyện thường
Một số cha mẹ dù có trình độ học vấn khá cao nhưng lại quan niệm sai lầm rằng cha mẹ có trình độ cao thì con đương nhiên phải đạt được những thành tích tốt nhất, hoặc cha mẹ làm ngành này, nghề nọ thì nhất định con cái phải học ở các trường thuộc khối ngành nghề đó, rồi có người lại quan niệm rằng: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Vì vậy nếu cha mẹ là những người được xem là thành đạt thì hiếm khi họ chấp nhận con cái của mình thất bại trong chuyện học hành.
Trên thực tế, điều đó đã bị phủ định. Ở một khía cạnh nào đó về sinh học thì con cái thường mang một số đặc điểm di truyền ở cha mẹ, như chỉ số IQ, EQ, kiểu hình thần kinh... Tuy nhiên trong quá trình phát triển, trẻ còn chịu ảnh hưởng bởi nhà trường, xã hội và cả sự nỗ lực của chính bản thân.
Không phải là thảm họa
Các bậc phụ huynh hãy thực tế hơn, thi trượt đại học lần này không phải là hết cơ hội để thành công. Cuộc sống có biết bao cơ hội mở để con mình vào đời. Học trung cấp, cao đẳng... thậm chí không có bằng cấp nhưng vẫn trở thành những người thành đạt với trình độ tay nghề cao. Do đó, cha mẹ hãy cùng con thống nhất những kế hoạch cụ thể ngay từ bây giờ.
Làm điểm tựa tinh thần
Khi con thi trượt đại học, trong thời điểm quan trọng này cha mẹ phải là điểm tựa tinh thần vững chắc cho con. Nếu được cha mẹ thường xuyên động viên, chia sẻ khó khăn, các bạn trẻ sẽ tìm lại được hứng thú và niềm tin; ngược lại nếu chúng ta không biết cách ứng xử khéo léo mà chế nhạo, khinh miệt con cái thì sẽ là những “thảm họa” thật sự.
Còn với các bạn trẻ, có bạn vượt qua được thất bại, nhưng nhiều bạn không vượt qua được mặc cảm, tự ti, sự chán nản, thất vọng, lo âu, nên có thể dẫn đến hành vi tiêu cực, nông nổi.
Chúng tôi đề xuất những chia sẻ để cùng các bậc phụ huynh tham khảo khi con mình không thi đỗ đại học.
Trách nhiệm thuộc về cha mẹ
Cha mẹ có thể tự hỏi lại mình trong những năm con học phổ thông, bản thân cha mẹ đã có trách nhiệm theo dõi, uốn nắn, giáo dục con cái đến nơi đến chốn hay chưa. Mỗi người hãy tự nhận khuyết điểm về mình khi không đầu tư thời gian, công sức cũng như tiền bạc để lo cho con chuyện học hành. Sự thiếu quan tâm sâu sát con cái dẫn đến việc nhiều bạn trẻ nhận thức sai lệch, lười biếng, ỷ lại, lệch chuẩn hành vi và cũng đồng thời dẫn đến sao nhãng chuyện học hành.
Rồi có những gia đình cha mẹ lại không biết con cái mình khả năng đến đâu. Không hướng nghiệp mà chỉ bắt con phải thi vào trường này trường nọ thật hoành tráng trong khi năng lực trẻ có hạn. Lại có những phụ huynh đến thời điểm cận kề ngày thi mà họ luôn tạo ra áp lực, như ra điều kiện con phải thế này, phải thế khác...
Cha mẹ giỏi sinh con dở là chuyện thường
Một số cha mẹ dù có trình độ học vấn khá cao nhưng lại quan niệm sai lầm rằng cha mẹ có trình độ cao thì con đương nhiên phải đạt được những thành tích tốt nhất, hoặc cha mẹ làm ngành này, nghề nọ thì nhất định con cái phải học ở các trường thuộc khối ngành nghề đó, rồi có người lại quan niệm rằng: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Vì vậy nếu cha mẹ là những người được xem là thành đạt thì hiếm khi họ chấp nhận con cái của mình thất bại trong chuyện học hành.
Trên thực tế, điều đó đã bị phủ định. Ở một khía cạnh nào đó về sinh học thì con cái thường mang một số đặc điểm di truyền ở cha mẹ, như chỉ số IQ, EQ, kiểu hình thần kinh... Tuy nhiên trong quá trình phát triển, trẻ còn chịu ảnh hưởng bởi nhà trường, xã hội và cả sự nỗ lực của chính bản thân.
Không phải là thảm họa
Các bậc phụ huynh hãy thực tế hơn, thi trượt đại học lần này không phải là hết cơ hội để thành công. Cuộc sống có biết bao cơ hội mở để con mình vào đời. Học trung cấp, cao đẳng... thậm chí không có bằng cấp nhưng vẫn trở thành những người thành đạt với trình độ tay nghề cao. Do đó, cha mẹ hãy cùng con thống nhất những kế hoạch cụ thể ngay từ bây giờ.
Làm điểm tựa tinh thần
Khi con thi trượt đại học, trong thời điểm quan trọng này cha mẹ phải là điểm tựa tinh thần vững chắc cho con. Nếu được cha mẹ thường xuyên động viên, chia sẻ khó khăn, các bạn trẻ sẽ tìm lại được hứng thú và niềm tin; ngược lại nếu chúng ta không biết cách ứng xử khéo léo mà chế nhạo, khinh miệt con cái thì sẽ là những “thảm họa” thật sự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét