Trẻ nhỏ nếu được nuông chiều sẽ dễ sinh ra phung phí, không biết tiết
kiệm vì vậy ngay từ khi con còn thơ bé, bố mẹ cũng nên rèn cho trẻ thói
quen tiết kiệm để sau này chúng trở thành một đức tính tốt cho trẻ khi
trưởng thành.
Tạo những thói quen cho trẻ
Đối với trẻ nhỏ thì việc giảng giải về ích lợi của việc tiết kiệm đôi khi còn rất xa vời đối với chúng, trẻ cũng sẽ dễ quên ngay những điều bố mẹ dặn vì vậy tốt nhất là bạn hãy rèn cho trẻ từ những thói quen nhỏ nhặt nhất.
Chẳng hạn như các bé thường rất thích thú với việc tắt/bật các thiết bị điện tử như ti vi, quạt… bạn hãy tận dụng điều đó để dạy trẻ thói quen luôn tắt ti vi, quạt máy… khi ra khỏi phòng hoặc không sử dụng đến. Mỗi khi bé làm được điều đó, bạn hãy khen ngợi để động viên bé còn nếu bé quên hay không biết cách, bạn hãy thực hiện ngay trước mặt bé.
Hay mỗi lần bé vặn vòi nước rửa tay, chân, bạn cũng nên hướng dẫn cho bé nhớ phải xoáy chặt vòi nước khi không sử dụng nữa… Lâu dần, những hành động nhỏ này sẽ trở thành thói quen của bé và thêm sự răn dạy từ bố mẹ, bé sẽ hiểu đó là tiết kiệm.
Cho trẻ thấy kết quả của việc tiết kiệm
Để cho trẻ hiểu những việc nhỏ như khóa nước khi dùng xong, tắt điện khi ra khỏi phòng, tiết kiệm tiền... có ích lợi thì bạn cần cho bé thấy những ích lợi đó một cách trực quan.
Hãy nói thật đơn giản với trẻ như: “Nếu con tiết kiệm điện hàng ngày, chúng ta có thể bớt được một khoản chi tiêu và mẹ có thể mua thêm cho con đồ chơi/truyện vào cuối tháng”… Tất nhiên, sau đó bạn hãy mua cho bé một món đồ dùng/đồ chơi từ việc bé đã tiết kiệm.
Nuôi heo đất
Nuôi heo đất có thể trở thành trò vui của trẻ.
Hãy tặng cho trẻ những con heo tiết kiệm thật đáng yêu để trẻ có hứng thú “chăm sóc” chúng hơn. Đồng thời, bố mẹ cũng nên khuyến khích trẻ “cho heo ăn” mỗi ngày, bắt đầu từ những số tiền nhỏ đến những khoản tiền lớn hơn như tiết mừng tuổi dịp Tết…
Bạn có thể khuyến khích trẻ tiết kiệm bằng cách cùng thực hiện với chúng. Ví dụ như khi mua cho trẻ nhưng con heo tiết kiệm, bạn cũng hãy mua cho mình một con và cùng trẻ lên kế hoạch và mục tiêu cho việc tiết kiệm. Như vậy, trẻ sẽ luôn cảm thấy được bố mẹ động viên và hào hứng hơn.
Giúp trẻ lập các khoản tiết kiệm
Hãy giúp trẻ lập ra danh sách những thứ chúng yêu thích để chúng có động lực tiết kiệm hơn. Bạn có thể hướng trẻ tiết kiệm tiền cho những mục đích lớn hơn như việc học đại học sau này của chúng hay chỉ cần là những việc nhỏ như mua một chiếc xe đạp, máy vi tính mới…
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn đừng cự tuyệt với mong muốn của con cái khi chúng muốn rút một khoản tiền nhỏ từ các khoản tiết kiệm để mua một món đồ nào đó. Điều này có thể phản tác dụng khiến chúng không còn muốn tiết kiệm nữa.
Dạy trẻ tận dụng đồ chơi cũ
Hãy lưu giữ lại tất cả những món đồ chơi của trẻ từ nhỏ để đến khi trẻ đã chán những món đồ chơi hiện tại, bạn hãy lấy những đồ chơi cũ ra, lâu không sử dụng đến chúng, trẻ sẽ cảm thấy mới lạ hơn. Bên cạnh đó, mỗi khi trẻ đòi xin bố mẹ mua đồ chơi mới, bạn hãy cân nhắc và nếu không cần thiết có thể từ chối, yêu cầu trẻ tận dụng những đồ chơi cũ trước đó. Bạn không nên từ chối trẻ một cách phũ phàng, hãy nhẹ nhàng giải thích cho trẻ tại sao lại không cần mua đồ chơi mới.
Bố mẹ hãy dạy cho trẻ cách tái chế, làm mới đồ chơi cũ để trẻ nhận thức được cách tiết kiệm.
Bạn cũng nên dạy bé cách tái chế, làm mới những đồ chơi cũ để bé biết cách tận dụng chúng. Việc làm này sẽ khiến bé thích thú hơn đồng thời giúp phát triển khả năng khéo léo, sự sáng tạo của bé. Bạn có thể kêu gọi những gia đình bạn bè khác mở một cuộc hội chợ nho nhỏ tại nhà, nơi mà các bé sẽ trổ tài và tái chế đồ chơi cũ và trao đổi với nhau. Như vậy, bạn không chỉ giúp bé biết cách tiết kiệm mà còn cho bé cơ hội được thể hiện mình.
Mở những “cuộc họp gia đình”
Tạo những cuộc nói chuyện trong gia đình có sự tham gia của trẻ, để xem xét về ngân sách của gia đình mình cùng với các con, có thể là vào cuối tháng khi bạn phải thanh toán các hóa đơn. Thông qua đó, hãy hướng dẫn cho trẻ cách thức phân chia các khoản chi tiêu vào những mục đích khác nhau, từ mua sắm thông thường, các tiện ích cho đến các khoản tiết kiệm.
Thường thì chính chi phí dành cho các khoản tiện ích như tiền điện, tiền xăng hay chi phí đi lại sẽ luôn khiến con bạn phải ngạc nhiên nhất, vì đơn giản không một đứa trẻ nào có thể hiểu được những khoản chi phí trên lại tốn nhiều tiền của bố mẹ chúng đến thế.
Làm gương cho trẻ
Muốn dạy dỗ trẻ thì trước hết chính những người lớn trong gia đình phải làm gương trước, đối với việc tiết kiệm cũng vậy. Bạn cần cho con trẻ thấy những hành động tiết kiệm của mình ở mọi lúc mọi nơi để trẻ ghi nhớ và học hỏi theo. Đơn giản như việc luôn tắt đèn, điện, quạt, ti vi… khi ra khỏi phòng đến việc tiết kiệm trong chi tiêu.
Bên cạnh đó, bạn có thể dắt trẻ cùng đi chợ, đi mua sắm cho trẻ thấy cách bạn mua bán, lựa chon hang hóa, cân nhắc chi tiêu như thế nào đồng thời với cùng một mặt hang, bạn có thể chỉ cho trẻ thấy loại nào rẻ hơn hoặc mua ở đâu thì rẻ hơn, tiết kiệm hơn. Như vậy, trẻ không chỉ học được cách chi tiêu hợp lý mà còn học được cả cách mua bán hàng hóa
Đối với trẻ nhỏ thì việc giảng giải về ích lợi của việc tiết kiệm
đôi khi còn rất xa vời đối với chúng, trẻ cũng sẽ dễ quên ngay những
điều bố mẹ dặn vì vậy tốt nhất là bạn hãy rèn cho trẻ từ những thói quen
nhỏ nhặt nhất.
Đối với trẻ nhỏ thì việc giảng giải về ích lợi của việc tiết kiệm đôi khi còn rất xa vời đối với chúng, trẻ cũng sẽ dễ quên ngay những điều bố mẹ dặn vì vậy tốt nhất là bạn hãy rèn cho trẻ từ những thói quen nhỏ nhặt nhất.
Chẳng hạn như các bé thường rất thích thú với việc tắt/bật các thiết bị điện tử như ti vi, quạt… bạn hãy tận dụng điều đó để dạy trẻ thói quen luôn tắt ti vi, quạt máy… khi ra khỏi phòng hoặc không sử dụng đến. Mỗi khi bé làm được điều đó, bạn hãy khen ngợi để động viên bé còn nếu bé quên hay không biết cách, bạn hãy thực hiện ngay trước mặt bé.
Hay mỗi lần bé vặn vòi nước rửa tay, chân, bạn cũng nên hướng dẫn cho bé nhớ phải xoáy chặt vòi nước khi không sử dụng nữa… Lâu dần, những hành động nhỏ này sẽ trở thành thói quen của bé và thêm sự răn dạy từ bố mẹ, bé sẽ hiểu đó là tiết kiệm.
Cho trẻ thấy kết quả của việc tiết kiệm
Để cho trẻ hiểu những việc nhỏ như khóa nước khi dùng xong, tắt điện khi ra khỏi phòng, tiết kiệm tiền... có ích lợi thì bạn cần cho bé thấy những ích lợi đó một cách trực quan.
Hãy nói thật đơn giản với trẻ như: “Nếu con tiết kiệm điện hàng ngày, chúng ta có thể bớt được một khoản chi tiêu và mẹ có thể mua thêm cho con đồ chơi/truyện vào cuối tháng”… Tất nhiên, sau đó bạn hãy mua cho bé một món đồ dùng/đồ chơi từ việc bé đã tiết kiệm.
Nuôi heo đất
Nuôi heo đất có thể trở thành trò vui của trẻ.
Hãy tặng cho trẻ những con heo tiết kiệm thật đáng yêu để trẻ có hứng thú “chăm sóc” chúng hơn. Đồng thời, bố mẹ cũng nên khuyến khích trẻ “cho heo ăn” mỗi ngày, bắt đầu từ những số tiền nhỏ đến những khoản tiền lớn hơn như tiết mừng tuổi dịp Tết…
Bạn có thể khuyến khích trẻ tiết kiệm bằng cách cùng thực hiện với chúng. Ví dụ như khi mua cho trẻ nhưng con heo tiết kiệm, bạn cũng hãy mua cho mình một con và cùng trẻ lên kế hoạch và mục tiêu cho việc tiết kiệm. Như vậy, trẻ sẽ luôn cảm thấy được bố mẹ động viên và hào hứng hơn.
Giúp trẻ lập các khoản tiết kiệm
Hãy giúp trẻ lập ra danh sách những thứ chúng yêu thích để chúng có động lực tiết kiệm hơn. Bạn có thể hướng trẻ tiết kiệm tiền cho những mục đích lớn hơn như việc học đại học sau này của chúng hay chỉ cần là những việc nhỏ như mua một chiếc xe đạp, máy vi tính mới…
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn đừng cự tuyệt với mong muốn của con cái khi chúng muốn rút một khoản tiền nhỏ từ các khoản tiết kiệm để mua một món đồ nào đó. Điều này có thể phản tác dụng khiến chúng không còn muốn tiết kiệm nữa.
Dạy trẻ tận dụng đồ chơi cũ
Hãy lưu giữ lại tất cả những món đồ chơi của trẻ từ nhỏ để đến khi trẻ đã chán những món đồ chơi hiện tại, bạn hãy lấy những đồ chơi cũ ra, lâu không sử dụng đến chúng, trẻ sẽ cảm thấy mới lạ hơn. Bên cạnh đó, mỗi khi trẻ đòi xin bố mẹ mua đồ chơi mới, bạn hãy cân nhắc và nếu không cần thiết có thể từ chối, yêu cầu trẻ tận dụng những đồ chơi cũ trước đó. Bạn không nên từ chối trẻ một cách phũ phàng, hãy nhẹ nhàng giải thích cho trẻ tại sao lại không cần mua đồ chơi mới.
Bố mẹ hãy dạy cho trẻ cách tái chế, làm mới đồ chơi cũ để trẻ nhận thức được cách tiết kiệm.
Bạn cũng nên dạy bé cách tái chế, làm mới những đồ chơi cũ để bé biết cách tận dụng chúng. Việc làm này sẽ khiến bé thích thú hơn đồng thời giúp phát triển khả năng khéo léo, sự sáng tạo của bé. Bạn có thể kêu gọi những gia đình bạn bè khác mở một cuộc hội chợ nho nhỏ tại nhà, nơi mà các bé sẽ trổ tài và tái chế đồ chơi cũ và trao đổi với nhau. Như vậy, bạn không chỉ giúp bé biết cách tiết kiệm mà còn cho bé cơ hội được thể hiện mình.
Mở những “cuộc họp gia đình”
Tạo những cuộc nói chuyện trong gia đình có sự tham gia của trẻ, để xem xét về ngân sách của gia đình mình cùng với các con, có thể là vào cuối tháng khi bạn phải thanh toán các hóa đơn. Thông qua đó, hãy hướng dẫn cho trẻ cách thức phân chia các khoản chi tiêu vào những mục đích khác nhau, từ mua sắm thông thường, các tiện ích cho đến các khoản tiết kiệm.
Thường thì chính chi phí dành cho các khoản tiện ích như tiền điện, tiền xăng hay chi phí đi lại sẽ luôn khiến con bạn phải ngạc nhiên nhất, vì đơn giản không một đứa trẻ nào có thể hiểu được những khoản chi phí trên lại tốn nhiều tiền của bố mẹ chúng đến thế.
Làm gương cho trẻ
Muốn dạy dỗ trẻ thì trước hết chính những người lớn trong gia đình phải làm gương trước, đối với việc tiết kiệm cũng vậy. Bạn cần cho con trẻ thấy những hành động tiết kiệm của mình ở mọi lúc mọi nơi để trẻ ghi nhớ và học hỏi theo. Đơn giản như việc luôn tắt đèn, điện, quạt, ti vi… khi ra khỏi phòng đến việc tiết kiệm trong chi tiêu.
Bên cạnh đó, bạn có thể dắt trẻ cùng đi chợ, đi mua sắm cho trẻ thấy cách bạn mua bán, lựa chon hang hóa, cân nhắc chi tiêu như thế nào đồng thời với cùng một mặt hang, bạn có thể chỉ cho trẻ thấy loại nào rẻ hơn hoặc mua ở đâu thì rẻ hơn, tiết kiệm hơn. Như vậy, trẻ không chỉ học được cách chi tiêu hợp lý mà còn học được cả cách mua bán hàng hóa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét