Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2012

Thực đơn cho trẻ 7 – 9 tháng tuổi (Phần 1)

Khi được 7 – 9 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của bé đã đa dạng hơn trước rất nhiều. Các mẹ có thể tham khảo một số thực đơn dưới đây để giúp bé yêu có được những món ăn ngon miệng và giàu dinh dưỡng hơn. 
http://www.nhatdang.vn/search?updated-max=2012-08-19T01%3A10%3A00-07%3A00&max-results=4

1.    Lòng đỏ trứng

Nguyên liệu: Các loại trứng: gà, vịt.

Cách làm: Cho trứng vào nồi luộc chín. Bóc trứng chỉ lấy lòng đỏ. Nghiền nát trứng, trộn với một ít nước canh là được. 

Dinh dưỡng: Hàm lượng protein và chất sắt trong trứng tương đối cao.

Công dụng: Protein và chất sắt có lợi cho sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể.

Cách cho ăn: Không nên để trứng quá khô, để trẻ dễ ăn. Trước tiên, bắt đầu cho ăn từng ít một (1/8 lòng đỏ trứng), sau đó tăng dần, đến 8, 9 tháng có thể ăn cả 1 lòng đỏ trứng. Cho ăn từ từ, không nên vội vàng. Sau khi ăn xong cho trẻ uống vài thìa nước. 

2.    Súp rau

Nguyên liệu: Rau có màu xanh, cà rốt, khoai tây, đậu Hà Lan.

Cách làm: Rau xanh rửa sạch thái nhỏ, cho muối và một ít nước nấu chín hoặc cho nấu lẫn với cháo đều được. Cà rốt, khoai tây, đậu Hà Lan rửa sạch, đun chín với một ít nước, sau đó dùng thìa canh nghiền nhỏ là được. Hoặc có thể nghiền nhỏ rồi cho vào đun lẫn với cháo. 

Dinh dưỡng: Hàm lượng vitamin A trong cà rốt rất cao, hàm lượng vitamin C trong khoai tây cũng khá cao, hàm lượng protein trong đậu Hà Lan cũng  vậy. Hàm lượng can xi, vitamin A trong rau cải xanh cũng rất đáng kể.

Công dụng: Có lợi cho việc tạo máu, thông đại tiểu tiện và sự phát triển của cơ thể, đồng thời cũng có tác dụng bảo vệ niêm mạc da.

Cách cho ăn: Lần đầu chỉ làm với 1 loại rau sau đó tăng dần, lượng cho ăn từ 1 thìa canh tăng dần lên đến 6 – 8 thìa canh mỗi ngày.

Chú ý: Phải chế biến với các loại rau tươi để đảm bảo giá trị dinh dưỡng.

3.    Gan, thịt hấp

Nguyên liệu: Gan lợn, gà, thịt lợn nạc.

Cách làm: Gan hoặc thịt nạc rửa sạch, cắt bỏ gân. Đặt thịt nạc hay gan lên thớt, dùng thìa i-nốc nạo lấy một lượng gan (hay thịt) đủ dùng. Cho chỗ thịt (hay gan) đã được nạo nhỏ đó vào bát, trộn với một chút nước và muối rồi cho vào nồi hấp chín hoặc cho vào nấu chín cùng với cháo. 

Dinh dưỡng: Hàm lượng protein vitamin B1, B2 trong thịt nạc tương đối cao. Hàm lượng vitamin A, chất sắt và protein trong gan cũng cao.

Công dụng: Thúc đẩy sự phát triển.

Cách cho ăn: Bắt đầu từ một thìa nhỏ, tăng dần lên nhưng nhiều nhất mỗi ngày cũng không nên quá 2 thìa canh. Tốt nhất là nên chế biến bằng một thứ thịt hoặc gan, sau khi đã quen mới cho thêm loại khác.

4.    Trứng hấp

Nguyên liệu: Trứng gà hoặc vịt.

Cách làm: Đập cả quả trứng vào bát, dùng đũa đánh tan, thêm một chút muối. Cho một chút nước lạnh vào rồi đánh đều lên. Cho vào nồi hấp chín là được. 

Dinh dưỡng: Hàm lượng Protein, chất sắt trong trứng tương đối cao.

Công dụng: Thúc đẩy sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể.

Cách cho ăn: Bắt đầu ăn chỉ nên khoảng 1 thìa canh, dần dần tăng lên cả quả. 

Chú ý: Trứng sau khi đánh tan, cho thêm chút nước vào, dùng đũa đánh đều lên, tránh không để lòng trắng bị lắng dưới đáy bát và cứng lại.


5.    Mì nui tôm tươi


Nguyên liệu: Nửa gói mì ống; Tôm tươi bóc vỏ 12g; Thịt lợn 90g; Rau cải trắng: 6 cây; Hành, dầu sa lát, muối, mì chính vừa đủ.

Cách làm: Cho nước vào nồi đun sôi, cho mì vào, thêm một chút muối, đun trong vài phút, sau khi chín mềm thì vớt ra, cho vào nước nguội rồi đổ ra, để ráo. Rửa sạch tôm, hành rửa sạch, cắt nhỏ, thịt lợn thái chỉ, rau cải trắng cắt khúc. Cho dầu sa lát vào chảo đun sôi, cho hành và thịt vào, đảo dậy mùi thơm. Cho nước vào nồi đun sôi rồi cho mì vào. Cho tôm, rau cải vào nồi. Chờ sau khi mì sôi thì cho mì chính, muối vào là được. 

Chú ý: Dung tích 1 cốc nước tương đương với 150ml.

6.    Mì thịt

Nguyên liệu: Mì sợi: 1 gói; Tôm tươi bóc vỏ: 120g; Thịt lợn: 120g; Rau cải trắng: 6 cây; Rau cần: 2 cây; Hành, dầu, xì dầu, muối, mì chính vừa đủ.

Cách làm: Sau khi đun sôi nước trong nồi, cho mì sợi vào cùng với một chút muối, chờ sau khi chín mềm vớt ra, bỏ vào nước lạnh rồi đổ ra để ráo. Rửa sạch tôm, thịt, rau cải, hành, rau cần. Thịt lợn thái chỉ, rau cải xắt khúc, hành, cần thái nhỏ. Dầu cho vào chảo nóng lên thì cho hành và thịt vào chảo, xào dậy mùi thơm, sau đó cho một chút xì dầu vào cho dậy mùi. Cho nước vào nồi, sau khi nước sôi thì cho mì đã chín vào. Cho tôm, rau cải vào nồi, sau khi sôi lên thì cho muối, mì chính và rau cần vào là được. 

7.    Miến đậu xanh

Nguyên liệu: Đậu xanh: 1 cốc; Miến: 1 nắm; Đường trắng một ít.

Cách làm: Miến rửa sạch, đậu xanh vo và ngâm cho nở mềm. Cho đậu xanh vào nồi cùng với nước và đun sôi. Đun đậu xanh trong 8 phút. Cho miến vào nồi. Cho đường vào là ăn được.


8.    Miến thập cẩm

Nguyên liệu: Miến đủ ăn; Thịt lợn: 90g; Tôm tươi bóc vỏ: 60g; Hàu: 90g; Mực tươi: Nửa con; Rau cải trắng: 6 cây; Rau cần: 2 cây; Hành, dầu ăn, tỏi khô, xì dầu, muối, mì chính vừa đủ.

Cách làm: Rửa sạch miến, thịt, rau, hàu, tôm. Thịt, mực thái chỉ, hành thái nhỏ, tỏi đập đập, rau cải cắt khúc. Cho dầu vào chảo, sau khi đun nóng thì cho hành, tỏi, thịt vào chảo phi dậy mùi, sau đó cho một chút xì dầu vào. Cho nước vào nồi, sau khi nước sôi cho hàu, mực, tôm, miến vào nồi. Sau khi đun sôi lại thì cho rau cải, muối, mì chính, rau cần vào là được 

9.    Canh mì gạo

Nguyên liệu: Mì gạo: 300g; Thịt lợn: 90g; Tôm nõn: một ít; Rau hẹ: 6 cây; Hành, dầu ăn, xì dầu, muối, mì chính vừa đủ.

Cách làm: Rửa sạch thực phẩm. Thịt lợn thái chỉ, hẹ xắt khúc, hành thái nhỏ. Sau khi đun dầu trong chảo nóng lên thì cho hành, tôm nõn, thịt lợn vào xào dậy mùi thơm và nhỏ vài giọt xì dầu vào. Cho nước vào nồi, nước sôi cho mì gạo vào đun sôi lại rồi cho hẹ, muối, mì chính vào là được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét