TP - Tiền Phong Chủ nhật ra ngày 31-1-2010 có đăng bài Hoại tử nặng: Một
người khỏe nhờ cóc, kể về một trường hợp tự chữa khỏi chứng hoại tử
nặng ở chân bằng than lấy từ con cóc bị đốt cháy mà các bệnh viện lớn
không chữa được. Thực tế, than cóc có phải là một loại thuốc không ?
Dễ mắc khó chữa
Hoại tử là một dạng nhiễm trùng, lan rất nhanh, có thể xảy ra khi bị thương hay phẫu thuật, do nhiễm trùng vết thương, thường do các loại vi khuẩn như Strep, hay Clostridia gây ra, hoặc do máu không tới được khu vực nào đó trên cơ thể.
Nhóm nguy cơ cao là những người mắc bệnh tiểu đường, tắc nghẽn mạch máu, đau ruột thừa, nằm bất động, bị thương, bị bỏng, v.v...
Theo y học cổ truyền bệnh hoại thư được gọi theo dân gian là sâu quảng, loại loét đặc biệt với vết loét lan rộng ra xung quanh rất nhanh (ngay từ khi mới xuất hiện) hoặc ăn sâu xuống dưới, có khi lớp gân cơ; nhưng sau khi hình vết thương loét, bệnh lại tiến triển dai dẳng, chậm chạp, rất khó chữa, khi khỏi để lại sẹo nhăn nhúm.
Sâu quảng do nhiều yếu tố phối hợp gây nên; nhiễm khuẩn tại chỗ (tụ cầu, liên cầu khuẩn, trực tiếp khuẩn coli, trực khuẩn hình thoi, hình thoi,v.v.). Sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm do nhiễm khuẩn nội tạng (viêm đường sinh dục - tiết hậu, viêm mủ màng phôi, viêm ruột thừa, viêm phổi, viêm màng ngoài tim, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng, viêm thận, do cơ thể dị ứng hoặc do cơ chế hóa học (sản sinh men tiêu protein gây loét da); suy giảm miễn dịch do hoặc thiếu gamma globulin trong máu; giảm sức đề kháng của cơ thể do xuất hiện paraprotein trong máu người.
Khắc chế bằng thiềm khử
Y học cổ truyền từng đã dùng toàn bộ con cóc đốt cồn tính (cháy trong điều kiện không ôxy) bằng cách lấy cóc rửa sạch, moi bỏ phủ tạng rồi bọc vào đất sét đem nung cháy thành than, lấy than đỏ bôi vào chỗ ung nhọt, đặc biệt là chữa được sâu quảng, một dạng hoại thư ở chân.
Tuệ Tĩnh đã viết trong “Nam dược Thần liệu”, thiềm thử - con cóc- khi dùng bỏ ruột đi, tính bình, mát, hơi có độc, tiêu bạt ung thư, trị chó điên cắn, cam tích trẻ con, chữa lở càng hay.
Hải Thượng Lãn Ông cũng ghi nhận trong “Lĩnh Nam Bản thảo”, quyền thượng: “Thiềm thử tục gọi là con cóc; Có độc, vị ngọt, khí mát bình; Chuyên chữa nhọt đinh và chó dại; Bệnh trẻ cam tích lở mau lành; Khi dùng thì bỏ ruột ra.
Và trong quyền hạ: Thiềm thử là con cóc; Ruột da bỏ khỏi độc; Lại chữa cả rắn cắn; Chữa trẻ em cam sài; Chữa chó dại rất tài; Tán hay nướng tùy bài.
Như vậy dưới góc nhìn của y học cổ truyền (đông y) việc dùng cóc đốt cháy thành than để bôi chữa hoại thư không phải là điều gì mới mẻ, mà đã được tổng kết từ lâu. Như chúng ta đều biết, nhựa cóc rất độc, nhưng khi đốt thành than lại chữa được hoại thư. Đây cũng là phép “lấy độc trị độc” của y học cổ truyền.
Dễ mắc khó chữa
Hoại tử là một dạng nhiễm trùng, lan rất nhanh, có thể xảy ra khi bị thương hay phẫu thuật, do nhiễm trùng vết thương, thường do các loại vi khuẩn như Strep, hay Clostridia gây ra, hoặc do máu không tới được khu vực nào đó trên cơ thể.
Nhóm nguy cơ cao là những người mắc bệnh tiểu đường, tắc nghẽn mạch máu, đau ruột thừa, nằm bất động, bị thương, bị bỏng, v.v...
Theo y học cổ truyền bệnh hoại thư được gọi theo dân gian là sâu quảng, loại loét đặc biệt với vết loét lan rộng ra xung quanh rất nhanh (ngay từ khi mới xuất hiện) hoặc ăn sâu xuống dưới, có khi lớp gân cơ; nhưng sau khi hình vết thương loét, bệnh lại tiến triển dai dẳng, chậm chạp, rất khó chữa, khi khỏi để lại sẹo nhăn nhúm.
Sâu quảng do nhiều yếu tố phối hợp gây nên; nhiễm khuẩn tại chỗ (tụ cầu, liên cầu khuẩn, trực tiếp khuẩn coli, trực khuẩn hình thoi, hình thoi,v.v.). Sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm do nhiễm khuẩn nội tạng (viêm đường sinh dục - tiết hậu, viêm mủ màng phôi, viêm ruột thừa, viêm phổi, viêm màng ngoài tim, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng, viêm thận, do cơ thể dị ứng hoặc do cơ chế hóa học (sản sinh men tiêu protein gây loét da); suy giảm miễn dịch do hoặc thiếu gamma globulin trong máu; giảm sức đề kháng của cơ thể do xuất hiện paraprotein trong máu người.
Khắc chế bằng thiềm khử
Y học cổ truyền từng đã dùng toàn bộ con cóc đốt cồn tính (cháy trong điều kiện không ôxy) bằng cách lấy cóc rửa sạch, moi bỏ phủ tạng rồi bọc vào đất sét đem nung cháy thành than, lấy than đỏ bôi vào chỗ ung nhọt, đặc biệt là chữa được sâu quảng, một dạng hoại thư ở chân.
Tuệ Tĩnh đã viết trong “Nam dược Thần liệu”, thiềm thử - con cóc- khi dùng bỏ ruột đi, tính bình, mát, hơi có độc, tiêu bạt ung thư, trị chó điên cắn, cam tích trẻ con, chữa lở càng hay.
Hải Thượng Lãn Ông cũng ghi nhận trong “Lĩnh Nam Bản thảo”, quyền thượng: “Thiềm thử tục gọi là con cóc; Có độc, vị ngọt, khí mát bình; Chuyên chữa nhọt đinh và chó dại; Bệnh trẻ cam tích lở mau lành; Khi dùng thì bỏ ruột ra.
Và trong quyền hạ: Thiềm thử là con cóc; Ruột da bỏ khỏi độc; Lại chữa cả rắn cắn; Chữa trẻ em cam sài; Chữa chó dại rất tài; Tán hay nướng tùy bài.
Như vậy dưới góc nhìn của y học cổ truyền (đông y) việc dùng cóc đốt cháy thành than để bôi chữa hoại thư không phải là điều gì mới mẻ, mà đã được tổng kết từ lâu. Như chúng ta đều biết, nhựa cóc rất độc, nhưng khi đốt thành than lại chữa được hoại thư. Đây cũng là phép “lấy độc trị độc” của y học cổ truyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét