Đặt chân xuống sân bay quốc tế Singapore Changi,
điều gây ấn tượng mạnh nhất đối với người viết không phải là sự hoành
tráng và hiện đại của đảo quốc sư tử mà chính là cảnh tượng những người
già đang làm công việc thu dọn xe đẩy hành lý do du khách để lại.
Những tưởng đó chỉ là một vài trường hợp cá biệt, nhưng
sự thật không phải như thế. Đến Singapore, người ta dễ dàng bắt gặp hình
ảnh những ông bà cụ 60-70 tuổi lau dọn bên trong các nhà hàng thức ăn
nhanh, quán cà phê và cả nhà vệ sinh. Nếu sống ở Trung Quốc, Nhật hay
Việt Nam, có lẽ họ đang thư thả tập dưỡng sinh trong công viên hay ngồi
xem truyền hình cùng con cháu.
Singapore có tỉ lệ người cao tuổi gia tăng tốc độ khá nhanh. Hiện nay, tỉ lệ cư dân từ 65 tuổi trở lên ở đây là 1/12. Đại học Quốc gia Singapore dự kiến đến năm 2030 sẽ có khoảng 1/5 dân số nước này lớn hơn 65 tuổi.
Điều đó mới nghe tưởng như sẽ chẳng phải là vấn đề, bởi họ vẫn luôn tự hào về tuổi thọ trung bình đứng thứ ba thế giới (81.7 tuổi, cao hơn cả Nhật). Tuy nhiên, thay vì được tiếp tục làm những công việc liên quan đến tri thức như khi còn trẻ, người lớn tuổi ở Singapore lại phải làm các công việc chân tay lương thấp nhưng nặng nhọc và khá độc hại vốn trước đây chỉ dành cho lao động nhập cư.
Nhà báo Seah Chiang Nee thuộc tờ The Star của Malaysia, trong một bài báo cách đây vài năm từng khẳng định rằng không phải người già ở Singapore không muốn nghỉ hưu, mà phần lớn bắt buộc phải làm việc để có thể chi trả cho cuộc sống.
Trên thực tế, Chính phủ Singapore từ lâu đã áp dụng một đạo luật buộc người lao động phải tiết kiệm 1/4 số tiền lương mỗi tháng để đóng vào Quỹ Tiết kiệm Trung ương (CPF) và sẽ chỉ được rút ra dần khi đến 55 tuổi. Trong thời gian đó, CPF dùng số vốn trên để xây dựng đường xá, trường học, bệnh viện và các cơ sở quan trọng phục vụ cộng đồng.
Tuy nhiên, không phải người cao tuổi nào ở Singapore cũng sống được
với số tiền mà CPF chi ra mỗi tháng khi họ đủ tiêu chuẩn được nhận. Cũng
cần chú ý rằng tuổi hưu trước đây ở Singapore là 62, nhưng hồi đầu năm
nay Chính phủ nước này lại vừa mới quyết định nâng con số đó lên thành
65 và khuyến cáo các doanh nghiệp chấp nhận tuyển dụng ứng viên dưới độ
tuổi này.
Phóng viên Shahanaaz Habib (cũng thuộc tờ The Star) kể về trường hợp của một cựu quản lý tài chính từng làm việc mấy chục năm ở Singapore. Người đàn ông này tuy sở hữu bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh, chứng chỉ kiểm toán CPA và thông thạo tiếng Anh, tiếng Malaysia lẫn tiếng Hoa nhưng vẫn không thể nào tìm được một công việc phù hợp khi quyết định đi làm trở lại ở tuổi 63.
May mắn thay, ông đã để dành được khoảng 70.000 SGD trong CPF và được quyền rút ra 400 SGD/tháng để chi tiêu cho gia đình, nhưng số tiền đó vẫn không thấm vào đâu so với cuộc sống đắt đỏ tại Singapore.
Sự thật là không phải ai cũng để dành được nhiều như người đàn ông nói trên. Theo thống kê của một công ty bảo hiểm tại Singapore, chỉ có 27% cư dân tuổi từ 25-75 của nước này tự tin trả lời rằng họ để dành đủ tiền để nghỉ hưu. Tỉ lệ này ở Thái Lan là 61% và ở Malaysia là 47%.
Theo Đại học Quốc gia Singapore, vẫn có đến 85% người cao tuổi nước này đang sống với ít nhất một người con hoặc cháu. Tuy nhiên, lý do chính của việc sống chung này không phải là để con cháu đỡ đần ông bà mà chỉ vì chi phí sinh hoạt quá cao, trong đó tiền thuê nhà đã chiếm một phần khá lớn.
Nghiên cứu này còn nhận định rằng một nguyên nhân khác khiến cho ngày càng có nhiều người cao tuổi ở Singapore phải lao động chân tay để kiếm sống là chính sách hạn chế gia tăng dân số được Chính phủ nước này áp dụng từ những năm 1970. Nhờ giảm thiểu mức tăng dân số Singapore đã đạt được những bước nhảy vọt thần kỳ trong giai đoạn 1980-1990. Bởi tỉ lệ cư dân tham gia nền kinh tế không vướng bận con cái rất cao, dẫn đến năng suất lao động ở đảo quốc Đông Nam Á này còn được đánh giá là ngang bằng với các quốc gia phương Tây. Cũng chính vì vậy ngày nay Singapore phải đón nhận thêm nhiều người cao tuổi quay trở lại thị trường lao động.
Cách đây 3 tháng, vụ việc một cụ bà 80 tuổi người Singapore làm công việc rửa chén được phát hiện đã qua đời bên trong nhà vệ sinh ngay tại nơi làm việc đã khiến cho cư dân mạng nước này giận dữ. Theo thông tin được phía tuyển dụng cung cấp, bà cụ này phải làm việc từ sáng đến tối và 1 tháng chỉ có đúng 2 ngày nghỉ.
Những người Singapore trẻ mà người viết được tiếp xúc đều lo ngại về tình trạng dân số già đi của đất nước mình. Đối với họ, người cao tuổi xứng đáng được nghỉ ngơi và hưởng thụ tuổi già sau khi đã cống hiến cả tuổi thanh xuân xây dựng nên một Singapore hiện đại như ngày nay.
Âu đó cũng là một mặt trái của sự thịnh vượng.
Singapore có tỉ lệ người cao tuổi gia tăng tốc độ khá nhanh. Hiện nay, tỉ lệ cư dân từ 65 tuổi trở lên ở đây là 1/12. Đại học Quốc gia Singapore dự kiến đến năm 2030 sẽ có khoảng 1/5 dân số nước này lớn hơn 65 tuổi.
Điều đó mới nghe tưởng như sẽ chẳng phải là vấn đề, bởi họ vẫn luôn tự hào về tuổi thọ trung bình đứng thứ ba thế giới (81.7 tuổi, cao hơn cả Nhật). Tuy nhiên, thay vì được tiếp tục làm những công việc liên quan đến tri thức như khi còn trẻ, người lớn tuổi ở Singapore lại phải làm các công việc chân tay lương thấp nhưng nặng nhọc và khá độc hại vốn trước đây chỉ dành cho lao động nhập cư.
Nhà báo Seah Chiang Nee thuộc tờ The Star của Malaysia, trong một bài báo cách đây vài năm từng khẳng định rằng không phải người già ở Singapore không muốn nghỉ hưu, mà phần lớn bắt buộc phải làm việc để có thể chi trả cho cuộc sống.
Trên thực tế, Chính phủ Singapore từ lâu đã áp dụng một đạo luật buộc người lao động phải tiết kiệm 1/4 số tiền lương mỗi tháng để đóng vào Quỹ Tiết kiệm Trung ương (CPF) và sẽ chỉ được rút ra dần khi đến 55 tuổi. Trong thời gian đó, CPF dùng số vốn trên để xây dựng đường xá, trường học, bệnh viện và các cơ sở quan trọng phục vụ cộng đồng.
Ngày càng có nhiều người cao tuổi ở Singapore vẫn phải tiếp tục làm việc chỉ để kiếm miếng ăn.
Phóng viên Shahanaaz Habib (cũng thuộc tờ The Star) kể về trường hợp của một cựu quản lý tài chính từng làm việc mấy chục năm ở Singapore. Người đàn ông này tuy sở hữu bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh, chứng chỉ kiểm toán CPA và thông thạo tiếng Anh, tiếng Malaysia lẫn tiếng Hoa nhưng vẫn không thể nào tìm được một công việc phù hợp khi quyết định đi làm trở lại ở tuổi 63.
May mắn thay, ông đã để dành được khoảng 70.000 SGD trong CPF và được quyền rút ra 400 SGD/tháng để chi tiêu cho gia đình, nhưng số tiền đó vẫn không thấm vào đâu so với cuộc sống đắt đỏ tại Singapore.
Sự thật là không phải ai cũng để dành được nhiều như người đàn ông nói trên. Theo thống kê của một công ty bảo hiểm tại Singapore, chỉ có 27% cư dân tuổi từ 25-75 của nước này tự tin trả lời rằng họ để dành đủ tiền để nghỉ hưu. Tỉ lệ này ở Thái Lan là 61% và ở Malaysia là 47%.
Theo Đại học Quốc gia Singapore, vẫn có đến 85% người cao tuổi nước này đang sống với ít nhất một người con hoặc cháu. Tuy nhiên, lý do chính của việc sống chung này không phải là để con cháu đỡ đần ông bà mà chỉ vì chi phí sinh hoạt quá cao, trong đó tiền thuê nhà đã chiếm một phần khá lớn.
Nghiên cứu này còn nhận định rằng một nguyên nhân khác khiến cho ngày càng có nhiều người cao tuổi ở Singapore phải lao động chân tay để kiếm sống là chính sách hạn chế gia tăng dân số được Chính phủ nước này áp dụng từ những năm 1970. Nhờ giảm thiểu mức tăng dân số Singapore đã đạt được những bước nhảy vọt thần kỳ trong giai đoạn 1980-1990. Bởi tỉ lệ cư dân tham gia nền kinh tế không vướng bận con cái rất cao, dẫn đến năng suất lao động ở đảo quốc Đông Nam Á này còn được đánh giá là ngang bằng với các quốc gia phương Tây. Cũng chính vì vậy ngày nay Singapore phải đón nhận thêm nhiều người cao tuổi quay trở lại thị trường lao động.
Cách đây 3 tháng, vụ việc một cụ bà 80 tuổi người Singapore làm công việc rửa chén được phát hiện đã qua đời bên trong nhà vệ sinh ngay tại nơi làm việc đã khiến cho cư dân mạng nước này giận dữ. Theo thông tin được phía tuyển dụng cung cấp, bà cụ này phải làm việc từ sáng đến tối và 1 tháng chỉ có đúng 2 ngày nghỉ.
Những người Singapore trẻ mà người viết được tiếp xúc đều lo ngại về tình trạng dân số già đi của đất nước mình. Đối với họ, người cao tuổi xứng đáng được nghỉ ngơi và hưởng thụ tuổi già sau khi đã cống hiến cả tuổi thanh xuân xây dựng nên một Singapore hiện đại như ngày nay.
Âu đó cũng là một mặt trái của sự thịnh vượng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét