Trẻ em chưa ý thức được cách tự bảo vệ mình, chính vì thế, người lớn
cần phải luôn để mắt đến các em và phòng trừ những tai nạn từ lan can,
ban công, cửa sổ - vốn không đáng có - xảy ra.
Tai nạn từ lan can, ban công - những cái chết thương tâm
Gần đây, báo chí liên tục đưa tin về tai nạn từ lan can tầng cao xuống và tử vong của các bé từ 3 - 6 tuổi .
Mới
ngày 12/12/2012, trong lúc chơi ở ban công, bé Hậu (5 tuổi) đã rớt từ
tầng 5 xuống đất (Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM). Chưa kịp đưa đi bệnh viện
thì bé đã tắt thở. Điều đau lòng là lúc đó, trong nhà không có ai trông
bé: bố đi làm, mẹ đi chợ.
Ban công tầng 5, nơi bé Hậu bị ngã xuống
.
Tại
chung cư 21, 3/12/2012, khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (Q. Hoàng Mai, Hà
Nội), bé Lê Minh Đức (4 tuổi) đã không may bị rơi từ tầng 9 xuống lan
can tầng 2. Trước đó, khi Đức còn ngủ, mẹ em đã đưa chị gái của em đi
học, khi về không thấy con đâu, chị mới hốt hoảng gọi các phòng bên cạnh
đi tìm phụ và phát hiện xác con.
Ngược lại
thời gian trước, 3/11/2012, tại chung cư Phú Mỹ Thuận (xã Phú Xuân,
huyện Nhà Bè, TP.HCM), khi đang ngồi nghịch iPad trên ghế sofa để sát
cửa sổ, thấy iPad văng ra ngoài, bé L.A (4 tuổi) theo phản xạ, nhoài
người theo chụp lại nhưng bị rơi xuống từ cửa sổ tầng 15 của căn hộ.
Thời
điểm đó, bà ngoại của bé bế em của L.A qua nhà hàng xóm, chỉ khoảng 5
phút về thì không thấy cháu đâu. Tìm khắp nơi, bà phát hiện cửa sổ phòng
khách mở tung, chiếc iPad để trên bàn cũng biến mất. Nhìn qua cửa sổ
xuống dưới đất, bà mới thấy cháu nằm bất động dưới đất.
Cửa sổ căn hộ bé gái rơi là cửa kính lùa, trong khi nhiều căn hộ khác các cư dân đã làm thêm song sắt bảo vệ. (Ảnh: Dân trí)
Sáng
cùng ngày, ở toà nhà Artex 172 Ngọc Khánh (Ba Đình, Hà Nội), bé trai 4
tuổi, leo lên đi văng gần lan can chơi thì trượt chân rơi từ tầng 11
xuống ban công tầng 2. Lúc xảy ra tai nạn, gia đình cháu bé không có
người lớn ở nhà vì mẹ bé thấy con mình ngủ say nên không đánh thức, chị
tranh thủ chạy đi chợ mua một số thứ, khi về thì đã quá trễ.
Trường
hợp khác, bé Phúc (4 tuổi), bị rơi từ tầng 11, ở nhà NƠ 9B, khu đô thị
Bắc Linh Đàm, Hà Nội. Khi tai nạn xảy ra, bố mẹ bé đang về quê, Phúc
được gửi lại cho người giúp việc trông nom, nhưng khi chị giúp việc đi
chợ, em đã chạy ra leo trèo lan can và xảy ra tai nạn.
Trẻ em chơi ngoài ban công, lan can rất dễ leo trèo và ngã. (Ảnh minh họa)
Tai nạn từ lan can,
ban công, cửa sổ nhà cao tầng xuống đang ngày càng phổ biến hơn, nhất
là tại các thành phố lớn, khi chung cư, nhà cao tầng phát triển không
ngừng. Tuy
nhiên, điều quan trọng là người lớn làm gì để bảo vệ các em? Từ những
tai nạn điển hình nói trên, các bậc phụ huynh cũng phải nhìn lại mình,
cách mình trông nom con cái đã thật sự cẩn trọng và sát sao chưa.
Người lớn cần tạo vành đai an toàn cho con trẻ bằng các cách sau:
- Tuyệt đối không được để trẻ dưới 6 tuổi ở nhà một mình, vì các em chưa ý thức được việc mình làm.
Trong hầu hết các trường hợp tai nạn như trên, dễ nhận thấy lý do chính là vì phụ huynh chủ quan, thấy con ngủ hoặc nghĩ con mình sẽ chơi trong nhà và không ra ngoài... nên khóa cửa ngoài cho trẻ ở trong nhà một mình mà quên mất rằng còn cửa sổ, cửa ban công...
Hơn nữa, tâm lý của các em khi không nhìn thấy người lớn thường sợ hãi, lo lắng và tìm cách ra ngoài để tìm người thân đã dẫn đến những hậu quả đau lòng.
- Nhà
có trẻ nhỏ, không nên để những thứ các em có thể trèo lên như: bàn,
ghế, giường, chậu cảnh... rìa ban công. Trẻ em hiếu kỳ và hiếu động, rất
thích khám phá, leo trèo, chỉ một chút sơ sẩy, hậu quả cũng thật khó
lường.
Trong vụ bé trai 4 tuổi rơi từ tầng 11 ở Ba Đình (Hà Nội), mặc dù có lan can cao hơn đầu bé nhưng gia đình lại kê một chiếc đi văng để ngồi hóng mát, chính vì leo lên đi văng chơi nên bé mới bị rơi ra ngoài.
Còn vụ bé Phúc cũng rơi từ tầng 11 ở khu đô thị Bắc Linh Đàm (Hà Nội) thì lan can còn cao hơn, đến 1.5m nhưng lại gồm 1 phần tường xây và một phần là các thanh sắt nằm ngang rất dễ bám vào và có thể chui lọt.
- Không để bàn ghế nhẹ tại bất kỳ nơi nào trên ban công vì các em có thể kéo chúng ra rìa ban công và trèo lên.
- Chú ý khóa cửa ra ban công khi không có việc dùng đến.
- Không cho trẻ ra ban công mà không có người lớn theo coi, ngay cả ở nhà hay khi thăm nhà người khác.
- Cửa sổ phải có thanh chắn để bảo đảm an toàn cho trẻ. Như trong vụ bé L.A rơi khỏi tầng 15 vì với theo chiếc iPad đầu tháng 11, cửa sổ căn hộ bé ở chỉ cách sàn chưa đầy 1m, lại chỉ là cửa lùa, không hề có song sắt, chính vì thế, không có gì che chắn khi bé nhoài người ra ngoài.
- Tuy vậy, các gia đình cũng không nên làm lan can, ban công kỹ quá kiểu chuồng cọp vì nếu có hỏa hoạn xảy ra, rất khó cho công tác cứu hộ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét