Thế giới hiện có hàng chục triệu người đang sử dụng sản phẩm chạy iOS của Apple, chỉ cần 1% hay thậm chí là 0,1% số này mua phần mềm của bạn là đã đủ giàu to rồi.
Không
nằm ngoài xu thế phát triển của toàn thế giới, trong những năm gần đây
làn sóng smartphone đã tràn vào thị trường điện thoại di động Việt Nam.
Thương hiệu Nokia vốn rất được ưa chuộng đã dần bị đẩy lui khỏi vị trí
độc tôn, thay vào đó là HTC, Samsung và đặc biệt phải kể đến Apple.
Dễ
dàng có thể nhận thấy rằng sản phẩm của Táo Khuyết rất được ưa chuộng
tại nước ta với một lượng lớn người sử dụng. Và khi dùng smartphone, bạn
cần gì? Vâng, bạn cần các ứng dụng chạy trên nó. Sự phổ biến của iPhone
đã tạo tiền đề cho các phần mềm của người Việt xuất hiện ngày một nhiều
trên AppStore.
Bạn
là một người sử dụng iPhone? Bạn đã bao giờ thử tìm hiểu xem làm thế
nào để tạo ra được một ứng dụng trên chiếc điện thoại di động của mình
chưa?
Phóng
viên GenK đã liên hệ với nhóm a2u - nhóm lập trình viên đi đầu trong
việc viết phần mềm trên iOS với kinh nghiệm làm app trên 2 năm để tìm
hiểu về công việc của họ, chính là tạo ra những ứng dụng bán trên Apple
Store.
Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về thiết bị họ sử dụng, nói cách khác là: cần có những gì để tạo ra các ứng dụng trên iOS?
Như
các bạn đã biết, iOS là một hệ điều hành dành cho nền tảng di động
(iPhone, iPad, iPod) độc quyền của hãng Apple. Và để tạo ra những ứng
dụng trên hệ điều hành này, chúng ta buộc phải sử dụng một sản phẩm khác
của Táo Khuyết là MacOS.
“Có
nhiều cách để sử dụng hệ điều hành MacOS là: cài máy ảo trên Windows
hoặc dùng làm hệ điều hành thứ 2 song song trên PC. Tuy nhiên nếu muốn
theo nghề này thì nên sắm một chiếc Macbook Pro. Sản phẩm của Apple chạy
MacOS bao giờ cũng tốt hơn và tiện mang đi mang lại.”
Hệ
điều hành MacOS mới chỉ là nền để cài đặt bộ công cụ làm ra các phần
mềm trên iOS, đó là Xcode. Bạn có thể download và cài đặt chương trình
này thông qua Apple Store một cách dễ dàng. Ngoài ra, nên có một sản
phẩm thật để thử nghiệm phần mềm (iPhone, iPad hoặc iPod Touch), mặc dù
bộ công cụ Xcode đã có sẵn công cụ giả lập Simulator nhưng chạy test
trên thiết bị thật bao giờ cũng tốt hơn.
Cần
chú ý rằng bạn bắt buộc phải có một tài khoản developer (đăng ký tại
developer.apple.com) để có thể tạo được phần mềm chạy trên thiết bị
thật, nếu không Xcode chỉ cho phép chạy trên Simulator mà thôi. Thông
thường tài khoản developer sẽ bị Apple thu phí là 99 USD một năm, riêng
đối với sinh viên muốn học lập trình iOS, hãng sẽ cung cấp account miễn
phí. Tuy nhiên tài khoản dùng trong việc học sẽ không được phép bán ứng
dụng trên AppStore.
Cần có account developer để có thể tạo ứng dụng chạy trên máy thật.
Tổng
kết lại, sẽ phải chi kha khá tiền để mua Macbook, iPhone (hoặc iPad,
iPod Touch) và tài khoản developer để có thể bắt đầu “hành nghề” viết
phần mềm trên iOS.
Làm phần mềm
“Ý
tưởng là phần đầu tiên và cũng là phần quan trọng nhất trong việc làm
ra một phần mềm, không chỉ riêng trên iOS mà trên mọi nền tảng khác cũng
vậy. Nếu muốn ứng dụng của mình thành công, điều đầu tiên phải có ý
tưởng tốt, sát với nhu cầu của người dùng.” – Anh Duy, trưởng nhóm lập
trình chia sẻ.
Sau
khi đã có ý tưởng, project được hình thành. Một người rất khó có thể
kham được toàn bộ khối lượng công việc nên dự án sẽ được chia thành từng
modul, các thành viên trong nhóm sẽ nhận code từng phần hoặc thuê người
khác làm. Sau khi hoàn thành từng mảng nhỏ, tất cả sẽ được ghép lại với
nhau và build thành ứng dụng. Ngôn ngữ lập trình được sử dụng ở đây là
Objective C.
Lập trình và test phần mềm.
Thông
thường một project sẽ được chia thành từng mảng riêng: Phần đồ hoạ -
thiết kế các icon, button, phông nền. Tiếp đó các chức năng chính của
phần mềm sẽ được chia thành các modul nhỏ tương ứng, từng lập trình viên
sẽ lo code cho từng modul riêng biệt.
Để
hoàn thiện phần mềm, tất cả các phần trên sẽ được ghép lại và thử
nghiệm tổng thể. Nếu như chương trình bị lỗi thì có thể tách modul chứa
phần bị lỗi ra thử riêng một cách độc lập mà không ảnh hưởng tới những
phần khác.
Ngoài
ra, để phần mềm chạy được trên tất cả các máy iPhone, iPad, iPod có
kích thước màn hình khác nhau, cần có bước căn chỉnh lại giao diện cho
hợp lý (phần lõi hoàn toàn giống nhau).
Kiếm ra tiền
Trên
toàn thế giới hiện có đến hàng chục triệu người đang sử dụng sản phẩm
chạy iOS của Apple là iPhone, iPad, iPod Touch, chỉ cần 1% hay thậm chí
là 0,1% số này mua phần mềm của bạn là đã đủ giàu to rồi. Vâng, cách
kiếm được nhiều tiền nhất và cũng là đơn giản nhất mà ai cũng có thể
nghĩ ra là up lên Apple Store bán phầm mềm cho khách hàng (tỷ lệ ăn chia
là 30 – 70, hãng lấy 30% còn 70% thuộc về người đưa ứng dụng lên).Táo
Khuyết sẽ trả tiền trực tiếp vào tài khoản ngân hàng đăng ký trong
account developer từng tháng một.
Thế
nhưng việc bán phần mềm không hề đơn giản bởi hiện nay số lượng ứng
dụng trên Apple Store đã đạt tới con số hàng triệu, làm sao để người
dùng biết và chú ý tới phần mềm của mình? Chỉ có một cách duy nhất là
quảng cáo! Có thể nói đây là điểm mấu chốt đặc biệt quan trọng trong
việc đưa sản phẩm tới tay người mua.
“Kể cả ứng dụng của mình cực hay, nhưng làm gì có ai biết mà mua về dùng?”
Bán sản phẩm trên App Store không phải là một việc dễ dàng.
Trên
thực tế, không phải lúc nào bạn cũng có thể nghĩ ra được một ý tưởng
hay để có thể dựng thành phần mềm đem bán, khi đó gia công phần mềm cho
các công ty khác là việc nên làm bởi ngoài kiếm được một khoản tiền ngay
sau khi hoàn thành coding mà không phải đợi doanh số như bán trực tiếp.
Hơn nữa đây là cơ hội để lập trình viên rèn luyện khả năng cũng như học
tập thêm từ ý tưởng của người khác.
Cụ
thể hơn, khách hàng sẽ đưa cho bạn một đơn đặt hàng làm phần mềm với
một số tính năng nào đó. Công việc của người lập trình chỉ đơn giản là
triển khai ý tưởng của người khác. Đến khi nào hoàn thành, giao sản phẩm
cho đối tác thì nhận được thù lao, các công đoạn khác như quảng cáo,
bán sản phẩm đều đã có người khác lo.
Tuy
nhiên, nếu chỉ gia công phần mềm thì số tiền thu được không nhiều do
chỉ là đi làm thuê, thực hiện ý tưởng cho người khác nhận công mà thôi,
không thể bằng tự làm tự bán sản phẩm được.
Ngoài ra, còn một cách kiếm tiền nữa là bán quảng cáo trong các ứng dụng miễn phí.
“Thực
chất thì bán quảng cáo trên các ứng dụng miễn phí không kiếm được nhiều
tiền bởi số lượt download không thuộc dạng cao. Tuy nhiên những phần
mềm này giúp tạo tên tuổi cho nhóm phát triển. Người dùng thấy ứng dụng
hay sẽ tiếp tục tìm và có thể mua các sản phẩm khác của nhóm.”
Lợi nhuận
Các
bạn có thể thấy số tiền đầu tư để bắt đầu làm việc là không hề nhỏ,
riêng cho các loại thiết bị để lập trình và thử nghiệm đã rơi vào khoảng
2000 USD, chưa kể tới phí đào tạo và công sức bỏ ra nhằm tạo được tài
khoản developer để có thể bán ứng dụng trên AppStore. Số tiền thu lại
được là bao nhiêu?
Sẽ phải đầu tư kha khá trước khi làm ra được phần mềm.
“Nhóm
mình thuộc dạng sống lâu thành lão làng rồi nên có nhiều kinh nghiệm
cũng như mối làm ăn, thu nhập từng tháng có lúc lên xuống nhưng trung
bình cũng được khoảng 2000 USD. Hồi mới làm cũng khó khăn lắm, nhưng bây
giờ thì đã khá ổn định.” – Anh Duy chia sẻ.
Như
vậy với 2000 USD mỗi tháng, chia đều ra cho 3 thành viên thì thu nhập
của từng người cũng thuộc dạng khá. Khối lượng công việc cũng tương đối
nhẹ bởi có project đã được tách thành từng phần. Nếu như một mình làm
tất cả mọi việc thì sẽ vất vả hơn nhiều, tuy nhiên thu nhập cũng khá
hơn, có thể lên tới hơn 1000 USD một tháng.
Ngoài
sự lựa chọn hoạt động tự do thì còn có thể xin vào làm trong một công
ty phần mềm. Mặc dù thu nhập không bằng và bị gò bó về mặt thời gian làm
việc nhưng tính ổn định cao hơn hẳn, lại có thể tích luỹ kinh nghiệm
khi làm những dự án lớn. Ngoài ra lập trình viên trong công ty còn nhận
được những hỗ trợ theo pháp luật như bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.
Lập
trình ứng dụng cho smartphone nói chung và iOS nói riêng có những lợi
ích lớn cho cả cộng đồng sử dụng điện thoại nước nhà chứ không chỉ
riêng đội ngũ viết phần mềm, nó vừa thúc đẩy sự tiến bộ trong nền công
nghệ thông tin vừa tạo công ăn việc làm thu nhập khá cho nhiều người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét