Sách vở, bằng cấp nhiều khi không làm nên một một doanh nhân thành công. Hãy thử xem những doanh nhân ‘nhí’ kỳ tài tuổi từ 12-23 có bí quyết nào để kiếm tiền giỏi khi vẫn đang ở cái tuổi ăn bám bố mẹ.
1. Có bạn đồng hành – đừng đi một mình
Adora Svitak
Tài năng: Mới 12 tuổi nhưng đã xuất bản hai cuốn sách, trở thành khách mời của chương trình Chào buổi sáng và vô số các chương trình truyền hình nổi tiếng khác của Mỹ, làm diễn giả chính trong nhiều cuộc hội thảo công nghệ, giải trí (trong đó có hội thảo TED) … Không giống như các cô cậu bạn đồng lứa luôn coi mình là ‘cái rốn của vũ trụ’, Andora rất khiêm tốn và bao dung. Cô bé nói với chúng tôi như thế này: “Cháu không biết nói sao để mọi người hiểu sự khích lệ động viên của mọi người trong gia đình có ý nghĩa thế nào với cháu và với tất cả mọi người”.
Còn cậu trai 16 tuổi Farrhad Acidwalla thì vừa học đại học vừa điều hành Rockstah Media – một công ty marketing đúng nghĩa với 20 nhân viên thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Bí quyết nào đây? Acidwalla nói luôn: “Xương sống của công ty chính là đội ngũ nhân viên. Họ cho em ý tưởng và giúp em biến ý tưởng đó thành hiện thực”.
Bài học: Đôi khi, vì mải mê với những ý tưởng và viễn cảnh do mình tạo dựng nên mà các doanh nhân quên mất là họ đang đơn độc trên con đường của mình. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, nhất là đối với những người lãnh đạo doanh nghiệp, vì thế nếu thiếu sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, có thể lúc nào đó họ sẽ không còn đủ dũng cảm để bước tiếp.
2. Chăm chỉ — Ai bảo là dễ?
Andrew Fashion
Tài năng: Emil Motycka đi cắt cỏ thuê khi cậu mới 9 tuổi. Đến năm cuối cấp III, công ty Motycka Enterprises đã huy động được 135.000 USD vốn đầu tư và nhận cung cấp mọi dịch vụ, từ cắt cỏ cho đến lắp đèn trang trí vào dịp Giáng sinh. Thành công trong nháy mắt ư? Không hẳn. Thành công ‘chong mắt’ thì đúng hơn bởi với Emil, thức khuya làm việc là ‘chuyện thường ngày ở huyện’. “Bệnh thì mới ngủ nhiều. Trung bình mỗi đêm em chỉ ngủ 4 tiếng thôi”.
Andrew Fashion kiếm được 2,5 triệu USD khi cậu mới 21 tuổi. Nhưng đến 22 tuổi thì cậu lại trắng tay. Cậu kể lại mọi sự cho chúng tôi, thật đến từng chi tiết. Nhưng điều chúng tôi quan tâm là cậu làm thế nào để tìm lại thời oanh liệt xưa: hiện cậu đang viết một cuốn tự chuyện và một eBook về cách ‘cua’ gái đồng thời xây dựng trang web beModel.com. Lời khuyên của Andrew: nếu muốn thành công, đừng bao giờ uể oải, lười nhác.
Bài học: Không phải cứ ngồi mát ăn bát vàng mà mơ đến một ngày thành doanh nhân giỏi được. Có thể khi thành doanh nhân giỏi thì sẽ được ngồi mát ăn bát vàng thật. Nhưng chuyện ấy tính sau, giờ hãy chuẩn bị tinh thần ‘chong’ mắt làm việc thâu đêm nếu muốn mình thành công trong nháy mắt.
3. Đam mê — Bỏ lửng hay theo tới cùng
Joe Penna
Tài năng: Theo đánh giá của Procter & Gamble, thương hiệu Miss O and Friends của Juliette Brindak (21 tuổi) trị giá tới 15 triệu USD – một món tiền tiết kiệm không hề nhỏ đối với một cô gái vẫn còn đang tuổi đến trường. Tuy nhiên, trong thâm tâm Juliette luôn cho rằng tiền là thứ yếu, đam mê mới là quan trọng. Và đam mê của Juliette là xây dựng nên Miss O and Friends để giúp các bạn gái mới lớn vượt qua giai đoạn ‘khủng hoảng” về tâm sinh lý.
Còn Joe Penna thì nghỉ ngang để làm video trên YouTube khi đang học phẫu thuật nội soi lồng ngực ở trường đại học Massachusetts. Khùng không? Quá khùng. Nhưng với 1,3 triệu lượt đăng ký vào Mystery Guitar Man (Tay chơi đàn ghita bí ẩn) trên YouTube thì có vẻ như Joe đang có ‘mưu đồ’ gì đó. Và có vẻ như mưu đồ ấy trước hết là để thỏa mãn niềm đam mê ghita của cậu: “Nếu bạn nghĩ bạn thích gì đó, hãy cứ thử đi. Nếu không, bạn sẽ phải hối hận cả đời”.
Bài học: Tất cả 25 doanh nhân ‘nhí’ mà chúng tôi phỏng vấn đều cực kỳ tâm đắc với công việc kinh doanh của mình. Nếu nghĩ đây chỉ là sự trùng hợp thì có lẽ bạn còn khùng hơn cả Joe. Doanh nghiệp sẽ chẳng bao giờ có sinh khí nếu chủ nó thiếu niềm đam mê và nhiệt huyết cả. Vì thế hãy làm những gì mình đam mê, bạn nhé.
4. Nhẫn — Dù có bị vùi dập thì vẫn không từ bỏ hy vọng
Adam Horwitz
Tài năng: 17 tuổi, Sabirul Islam tìm đến các nhà xuất bản lớn ở Anh để rao bán cuối hồi ký *The World at Your Feet” (Thế giới dưới chân bạn). Anh chàng bị đuổi thẳng cổ tới …40 lần. Chẳng có người bình thường nào mà lại không bỏ cuộc sau từng ấy lần thất bại. Thế nhưng ít doanh nhân nào có diễm phúc được làm người bình thường. Sabirul cũng thế. Anh quyết định tự mình xuất bản cuốn sách đó và chỉ trong 9 tháng, anh bán được tới 42.000 bản.
Còn chàng trai 18 tuổi Adam Horwitz mới đây đã kiếm được 1,4 triệu USD trong vòng có 3 ngày sau khi tung ra thị trường sản phẩm Mobile Monopoly. “Tôi thất bại không dưới 30 lần khi thử làm các trang web và phần mềm khác nhau. Không nhờ những thất bại ấy thì có lẽ tôi đã không có được ngày hôm nay” – Adam thổ lộ.
Bài học: Câu chuyện về vua Midas mãi mãi sẽ chỉ là cổ tích. Trong đời thực, bạn đừng bao giờ ảo tưởng rằng cái gì mình chạm vào cũng biến thành vàng ngay, dù bạn có tài giỏi đến đâu. Để thành công phải có vấp ngã và có đứng lên.
5. Ngây thơ — Ai mà biết chuyện gì có thể xảy ra
Catherine Cook
Tài năng: Hãy tưởng tượng mình là một cậu bé 16 tuổi mắc chứng khó đọc vừa bỏ học xong. Bạn có thể ngây thơ đến mức nghĩ mình sẽ thành công rực rỡ với ý tưởng viết blog không? Dĩ nhiên là không rồi. Ấy thế nhưng điều không tưởng ấy lại xảy ra với Michael Dunlop (nay 21 tuổi), chủ sở hữu trang web IncomeDiary.com. Còn chưa tốt nghiệp phổ thông nhưng Michael kiếm không dưới 6 con số mỗi năm (tính bằng đô la Mỹ) chỉ bằng cách viết blog và …mắc lỗi chính tả.
Còn Catherine Cook và anh trai mình bắt đầu xây dựng trang mạng xã hội myYearbook.com khi cả hai anh em vẫn còn đang học phổ thông. Có người từng đã đề nghị mua lại trang web này với giá lên tới vài ngàn đô la nhưng thật bất ngờ, họ đã từ chối. Giờ đây, myYearbook.com có trên 20 triệu thành viên và đem lại cho họ 20 triệu USD doanh thu mỗi năm.
Bài học: Làm kinh doanh đôi khi bạn phải hơi ‘bất thường’ một chút. Bạn sẽ không thể thành công rực rõ nếu bạn đi theo lối tư duy thông thường. Vì thế, nếu có ai nói bạn ngây thơ quá, hãy vui lên bởi đó là điều người ta đã từng nói với Bill Gate.
6. Khiêm tốn — Bạn không biết hết mọi thứ
Michael Dunlop
Bài học: Đủ khiêm tốn để có thể học hỏi những người khác từng trải hơn là một trong những tố chất thiết yếu của người doanh nhân giỏi. Cả 25 cô cậu doanh nhân mà chúng tôi phỏng vấn đều thành công bởi họ không ngừng lắng nghe, không ngừng học hỏi.
Michael Dunlop thổ lộ với chúng tôi: “Các chú đừng bao giờ làm những thứ người khác đã làm qua mà không thành công…Những người trẻ thường có nhiều ý tưởng mới và họ là những người hiểu rõ nhất về thế giới họ đang sống. Dại gì mà không nghe họ cơ chứ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét