Trong thế giới đang ngày một phát điên vì truyền thông xã hội, các doanh nghiệp nhỏ sống hay chết một phần bởi lượng bạn bè (hoặc người hâm mộ) trên Facebook mà họ có.
Hoặc chí ít họ nghĩ như vậy.
Sự thực là, tuy rằng có hàng ngàn bạn bè Facebook sẽ rất tuyệt, nhưng những người bạn đó chẳng có giá trị gì nếu họ không quan tâm đến bạn. Nhiều người cung cấp dịch vụ với lời hứa hẹn “1.000 bạn bè trên Facebook ngay trong ngày mai chỉ với 197 USD!”. Cái họ đang bán cho bạn là những con số trên màn hình, chứ không phải những người hâm mộ, khách hàng hay khách hàng tương lai thực sự hứng thú với bạn.
Dưới đây là 5 cách tạo dựng bạn bè và người hâm mộ thực sự quan tâm đến công ty của bạn trên Facebook.
1. Cho trước, nhận sau
Để hiểu rõ điều này, hãy nghĩ xem tại sao mọi người lại chọn bắt đầu với Facebook. Có phải vì họ không tìm thấy đủ quảng cáo ở những nơi khác? Không. Là vì họ muốn tìm thấy, tận hưởng và chia sẻ những nội dung thú vị.
Nếu đó là lý do mọi người ở đó, tại sao bạn phải mang đến cho họ điều gì khác nữa? Hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ không hiểu được yếu tố mấu chốt này (hoặc là họ nhận ra quá muộn). Hãy cho mọi người một lý do để vào thăm Facebook của công ty bạn, có thể là vì một đoạn video thú vị, một cái note how-to (bài viết hướng dẫn làm việc gì đó), một hình ảnh kích thích trí tò mò hay thậm chí là một bài bình luận thẳng thắn về ngành công nghiệp của bạn.
2. Bản sắc cá nhân vs. “tiếng nói” nhạt nhẽo
Hãy tạo ra một một bản sắc (hay “tiếng nói”) độc đáo và đáng nhớ cho trang Facebook của công ty. Mọi người sử dụng Facebook vì các tương tác cá nhân – cả với bạn bè và với doanh nghiệp ưa thích của họ. Một câu status (ghi chú tình trạng) nhạt nhẽo cũng có tác dụng như việc bạn gửi nhân viên kế toán thay vì chú hề đến tiệc sinh nhật của một đứa trẻ. Bạn sẽ không có ít bạn bè hơn, mà phải nói là chẳng có một ai cả.
Thay vào đó, hãy xem Facebook như cơ hội để thả lỏng và chia sẻ những khía cạnh bình dị của công ty bạn. Đừng ngại ngần sử dụng những câu nói hóm hỉnh, thật thà hay văn hóa bình dân trong status cập nhật hay các bức ảnh. Trên thực tế, hãy cố tìm mọi cách để tận dụng tất cả những yếu tố ấy càng thường xuyên càng tốt.
3. Hãy cố đạt tỉ lệ 70% tương tác, 30% bán hàng
Mặt khác, nếu bạn tuân theo “quy luật” 70/30, hầu hết bạn bè sẽ không phải đối những tin quảng cáo của bạn, và vài người trong số họ có thể sẽ tới mua hàng.
4. Cam kết hơn bức chế
Tìm kiếm các phản hồi về sự mở rộng cũng như những sáng kiến mới của công ty
Thử nghiệm tên, màu sắc hoặc thiết kế mới
Tổ chức các cuộc thi
Tìm người thử nghiệm sản phẩm
Như bạn đã biết, có rất nhiều cách sử dụng Facebook cho doanh nghiệp. Thay vì nhìn nhận bạn bè và người hâm mộ trên Facebook như những khán giả nghe thuyết giáo, hãy nhìn nhận họ như một nguồn lực để học hỏi và cải thiện.
5. Hồi đáp mang tính cá nhân tới người hâm mộ
Nói cách khác, Facebook không phải là chiến lược “đăng nó lên và rồi quên nó đi”. Bạn không phải trả lời tất cả mọi người, nhưng ít nhất cũng hãy tự đặt ra thời gian đăng nhập tối thiểu vài ngày một lần để hồi đáp những ai quan tâm. Nếu chỉ việc đó thôi mà cũng thất bại, bạn đang mạo hiểm khiến bạn bè Facebook xa lánh bạn, và đánh mất khách hàng tiềm năng vào tay của những đối thủ có tương tác tốt hơn.
6. Thanh lọc những thành phần không liên quan
Trang Facebook của bạn sẽ trở thành một “cộng đồng mở” hay một câu lạc bộ khép kín? Tùy bạn gọi, nhưng tôi có lời khuyên như sau. Mọi người muốn thuộc về những nhóm hay cộng đồng mà không phải ai cũng có thể tham gia được. Ví dụ như, liệu có ai muốn làm một phần của nhóm toàn những thành viên khó chịu, vô lễ hay lan man? Logic này cũng được áp dụng cho Facebook. Để có kết quả tốt nhất, trước tiên hãy cho phép bất cứ ai đều có thể tham gia. Rồi, qua thời gian, hãy loại bỏ những ai đi ngược lại với các tiêu chí của bạn.
Những người đăng lên lời bình luận không liên quan, gây gổ với người khác, hoặc (tùy thuộc vào tình huống cụ thể) chỉ đơn giản là chả có đóng góp gì đều là những ứng viên sáng giá để cho việc loại bỏ. Đổi lại, bạn bè và người hâm mộ vẫn gắn bó với bạn sẽ thấy thoải mái hơn trong mối liên kết trực tuyến với công ty của bạn.
Sự thực là, tuy rằng có hàng ngàn bạn bè Facebook sẽ rất tuyệt, nhưng những người bạn đó chẳng có giá trị gì nếu họ không quan tâm đến bạn. Nhiều người cung cấp dịch vụ với lời hứa hẹn “1.000 bạn bè trên Facebook ngay trong ngày mai chỉ với 197 USD!”. Cái họ đang bán cho bạn là những con số trên màn hình, chứ không phải những người hâm mộ, khách hàng hay khách hàng tương lai thực sự hứng thú với bạn.
Dưới đây là 5 cách tạo dựng bạn bè và người hâm mộ thực sự quan tâm đến công ty của bạn trên Facebook.
1. Cho trước, nhận sau
Các doanh nghiệp nhỏ phát triển nhanh nhờ Facebook hiểu rõ đây không chỉ là một phương tiện quảng cáo mới. Không giống như quảng cáo trên bảng thông cáo hay đài phát thanh, vốn nhằm vào việc bán hàng ngay lập tức, với Facebook, ta phải cho đi trước và nhận lại sau.
Để hiểu rõ điều này, hãy nghĩ xem tại sao mọi người lại chọn bắt đầu với Facebook. Có phải vì họ không tìm thấy đủ quảng cáo ở những nơi khác? Không. Là vì họ muốn tìm thấy, tận hưởng và chia sẻ những nội dung thú vị.
Nếu đó là lý do mọi người ở đó, tại sao bạn phải mang đến cho họ điều gì khác nữa? Hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ không hiểu được yếu tố mấu chốt này (hoặc là họ nhận ra quá muộn). Hãy cho mọi người một lý do để vào thăm Facebook của công ty bạn, có thể là vì một đoạn video thú vị, một cái note how-to (bài viết hướng dẫn làm việc gì đó), một hình ảnh kích thích trí tò mò hay thậm chí là một bài bình luận thẳng thắn về ngành công nghiệp của bạn.
2. Bản sắc cá nhân vs. “tiếng nói” nhạt nhẽo
Hãy tạo ra một một bản sắc (hay “tiếng nói”) độc đáo và đáng nhớ cho trang Facebook của công ty. Mọi người sử dụng Facebook vì các tương tác cá nhân – cả với bạn bè và với doanh nghiệp ưa thích của họ. Một câu status (ghi chú tình trạng) nhạt nhẽo cũng có tác dụng như việc bạn gửi nhân viên kế toán thay vì chú hề đến tiệc sinh nhật của một đứa trẻ. Bạn sẽ không có ít bạn bè hơn, mà phải nói là chẳng có một ai cả.
Thay vào đó, hãy xem Facebook như cơ hội để thả lỏng và chia sẻ những khía cạnh bình dị của công ty bạn. Đừng ngại ngần sử dụng những câu nói hóm hỉnh, thật thà hay văn hóa bình dân trong status cập nhật hay các bức ảnh. Trên thực tế, hãy cố tìm mọi cách để tận dụng tất cả những yếu tố ấy càng thường xuyên càng tốt.
3. Hãy cố đạt tỉ lệ 70% tương tác, 30% bán hàng
Để bán được hàng trên Facebook, ít thực ra lại là nhiều. Hãy cố gắng xây dựng tỉ lệ khoảng 70% cập nhật về nội dung và tương tác, còn 30% quảng cáo bán hàng. Dĩ nhiên đó không phải công thức chính xác, nhưng có một nguyên nhân khiến chúng ta nên chú trọng nhiều hơn vào sự tương tác thay vì bán hàng. Bạn bè trên Facebook của bạn sẽ thấy những status cập nhật của bạn trong mục news feed (tin tức mới) của họ. Sẽ chẳng có ai thấy phiền nếu những gì bạn cập nhật thú vị, độc đáo hay có tính giải trí. Trên thực tế, họ thích những yếu tố đó. Nhưng nếu tất cả những gì bạn làm chỉ là quảng cáo ồ ạt, thì quảng cáo sẽ không có tác dụng. Người dùng không muốn tin tức cập nhật của họ tràn ngập quảng cáo. Và chẳng bao lâu nữa, những người bạn mà bạn có được cũng sẽ nhảy tàu (bằng cách gỡ bỏ quan hệ bạn bè với bạn trên Facebook) để không phải bị tra tấn bởi những chuỗi quảng cáo mãi không dứt.
Mặt khác, nếu bạn tuân theo “quy luật” 70/30, hầu hết bạn bè sẽ không phải đối những tin quảng cáo của bạn, và vài người trong số họ có thể sẽ tới mua hàng.
4. Cam kết hơn bức chế
Đừng bao giờ quên rằng Facebook là trung gian tương tác, và hãy sử dụng nó đúng với chức năng ấy! Bạn bè và người hâm mộ không phải con số thống kê để nhìn vào mà tự hào, họ chính là nguồn lực giá trị của thị trường. Hãy cân nhắc sử dụng Facebook của bạn theo các cách sau: Sử dụng chức năng thăm dò (poll) cho những sản phẩm và dịch vụ mới đề xuất
Tìm kiếm các phản hồi về sự mở rộng cũng như những sáng kiến mới của công ty
Thử nghiệm tên, màu sắc hoặc thiết kế mới
Tổ chức các cuộc thi
Tìm người thử nghiệm sản phẩm
Như bạn đã biết, có rất nhiều cách sử dụng Facebook cho doanh nghiệp. Thay vì nhìn nhận bạn bè và người hâm mộ trên Facebook như những khán giả nghe thuyết giáo, hãy nhìn nhận họ như một nguồn lực để học hỏi và cải thiện.
5. Hồi đáp mang tính cá nhân tới người hâm mộ
Khách hàng phàn nàn nhiều nhất về vấn đề gì? Đó là các doanh nghiệp khó được nhận diện, không có cá tính, và không thể tiếp cận. Facebook tạo cơ hội để phá bỏ những rào cản đó, để có thể tương tác trực tiếp mang tính cá nhân đến với khách hàng. Đôi khi chỉ đơn giản là trả lời nhanh một câu nói đăng tải trên tường (wall post) Facebook, hay một bài ghi chú dài cỡ một đoạn văn cũng có thể lập tức thay đổi những suy nghĩ ấy của khách hàng. Những việc đó cho khách hàng thấy có một gương mặt phía sau cái tên của bạn, và khiến họ cảm thấy được coi trọng hơn.
Nói cách khác, Facebook không phải là chiến lược “đăng nó lên và rồi quên nó đi”. Bạn không phải trả lời tất cả mọi người, nhưng ít nhất cũng hãy tự đặt ra thời gian đăng nhập tối thiểu vài ngày một lần để hồi đáp những ai quan tâm. Nếu chỉ việc đó thôi mà cũng thất bại, bạn đang mạo hiểm khiến bạn bè Facebook xa lánh bạn, và đánh mất khách hàng tiềm năng vào tay của những đối thủ có tương tác tốt hơn.
6. Thanh lọc những thành phần không liên quan
Trang Facebook của bạn sẽ trở thành một “cộng đồng mở” hay một câu lạc bộ khép kín? Tùy bạn gọi, nhưng tôi có lời khuyên như sau. Mọi người muốn thuộc về những nhóm hay cộng đồng mà không phải ai cũng có thể tham gia được. Ví dụ như, liệu có ai muốn làm một phần của nhóm toàn những thành viên khó chịu, vô lễ hay lan man? Logic này cũng được áp dụng cho Facebook. Để có kết quả tốt nhất, trước tiên hãy cho phép bất cứ ai đều có thể tham gia. Rồi, qua thời gian, hãy loại bỏ những ai đi ngược lại với các tiêu chí của bạn.
Những người đăng lên lời bình luận không liên quan, gây gổ với người khác, hoặc (tùy thuộc vào tình huống cụ thể) chỉ đơn giản là chả có đóng góp gì đều là những ứng viên sáng giá để cho việc loại bỏ. Đổi lại, bạn bè và người hâm mộ vẫn gắn bó với bạn sẽ thấy thoải mái hơn trong mối liên kết trực tuyến với công ty của bạn.
Thu Thủy
Theo MarketingProfs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét