Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

KHỞI NGHIỆP TRONG 12 TUẦN

 







Khởi Nghiệp Trong 12 Tuần -  Tuần 1 :Đánh giá ý tưởng và những mục tiêu lớn của bạn - Khoi nghiep trong 12 Tuan - Tuan 1Làm cách nào để biết liệu những ý tưởng tuyệt vời về sản phẩm mới của bạn có thực sự đáng để đặt cược vào sự thành công của nó hay không?
Tôi không phải là một tay cờ bạc máu lạnh, bởi vì tôi không thể không cười nhăn nhở như một thằng ngốc khi thắng cược hay nhăn nhó như một thằng hề đáng thương khi thua cược.
Tôi cũng không bao giờ dám cược tất tay vào thành công của “những sản phẩm mới và được cho là tuyệt vời”, cho dù đó là cá cược với nhà cái hay ngoài đời, bởi vì trong rất nhiều trường hợp, điều “tuyệt vời” duy nhất là cái cách mà người tiêu dùng hoàn toàn không hề màng đến sản phẩm đó.Khi chúng tôi gây dựng doanh nghiệp kinh doanh phần mềm (www.digitalgraphiti.com), đã có những lúc chúng tôi nảy ra những ý tưởng mà chúng tôi cho rằng đó là những phần mềm tuyệt vời — tuyệt vời đến mức mà chúng tôi nghĩ rằng toàn bộ nhân loại sẽ phải thấp thỏm, theo dõi để rồi xếp hàng dài để trả tiền mua sản phẩm đó. Sau hàng trăm giờ công và hàng nghìn đôla tiêu tốn vào việc phát triển sản phẩm và cuối cùng cũng tung được sản phẩm ra thị trường, chúng tôi rất đỗi ngạc nhiên khi thấy rằng người duy nhất thấy sản phẩm phần mềm đó tuyệt vời là chúng tôi mà không phải ai khác.
Chúng tôi đã khiến cho cả nhân loại phải ngáp dài. Kể ra đó cũng là một “thành tích đáng nể” đấy chứ.
Nhiều khi ý tưởng sản phẩm mà bạn cho là tốt thì trên thực tế lại không có thị trường cho sản phẩm đó. Nhận định trên vẫn đúng khi áp dụng đối với trường hợp không có sự cạnh tranh đối với sản phẩm đó. Tình trạng hoàn toàn không có cạnh tranh đối với sản phẩm đó đồng nghĩa với việc nhu cầu đối với sản phẩm cũng không tồn tại.
Hiếm khi có sản phẩm nào ra đời và tạo ra cả một cuộc cách mạng đối với ngành công nghiệp đó. Trường hợp một sản phẩm tự tạo ra một ngành công nghiệp mới thì lại càng hiếm hơn.
Vậy thì làm cách nào để biết liệu những ý tưởng tuyệt vời về sản phẩm mới của bạn có thực sự đáng để đặt cược vào sự thành công của nó hay không? Sự thực là bạn không bao giờ có thể dám chắc 100% rằng ý tưởng của bạn sẽ bán được các sản phẩm. Cho dù bạn rất say sưa với ý tưởng đó hay bạn bè cũng rất hào hứng với ý tưởng đó, thành công của ý tưởng đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà rất nhiều những yếu tố này lại nằm ngoài sự kiểm soát của bạn.
Xin điểm qua một vài yếu tố có thể ảnh hưởng đến thành công của sản phẩm mới:
1. Tính thực tế của ý tưởng sản phẩm: đây có thực sự là một ý tưởng sản phẩm tốt có tiềm năng tạo ra nguồn thu hay chỉ là một biểu hiện nhất thời mà nên quên đi thì hơn?
2. Những người đứng sau ý tưởng đó: một đội ngũ thích hợp để có thể tạo ra sự khác biệt.

3. Những nguồn lực cần thiết để đem sản phẩm từ giai đoạn phác thảo đến tay người tiêu dùng:
Bạn có đủ kiên định, kiến thức, quan hệ, vốn và hàng trăm thứ khác cần thiết để biến ý tưởng từ giai đoạn phác thảo đến khâu giao hàng?
4. Nhu cầu đối với sản phẩm đó trên thị trường: liệu sản phẩm đó có đáp ứng được nhu cầu hay gãi đúng chỗ ngứa hay không?

5. Cạnh tranh: 
liệu thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh hay không? Nếu đã có nhiều đối thủ cạnh tranh, thì cần phải làm gì để sản phẩm của bạn có thể đi trước một bước so với đám đông?
Trước khi bạn đầu tư quá nhiều thời gian và tiền bạc vào ý tưởng của mình, hay tiến hành một nghiên cứu nhỏ để xác định xem liệu ý tưởng đó có đáng để đặt cược hay không. Nghiên cứu thị trường đối với những sản phẩm tương tự. Xin nhắc lại, nếu không có những sản phẩm tương tự trên thị trường, điều đó có thể đồng nghĩa với việc không có thị trường cho sản phẩm đó. Nếu thực sự không có sản phẩm nào giống như sản phẩm của bạn, hãy nghiên cứu những sản phẩm tương tự mà có thể khỏa lấp khoảng trống tương tự trong đời sống của người tiêu dùng. Hãy tìm hiểu tất cả những gì bạn có thể tìm hiểu về những sản phẩm đó: về cách tính giá, về thị phần, về quá trình phát triển của những sản phẩm đó và vân vân.
Và hãy nghiên cứu về tình hình cạnh tranh nữa. Xin nhắc lại, nếu không có cạnh tranh, rất có thể là thị trường cho những sản phẩm tương tự như sản phẩm của bạn cũng không có. Nếu thị trường có cạnh tranh, hãy nghiên cứu sự cạnh tranh một cách đầy đủ (nghiên cứu về những đối thủ lớn và đối thủ nhỏ) để xác định xem thực tế bạn có đủ khả năng cạnh tranh để dành thị phần hay không.
Xác định đối tượng khách hàng bạn nhắm tới là ai và đề nghị họ đánh giá chân thực về ý tưởng sản phẩm của bạn và khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm đó. Tránh không hỏi bạn bè và người thân, vì họ thường nói những điều mà bạn muốn nghe. Nếu khách hàng mục tiêu của bạn là một phụ nữ 35 tuổi, hãy nêu ý tưởng sản phẩm với tất cả những phụ nữ 35 tuổi mà bạn gặp và thăm dò, đánh giá những phản ứng của họ (miễn là trong phạm vi cho phép.)
Lời khuyên tốt nhất của tôi là khi đánh giá về những ý tưởng sản phẩm mới, hãy lắng nghe cái đầu chứ không phải trái tim của bạn. Đó là một bài học mà tôi đã mất nhiều năm mới rút ra được. Những sản phẩm mới mà tôi đã đầu tư vào nhiều tới mức mà chỉ cần được 5 xu cho mỗi sản phẩm, tôi đã có thể chơi vài ván poker rồi.

Tim W.Knox
Tim W. Knox là sáng lập viên, chủ tịch và Tổng Giám đốc Điều hành của bốn công ty công nghệ rất thành công: B2Secure Inc., một công ty phần mềm quản lý việc tuyển nhân sự dựa trên nền Web; công ty phát triển phần mềm Digital Graphiti Inc., và Sidebar Systems, một công ty tạo ra phần mềm hội tụ những lợi thế cạnh tranh dành cho các điểm truyền thông; và Online Profits 4U, công ty cung cấp giải pháp kinh doanh điện tử giúp những doanh nhân kinh doanh tực tuyến có thể khởi dựng doanh nghiệp và phát triển hoạt động kinh doanh trực tuyến, bán sỉ hoặc kinh doanh theo hình thức drop-ship (giao hàng trực tiếp từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng mà người bán lẻ không cần phải lưu hàng tồn kho.)
Theo KinhDoanh

=======================================

 

 

=======================================

 

=======================================

 

Khởi Nghiệp Trong 12 Tuần - Tuần 4: Tính toán chi phí bắt đầu khởi nghiệp - Tuan 4 : tinh toan chi phi bat dau khoi nghiepBạn cần tiền để bắt đầu doanh nghiệp mới—vậy cần chính xác là bao nhiêu? Sau đây là tám cách dễ dàng để bạn tính toán.
Tính toán chi phí bắt đầu khởi nghiệp Bạn cần tiền để bắt đầu doanh nghiệp mới—vậy cần chính xác là bao nhiêu? Sau đây là tám cách dễ dàng để bạn tính toán.
Hãy tưởng tượng bạn đã sẵn sàng bắt đầu doanh nghiệp. Cũng không nhanh lắm, nhưng trước khi bắt đầu bạn cần biết mình sẽ cần bao nhiêu tiền để bắt đầu doanh nghiệp mới.
Bạn có thể đã ước tính tạm thời ra nháp, nhưng chưa đủ chi tiết để viết ra kế hoạch kinh doanh và thực sự bắt đầu hoạt động. Việc tính toán chính xác bạn cần bao nhiêu vốn tối quan trọng tới sự thành công của bạn. Ước tính quá thấp nhu cầu của bạn, bạn sẽ hết tiền trước khi doanh nghiệp có lãi. Ước tính quá cao chi phí của bạn, bạn sẽ không huy động đủ vốn để bắt đầu hoạt động.
Cho dù tổng chi phí khởi nghiệp của bạn là 100 triệu đồng hay 10 tỷ đồng thì bạn cũng cần có một con số cụ thể. Vấn đề ở đây là cần tìm thông tin chính xác, đáng tin cậy. Tin mừng: Bạn có thể tìm dữ liệu và thông tin giá trị từ tám nguồn dưới đây.
1. Các doanh nhân đang kinh doanh.
Các doanh nhân làm chủ các doanh nghiệp tương tự như doanh nghiệp bạn định khởi nghiệp là nguồn thông tin rất hữu dụng về chi phí khởi nghiệp. Dĩ nhiên là các đối thủ cạnh tranh trong vùng không muốn giúp bạn, nhưng các doanh nhân khu vực khác thường sẵn sàng giúp đỡ.
2. Các nhà cung cấp.
Nhà cung cấp là nguồn thông tin rất hữu dụng khác. Hãy gọi điện tới nhà cung cấp và nói rằng bạn muốn biết chi phí trong khu vực vì bạn sắp bắt đầu doanh nghiệp mới. Thường thì các nhà cung cấp rất sẵn lòng cung cấp thông tin cho bạn vì họ mong bạn sẽ là khách hàng của họ trong tương lai. Nhưng cũng đừng nên dựa vào thông tin một hai nhà cung cấp đầu tiên, hãy tham khảo giá cả trên thị trường và so sánh. Có thể chi phí khá giao động giữa các nhà cung cấp. Hãy hỏi về thuê thiết bị, chính sách giảm giá khi mua sỉ, thời hạn thanh toán và nợ gối đầu, trọn gói hàng cho doanh nghiệp mới, và các lựa chọn khác có thể làm bạn giảm chi phí ban đầu.
3. Hiệp hội ngành.
Hiệp hội ngành cũng là một nguồn tin rất giá trị vì hiệp hội làm việc với nhóm thị trường và ngành của bạn. Hiệp hội có thể cho bạn bảng tính chi phí khởi nghiệp, và báo cáo tài chính mẫu, tên một số doanh nhân và nhà cung cấp có tiếng trong ngành, dữ liệu nghiên cứu thị trường và các thông tin hữu dụng khác. Hiệp hội của các nhà cung cấp cũng là nguồn tin quan trọng bạn cần quan tâm.
4. Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp.
Phòng Thương mại và Công nghiệp hoặc một số trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp của các Sở ban ngành có các dịch vụ tư vấn miễn phí cho doanh nghiệp mới thành lập. Các tư vấn viên của trung tâm này có thể đưa ra lời khuyên về chi phí khởi nghiệp, danh sách các nhà cung cấp có tiếng, và các thông tin hữu dụng khác.
5. Cẩm nang hướng dẫn khởi nghiệp.
Các cẩm nang hướng dẫn được bán khá rộng rãi ở hiệu sách. Các cẩm nang này có thể là nguồn tin tốt để tính toán chi phí khởi nghiệp. Hãy mua các cẩm nang mới cập nhật, và lưu ý phần lời khuyên giảm chi phí trong các cẩm nang.
6. Trang thông tin trực tuyến.
Trang Kinhdoanh.com và một số trang web khác chuyên về thông tin và hỗ trợ khởi nghiệp có các hướng dẫn và thông tin liên quan tới chi phí khởi nghiệp như giá thuê văn phòng, nhà xưởng, chi phí tuyển dụng, nhân sự .v.v. Ngoài ra trang web có các biểu mẫu giúp bạn tính toán các chi phí khởi nghiệp dễ dàng hơn.
7. Các bài báo về khởi nghiệp.
Các bài báo và tạp chí thường ít khi đưa ra thông tin về từng khoản chi phí cho doanh nghiệp cụ thể nào hoặc trong khu vực nào. Tuy nhiên các bài báo và tạp chí thường đưa ra dự tính về tổng chi phí khởi nghiệp và giúp bạn liệt kê danh sách các khoản chi khi khởi nghiệp mà bạn cần nghiên cứu. Bạn chỉ dùng các nguồn tin đáng tin cậy và đừng quên tham khảo trên tạp chí chuyên ngành về nhà cung cấp, chi phí, và xu hướng ngành.
8. Tư vấn kinh doanh.
Một tư vấn viên có kinh nghiệm có thể đưa ra cho bạn thông tin về chi phí khởi nghiệp, thậm chí tư vấn viên còn làm rất nhiều nghiên cứu có ích cho bạn. Tư vấn viên cũng có thể giúp bạn sắp xếp lại nghiên cức của bạn thành các bản báo cáo về dự toán tài chính và tương lai kinh doanh hữu dụng.
Mặt kia của vấn đề là khi thuê chuyên gia tư vấn bạn sẽ mất phí. Nếu bạn quyết định làm việc với chuyên gia tư vấn, hãy tìm tư vấn viên thành thạo trong ngành bạn định kinh doanh và có kinh nghiệm về khởi nghiệp.
Một nguồn tin thường không khai phá ra được tất cả các con số chính xác bạn cần biết khi bắt đầu khởi nghiệp. Nhưng các nguồn tin và nỗ lực nghiên cứu sẽ giúp bạn dần tìm ra con số khởi nghiệp thực tế bạn cần. Việc nghiên cứu chu đáo sẽ giúp bạn biết ý tưởng kinh doanh của bạn có thực tế về mặt tài chính, đồng thời nâng cao khả năng thành công của bạn. Khi đã dự toán được chi phí khởi nghiệp, tiếp theo bạn cần viết một bản kế hoạch kinh doanh dựa trên con số đó.

=======================================

 


 

=======================================

 




Khởi Nghiệp Trong 12 Tuần - Tuần 6: Những Câu Hỏi Về Huy Động Vốn - Tuan 6 Nhung cau hoi ve huy dong von 
Bạn cần huy động vốn để phát triển? Tham khảo các nguồn huy động vốn có thể tiếp cận.
Phát triển doanh nghiệp
Bạn bè và gia đình có phải là nguồn huy động vốn tốt?
Huy động vốn từ bạn bè và gia đình thường là lựa chọn duy nhất đối với các chủ doanh nghiệp mới không thể huy động vốn từ các nhà đầu tư bên ngoài. Bạn bè và gia đình thường sẵn lòng đầu tư vào bạn vì họ thương yêu bạn, và ít quan tâm quá chi tiết tới từng dấu chấm, dấu phẩy trong bản kế hoạch kinh doanh của bạn hay đòi hỏi lãi quá cao cho khoản đầu tư của họ. Tuy nhiên huy động vốn từ bạn bè và gia đình thường tạo ra các vấn đề cá nhân và tình cảm, có thể vượt qua quan điểm kinh doanh.
Ngân hàng nhìn vào điểm nào để quyết định có cho doanh nghiệp bạn vay vốn hay không?
Ngân hàng sẽ nhìn vào điểm nào để quyết định xem cho vay vốn không ư? Đó là năm điểm sau:
  • Tính cách: Bạn sẽ quản lý các khoản nợ như thế nào (doanh nghiệp và cá nhân)? Bạn có kinh nghiệp gì trong kinh doanh? Nếu bạn là nhân viên công ty, và muốn mở một nhà hàng, bạn nên có kinh nghiệm về ngành nhà hàng.
  • Khả năng tín dụng: Ngân hàng sẽ phân tích tín dụng toàn diện của bạn, bao gồm đánh giá chi tiết về các báo cáo tài chính, và tài chính cá nhân của bạn để đánh giá khả năng chi trả.
  • Thế chấp: Nguồn chi trả cơ bản. Ngân hàng muốn tài sản thế chấp này giá trị hơn số tiền bạn vay.
  • Vốn: Tài sản nào có thể được chuyển thành tiền mặt nhanh chóng khi cần? Ngân hàng muốn biết bạn có tài sản gì ngoài doanh nghiệp – trái phiếu, chứng khoán, bất động sản – có thể coi là nguồn chi trả thứ hai. Trong trường hợp thua lỗ, tài sản của bạn sẽ bị thu hồi trước, chứ không phải của ngân hàng. Có thể bạn phải bảo đảm cá nhân về khoản vay. Như một doanh nhân nhận định, “Ngân hàng muốn cho người vay đã có tiền.”
  • Kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy: Dự tính về doanh thu và chi phí của bạn đúng đến mức nào? Ngân hàng sẽ đánh giá chi tiết. Tình trạng nền kinh tế và ngành ra sao – bạn định bán máy tính hay máy đánh chữ.
Vay ưu đãi thông qua ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính?
Một số chương trình hỗ trợ của các nước ngoài thông qua ngân hàng cho vay ưu đãi các dự án khởi nghiệp với mức lãi chỉ bằng 50% – 60% mức lãi của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng phát triển cũng cho vay các dự án ưu tiên phát triển với mức lãi khá thấp so với thị trường.
Tôi có nên dùng thẻ tín dụng để cấp vốn cho doanh nghiệp?
Các chuyên gia khuyên rằng chỉ sử dụng thẻ tín dụng như sự lựa chọn cuối cùng do lãi suất thẻ tín dụng thường cao hơn nhiều so với các hình thức huy động vốn khác. Tuy nhiên đôi khi bạn có thể phải dùng đến thẻ tín dụng khi nhu cầu vốn ban đầu của doanh nghiệp thấp và bạn nghĩ bạn có thể trả lại tiền nhanh chóng. Một số doanh nhân đã tận dụng việc sử dụng thẻ tín dụng lãi suất thấp, và chuyển khoản nợ từ thẻ này sang thẻ kia ngay khi lãi suất tăng (thường là sáu tháng kể từ khi dùng thẻ.)
Có các khoản trợ cấp giúp tôi khởi nghiệp không?
Tiền trợ cấp không hoàn lại của một số tổ chức nước ngoài cho Việt Nam thông qua chính phủ hoặc một số tổ chức cũng là một nguồn để bạn nghiên cứu thêm. Tuy nhiên việc tiếp cận các nguồn này thường không dễ dàng và có nhiều điều kiện đi kèm mà bạn cần cân nhắc.
Nhà đầu tư mạo hiểm?
Nhà đầu tư mạo hiểm là một cá nhân thường đầu tư vào các dự án mới hoặc cần khuếch trương. Nhà đầu tư mạo hiểm thường mong đợi mức lãi thu hồi cao hơn nhà đầu tư truyền thống, và có thể sẽ tích cực tham gia điều hành công ty.
Quỹ đầu tư mạo hiểm?
Thường thì nhận vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm không dễ dàng, nhưng có thể thực hiện được, đặc biệt khi doanh nghiệp bạn phát triển nhanh và có nhu cầu lớn về vốn. Bạn sẽ phải nhượng lại một phần quyền sở hữu công ty

=======================================

 

Hãy xem bạn có cần văn bằng, giấy phép gì đặc biệt không.
Phát triển doanh nghiệp
Người ta biết đến doanh nhân thường không phải là những người lười, nhưng họ lại có tiếng là lười đụng vào các giấy tờ mang tính pháp lý. Nhưng không có chỗ dành cho sự lười biếng khi nhu cầu cần tới là giấy đăng ký hoặc giấy phép cho doanh nghiệp của bạn. Tưởng chừng đây là các chi tiết vụn vặt hoặc phí tiền, nhưng lại rất cần.
Các doanh nghiệp ngày nay muốn hoạt động cần phải có một hoặc nhiều giấy phép để đáp ứng yêu cầu của chính phủ về đăng ký, thuế, an toàn, môi trường và hàng loạt các yêu cầu khác. Thường thì giấy đăng ký và giấy phép bạn cần lưu ý ở các mức quản lý của chính phủ như Sở, ngành, ủy ban nhân dân thành phố, quận và đôi khi cả phường nữa.
Đăng Ký Với Chính Phủ và Giấy Phép
Các doanh nghiệp nhỏ thường không phải lo lắng nhiều về giấy phép an toàn và môi trường, nhưng phải đăng ký thuế. Quy trình xin mã số thuế, mua hóa đơn tài chính đã được nêu ra ở phần trước. Có một số ngành khi hoạt động bạn cần có giấy phép như dịch vụ pháp lý, khám, chữa bệnh, dược phẩm, dịch vụ thú y, thuốc thú y, dịch vụ thiết kế quy họach xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng, dịch vụ kiểm toán, sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ xông hơi khử trùng, thiết kế phương tiện vận tải, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, dịch vụ kế toán, môi giới bất động sản, định giá bất động sản, sàn giao dịch bất động sản. Ngoài ra có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện bạn cần lưu ý như: hoạt động Karaoke, phát hành và xuất bản ấn phẩm, quảng cáo, trò chơi điện tử, ngành nghề y, dược. Các ngành nghề kinh doanh cần có vốn pháp định như: tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, kinh doanh lữ hành và dịch vụ giới thiệu việc làm. Một số dự án đặc biệt có thể cần sự chấp thuận của các bộ hoặc văn phòng chính phủ, tùy theo quy mô và mức độ phức tạp của dự án bạn định thực hiện.
Đăng Ký Với Chính Quyền Địa Phương
Bên cạnh các yêu cầu của chính phủ về giấy phép và đăng ký kinh doanh, đôi khi bạn cần đăng ký hoặc thông báo việc kinh doanh cho chính quyền địa phương như Ủy ban nhân dân hoặc Công an sở tại nhằm hỗ trợ công việc kinh doanh của bạn.
Đúng là nhiều khi khá khó khăn và mất thời gian khi tìm hiểu tất cả các giấy phép hoặc giấy đăng ký bạn cần khi kinh doanh. Có nhiều doanh nhân bỏ qua phần này và không quan tâm phù hợp tới các giấy phép, đăng ký cần thiết khi kinh doanh và họ phải chịu rủi ro bị phạt, hoặc bị gây ảnh hưởng uy tín đôi khi dẫn tới phá sản khi bị phát hiện thiếu một số giấy phép hoặc đăng ký cần có. Tôi nghĩ rằng các doanh nhân này không phải do không muốn xin giấy phép hoặc đăng ký mà do lười.

=======================================

 




Khởi Nghiệp Trong 12 Tuần - Tuần 8: Tìm Đúng Người - Tuan 8 Tim dung nguoiKết hợp ban tư vấn giỏi với các nhân viên có thể là tài sản vô giá cho doanh nghiệp của bạn.
Phát triển doanh nghiệp
Người ta thường khuyên các doanh nhân nên tuyển ban tư vấn cho doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết thì có lý, nhưng về mặt thực tế rất khó thành lập được ban tư vấn hiệu quả. Hãy áp dụng các lời khuyên sau đây khi thành lập ban tư vấn doanh nghiệp mới của bạn:
1. Tuyển ban cố vấn cho các mục tiêu ngắn hạn. Các mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập thường phát triển và thay đổi. Không nên tuyển ban cố vấn cho các sản phẩm hay thị trường tương lai của bạn. Hãy tập chung vào các mục tiêu ngắn hạn, và xác định các kỹ năng, kiến thức gì bạn cần có để đạt các mục tiêu kinh doanh trước mắt. Ban cố vấn có thể giúp bạn giải quyết các khó khăn trong sáu tháng tới, chứ không phải cho sáu năm tới.
2. Ban cố vấn có thể giúp bạn tạo tín nhiệm. Một trong những nhu cầu của doanh nhân mới khởi nghiệp là tạo uy tín. Uy tín giúp bạn thu hút khách hàng, đối tác, nhân viên chủ chốt, nhà đầu tư vốn, và các nhóm quan trọng khác giúp bạn phát triển doanh nghiệp. Lựa chọn ban tư vấn phù hợp sẽ giúp bạn tạo dựng uy tín. Về mặt thực tế thì, việc thuyết phục các danh nhân và chuyên gia có tiếng trong ngành tham gia ban cố vấn của bạn thường dễ hơn các nhà quản lý dành thời gian cá nhân tham gia ban cố vấn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, các danh nhân nổi tiếng trong ngành thường không trực tiếp giúp bạn tham gia công việc căn bản khi khởi nghiệp như trả lương, trả tiền thuê nhà.
3. Tìm các cố vấn ở những nơi đặc biệt. Thông thường nơi thường tìm các cố vấn là qua giới thiệu của các Hiệp hội chuyên ngành. Tuy nhiên, để tìm các cố vấn là chuyên gia giỏi trong ngành, bạn cần sáng tạo hơn. Trong ngành nào cũng thường có các hội nghị hoặc khóa đào tạo nâng cao chuyên ngành, đây chính là nơi bạn tìm các cố vấn chuyên ngành của mình. Một cách khác là hãy mở trang vàng danh bạ rồi gọi cho đối thủ cạnh tranh ở khu vực khác để tham khảo thêm thông tin về các chuyên gia trong ngành hoặc có thể mời chính các chuyên gia của đối thủ cạnh tranh ở khu vực khác làm cố vấn cho bạn nếu có thể. Hãy hỏi bạn bè, người thân xem họ có biết ai đã khởi nghiệp tương tự như bạn. Có thể những người này có nguồn tin hữu dụng. Hãy liên lạc nhà cung cấp và nhờ giới thiệu. Mục tìm chuyên gia trong Kinhdoanh.com cũng có thể là nguồn tốt vì tính nhanh chóng và thuận tiện của nó.
4. Mời một bữa trưa thường tạo cảm hứng hơn là cho phần hùn. Một số nhà cố vấn muốn có một phần sở hữu trong doanh nghiệp khi tham gia ban cố vấn. Một số lại hài lòng nếu bạn chỉ cần mời ăn trưa tình cảm. Theo kinh nghiệm của tôi thì các cố vấn muốn được mời ăn trưa thường tốt hơn các cố vấn muốn phần sở hữu doanh nghiệp. Như một cử chỉ biết ơn, bạn có thể tặng một số cổ phiếu trong doanh nghiệp khi thời gian, nhưng bạn không cần vội vã làm như vậy. Nếu bạn thu hút được một nhà cố vấn hàng đầu và muốn cổ phiếu, hãy đưa ra khung thời gian chi trả cổ phiếu với lịch trả phù hợp (có thể là hàng quý hoặc hàng năm) thay vì trả ngay một lần lúc đầu.
Không có tiêu chuẩn cụ thể nào về việc chi trả cho các cố vấn, vì việc này hoàn toàn tùy thuộc vào số lượng nhà cố vấn bạn cần, thời lượng họ sẽ đóng góp cho doanh nghiệp và mô hình công ty của bạn. Ví dụ, thông thường đối với doanh nghiệp phát triển nhanh thì tỉ lệ vốn sở hữu dành cho ban cố vấn là 1.0 – 2.5%, và từ 10 – 20% dành cho các nhân sự chủ chốt của công ty. Nếu bạn có năm nhà cố vấn, bạn nên cân nhắc dành 0.2 – 0.5% vốn sở hữu chi trả cho mỗi nhà cố vấn.
Nếu doanh nghiệp bạn đang ở giai đoạn quá sớm để có kế hoạch chính sách chi trả bằng cổ phiếu, bạn hãy cân nhắc việc trả tiền mặt cho ban cố vấn. Ví dụ, bạn có thể chi trả các chi phí đi họp của ban cố vấn, hoặc cho phép họ chi tiêu cho các hoạt động liên quan tới tiếp thị và bán hàng của doanh nghiệp bạn (Nếu cho phép như vậy, bạn cần nêu rõ mức giới hạn cho phép.) Có rất nhiều cách chi trả nhà cố vấn tương tự như mời ăn trưa, và thậm chí còn tạo động lực lớn hơn việc chi trả cổ phiếu khi mô hình hoạt động công ty bạn chưa có kết quả và việc đánh giá giá trị cổ phiếu hơi khó vào giai đoạn đầu.
5. Đừng đối xử với ban cố vấn như nhân viên hay nhà cung cấp. Thật không dễ dàng bắt nhà cố vấn chịu trách nhiệm. Họ không giống như nhân viên mà bạn trả lương đều đặn hàng tháng. Họ không giống như các nhà cung cấp yêu cầu bạn thanh toán cho hàng bạn đã lấy. Cho dù bạn trả tiền ban cố vấn đi nữa thì việc bắt họ chịu trách nhiệm về mặt thực tế cũng khó. Lý do chính là phần lớn các nhà cố vấn đã có nguồn thu nhập chính khác và tham gia công việc cố vấn cho bạn vì sở thích bán thời gian hoặc vì lợi ích phụ thêm. Do các nhà cố vấn thường không chịu trách nhiệm tài chính như ban quản lý công ty nên họ dễ dàng ra đi khi họ không đạt kết quả như mong muốn.
6. Đặt ra nhiệm kỳ. Cũng rất giống như thành viên hội đồng quản trị, ban cố vấn cũng có nhiệm kỳ – thường là 12 hoặc 24 tháng. Thường thì hơi bất tiện, đôi khi tổn hại tới danh tiếng doanh nghiệp bạn, khi phải cho thôi việc một thành viên ban cố vấn khi thành viên này không đạt kết quả tốt. Hãy đặt ra nhiệm kỳ để việc này có thể thực hiện nhẹ nhàng. Theo kinh nghiệm của tôi thì phần lớn các nhà cố vấn đóng góp giá trị nhất ngay khi họ ký hợp đồng cố vấn và hứng khởi về việc tham gia này. Dần dần, họ bị sao nhãng bởi những công việc khác và doanh nghiệp cần có cách để họ hứng khởi và tập chung trở lại. Khi có hứng khởi trở lại, nhà cố vấn sẽ tham gia một cách năng động và đầy nhiệt huyết vào doanh nghiệp bạn, và muốn gia hạn nhiệm kỳ của mình. Nếu bạn đối xử tốt với ban cố vấn, họ sẽ tiếp tục giúp bạn mà không cần bất kỳ hình thức chi trả hoặc danh hiệu chính thức nào, mà chỉ đơn giản muốn xem doanh nghiệp của bạn phát triển.
Thuê Nhân Viên Đầu Tiên
Với các công việc hàng ngày, việc thuê nhân viên bạn tin tưởng một cách hiệu quả là việc tối quan trọng. Trong các công ty lớn, thường có nhiều nhân viên làm thay một số việc khi một nhân viên nghỉ. Nhưng đối với công ty nhỏ, nếu thuê sai người có thể làm mất đi số tiền lãi trong năm, thậm chí còn sinh ra nhiều việc cần làm lại. Bạn hãy tham khảo các bước tuyển dụng sau đây khi thuê nhân viên. Để thêm thú vị, ta hãy lấy trường hợp bạn tuyển dụng nhân viên đầu tiên.
Điều thú vị nhất của việc sở hữu doanh nghiệp là bạn có quyền, thực ra là trách nhiệm, ra quyết định. Vì vậy lý do chủ doanh nghiệp thuê nhân viên không nhất thiết phải cùng lý do các công ty hoặc tập đoàn lớn phải đưa ra lý do cần thiết tuyển dụng để tránh bị hỏi hoặc phê bình trong các cuộc họp cổ đông. Thường thì các doanh nhân hỏi tôi rằng, “Khi nào tôi cần thuê nhân viên đầu tiên?” Câu trả lời đơn giản là, cứ tuyển dụng khi nào bạn muốn, đây là công ty của bạn. Tuy nhiên thường thì bạn thuê nhân viên khi có một trong hai lý do sau: Công việc của bạn quá nhiều và làm không xuể, hoặc bạn cần ai đó có kỹ năng đặc biệt hơn bạn.
Một số doanh nhân không muốn thuê nhân viên ngay cả khi nhận ra nhu cầu rõ rệt. Và dường như lý do là họ sợ phải quản lý nhân sự, thậm chí là quản lý một nhân viên hoặc sợ phải nhận rằng mình kém trong một số kỹ năng. Hãy vượt qua chúng, bạn làm kinh doanh không chỉ để tồn tại, mà là để sống cuộc sống của mình. Bạn vẫn cần có thời gian rảnh rỗi dành cho gia đình, bè bạn, sở thích của mình.
Và khi đã quyết định thuê nhân viên đầu tiên, bạn cần thực hiện có phương pháp. Việc thuê nhân viên không chỉ đơn thuần là việc phỏng vấn. Đây là các bước bạn nên áp dụng theo:
  • Nhận biết nhu cầu tuyển dụng cụ thể cần được đáp ứng. Xác định công việc, trách nhiệm, và quyền hạn cho nhân viên.
  • Viết bản miêu tả công việc cụ thể và định ra các yêu cầu của ứng viên cần có.
  • Viết lời quảng cáo hay hơn các quảng cáo khác và quảng bá ở những vị trí mà bạn nghĩ các ứng viên mục tiêu của bạn sẽ đọc. Hãy cho bạn bè, và đối tác biết bạn đang tìm ứng viên tuyển dụng.
  • Sắp đặt ai đó nghe điện thoại gọi đến và thu xếp cuộc phỏng vấn. Hãy để người này xem lướt các hồ sơ xin việc và lược bỏ những hồ sơ biết chắc là không đáp ứng nhu cầu cơ bản bạn cần. Giới hạn ứng viên dựa trên tầm quan trọng của vị trí.
  • Khi phỏng vấn, hãy mặc chỉnh tề để tạo ấn tượng thành công và quyền hành. Hãy tập chung toàn bộ vào mỗi ứng viên – không ngắt lời. Hãy hỏi các câu hỏi có liên quan đến quyết định tuyển dụng của bạn.
  • Đừng sớm quyết định thuê ai vội đến khi bạn gặp tất cả các ứng viên và dành thời gian xem lại các hồ sơ sau phỏng vấn.
  • Khi ứng viên đã đồng ý, hãy gọi điện hỏi thăm thông tin từ người tham khảo và chủ cũ của ứng viên xem họ có xác nhận đúng như ấn tượng của bạn không?
  • Ra quyết định và đừng tự tiếc nuối với quyết định của mình.
Phần phỏng vấn và ra quyết định tuyển dụng rất quan trọng – nhưng phần khó nhất lại là – để nhân viên mới này hòa nhập với công ty, mới hôm trước còn là “công ty một người.” Ngày đi làm đầu tiên của nhân viên sẽ tạo đà cho tương lai của nhân viên này. Sau đây là các bước hữu dụng dành cho bạn:
  • Bạn cần đến công ty đúng giờ để chào đón nhân viên mới trong ngày đầu tiên của họ. Dành chút thời gian chuyện trò thân mật với nhân viên.
  • Giới thiệu nhân viên mới về doanh nghiệp, và tạo nhân viên có cảm giác như ở nhà. Hãy để nhân viên biết rằng bạn ở bên và hỗ trợ thành công của nhân viên.
  • Hoàn thành tất cả giấy tờ thuê mướn.
  • Bắt đầu quy trình hỗ trợ nhân viên quen việc và đào tạo.
Việc tuyển dụng nhân viên đầu tiên sẽ suôn sẻ nếu bạn dành thời gian phù hợp cho việc này. Hãy chuẩn bị và vượt qua các trở ngại.

=======================================

 

=======================================

KHỞI NGHIỆP TRONG 12 TUẦN – TUẦN 10: XÂY DỰNG CÁC MỐI QUAN HỆ




Khởi nghiệp trong 12 tuần - Tuần 10: Xây Dựng Các Mối Quan Hệ - Tuan 10 Xay dung ca moi quan heXây dựng các mối quan hệ lâu dài dựa trên lòng tin sẽ mở cửa cho các mối quan hệ quan trọng khác.
Xây dựng quan hệ không chỉ là việc bắt tay và trao danh thiếp cho nhau, mà là phát triển và giữ mối quan hệ tốt với nhau. Việc xây dựng quan hệ là “vốn xã hội” của bạn.
Việc xây dựng quan hệ thiên về “nuôi cấy” hơn là “săn bắt.” Đó là việc nuôi dưỡng mối quan hệ với các chuyên gia, doanh nhân khác và nhận biết vốn đến từ việc xây dựng các mối quan hệ xã hội.
Thuần Thục Các Đặc Tính Trong Xây Dựng Quan Hệ 
Khởi nghiệp trong 12 tuần: Tuần 10Các đặc tính xây dựng quan hệ dưới đây được liệt kê theo thứ tự quan trọng. Đây là các đặc tính giúp bạn trở thành doanh nhân giỏi xây dựng quan hệ.
1. Tiếp nối theo các giới thiệu. Đặc tính này được coi là quan trọng nhất của việc xây dựng các mối quan hệ. Khi bạn đưa ra một cơ hội cho ai đó, cho dù là một mẩu tin, một mối liên hệ đặc biệt hay giới thiệu kinh doanh, mà người này thường xuyên không tiếp nối thành công sự giới thiệu của bạn, tất nhiên bạn sẽ không muốn mất thời gian cho người này nữa.
2. Thái độ tích cực. Một thái độ luôn tiêu cực khiến mọi người không muốn gần bạn và các cơ hội giới thiệu cũng mất theo. Thái độ tích cực khiến mọi người muốn liên quan và hợp tác với bạn. Các doanh nhân có thái độ tích cực hút lẫn nhau như nam châm, và mọi người quanh họ sẽ giới thiệu bạn bè, gia đình, và đối tác của mình.
3. Nhiệt tình/Nhiệt huyết. Hãy nghĩ về những người bạn biết. Ai được nhiều người nhắc đến nhất? Là người thể hiện lòng nhiệt tình nhất? Người ta nói rằng tính cách bán hàng tốt nhất là lòng nhiệt tình. Để được nhiều người giới thiệu, bạn cần chứng tỏ lòng nhiệt huyết của mình. Khi chứng tỏ lòng nhiệt huyết, bạn sẽ thu được thành quả từ các mối quan hệ của mình.
Khởi nghiệp trong 12 tuần: Tuần 104. Đáng tin. Khi bạn giới thiệu một người cho người khác, bạn đặt uy tín của bạn vào đó, như vậy bạn đặt niềm tin của bạn vào người đó và ngược lại. Không ai kể cả bạn, giới thiệu người nào hoặc thông tin giá trị cho ai đó không đáng tin cậy.
(Hình) Khi bạn giới thiệu một người cho người khác, bạn đặt uy tín của bạn vào đó.
5. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Sự thành công của việc xây dựng mối quan hệ dựa vào kỹ năng lắng nghe và học hỏi của chúng ta. Bạn và các đối tác quan hệ của mình càng biết về nhau nhanh bao nhiêu, thì việc xây dựng mối quan hệ giá trị nhanh bấy nhiêu. Hãy giao tiếp và lắng nghe hiệu quả.
6. Luôn xây dựng mối quan hệ. Các doanh nhân xây dựng quan hệ giỏi không bao giờ ngừng mở rộng và xây dựng quan hệ. Họ tạo dựng quan hệ trong mọi trường hợp từ văn phòng luật sư, bệnh viện, đến các buổi tiếp khách trang trọng.
7. Biết cám ơn mọi người. Việc thể hiện lòng biết ơn trong giới kinh doanh ngày nay dường như đang đi xuống. Hãy thể hiện lòng biết ơn tới các cộng tác viên, khách hàng như một hình thức vun đắp lên mối quan hệ có thể dẫn tới việc giới thiệu cơ hội kinh doanh hoặc liên lạc quan trọng sau này. Mọi người thích giới thiệu người khác tới các doanh nhân chuyên nghiệp và các mối quan hệ phát triển liên tiếp như vậy. Việc cám ơn người khác trong mọi trường hợp phù hợp sẽ giúp bạn nổi bật trong đám đông.
8. Thích thú giúp đỡ Enjoys helping. Việc giúp đỡ người khác có thể được thực hiện bằng nhiều cách, từ việc giúp chuyển văn phòng tới giới thiệu bài báo hay và hữu dụng cho đối tác hay khách hàng. Các chuyên gia xây dựng quan hệ luôn mở rộng lòng và sẵn sàng giúp đỡ mọi người bất kỳ khi nào có thể.
9. Chân thành. Sự không chân thành cũng như chiếc bánh mà không tráng kem! Bạn có thể giúp đỡ, cám ơn, lắng nghe người khác, nhưng không chân thành, họ sẽ biết. Các chuyên gia xây dựng quan hệ luôn thể hiện lòng chân thành trong mọi cơ hội.
10. Làm việc với mạng lưới quan hệ của mình. Các chuyên gia xây dựng quan hệ thường không để các cơ hội từ mạng lưới quan hệ của mình bị bỏ lỡ. Họ quản lý thông tin liên lạc của mọi người bằng phần mềm quản lý mối quan hệ, sắp xếp địa chỉ emails và danh thiệp có tổ chức. Họ sắp đặt các cuộc hẹn với người mới quen phù hợp sao cho các bên càng hiểu nhiều về nhau càng tốt.
Bạn có thấy xu hướng của 10 điểm kể trên? Các điểm này liên quan chặt chẽ với nhau cùng xây dựng mối quan hệ lâu dài. Các doanh nhân dành thời gian xây dựng vốn quan hệ xã hội là những người nhận được nhiều cơ hội kinh doanh và liên tiếp phát triển. Điểm mấu chốt là xây dựng các mối quan hệ kinh doanh các bên cùng có lợi.
Tạo Ra Mạng Lưới Tiếp Thị Qua Truyền Miệng 
Điểm mấu chốt trong việc tạo ra chương trình tiếp thị qua truyền miệng nằm ở kế hoạch gặp gỡ và xây dựng mối quan hệ với mọi người. Dưới đây là 11 cách giúp bạn, hoặc nhân viên bán hàng cho doanh nghiệp của bạn, tạo ra một chiến dịch tiếp thị qua truyền miệng.
1. Đừng ở ru rú trong nhà. Hãy ra ngoài đường và gặp gỡ mọi người. Hãy bắt đầu bằng việc đặt ra một mục tiêu về số cuộc hẹn nhằm xây dựng quan hệ xã hội hàng tuần.
2. Biết cách đề nghị được giới thiệu. Các một số kỹ năng nhất định bạn có thể học và phát triển khả năng yêu cầu được giới thiệu. Một trong các kỹ năng đó là việc hỏi “Anh có biết ai …?”
3. Lựa chọn và tham gia ít nhất ba hội nhóm kinh doanh trong ba tháng tới. Các hội nhóm này có thể là phòng thương mại và công nghiệp, hiệp hội kinh doanh ngành, hiệp hội kinh doanh địa phương. Khi tham gia các hội nhóm khác nhau, bạn hãy lựa chọn các nhóm có đa dạng thành phần. Không nên tham gia nhiều nhóm trong cùng một loại hội nhóm (ví dụ như tham gia cùng lúc hai hiệp hội địa phương.)
4. Đưa ra quà tặng khích lệ mọi người giới thiệu cơ hội cho bạn. Ví dụ một chủ cửa hàng đĩa nhạc có thể tặng phiếu xem ca nhạc cho người giới thiệu khách hàng cho mình. Một ví dụ khác là tòa soạn báo điện tử đăng lời cám ơn tới những Mạnh Thường Quân đóng góp tài chính giúp đỡ cho đồng bào bão lụt trong chiến dịch kêu gọi hỗ trợ thàng trước.
5. Khi tham gia họp hoặc các cơ hội giao lưu, luôn mang theo mình công cụ tạo dựng quan hệ. Các công cụ này bao gồm: Bảng tên đầy đủ thông tin, danh thiếp, và hộp đựng danh thiếp để đựng danh thiếp người khác.
6. Dành thời gian phát triển kỹ năng xây dựng quan hệ của mình. Đọc sách báo, nghe băng về chủ đề xây dựng quan hệ, nói chuyện với các chuyên gia xây dựng quan hệ. Xây dựng quan hệ là một kỹ năng có thể được đào tạo.
7. Khi tham dự cuộc giao lưu, hãy hành động như “chủ nhà” hay vì như “khách.” Bạn sẽ phí thời gian tham gia các cuộc giao lưu nếu bạn chỉ đi loanh quanh và nói chuyện với các đồng nghiệp hoặc những người bạn đã quen trước. Hãy gặp gỡ những người mới và giới thiệu mình. Đây là cơ hội nâng cao hình ảnh của bạn. Khi phù hợp, hãy đề nghị được làm “đại sứ” cho chủ nhà và giới thiệu mọi người với nhau.
8. Dành thời gian tạo một thông điệp 60 giây về doanh nghiệp của bạn và giải thích bạn làm gì. Cố gắng nghĩ tới một thông điệp đặc thù, hấp dẫn và dễ nghe để miêu tả công việc bạn đang làm, khiến người nghe có thể nhớ về bạn. Ví dụ một nhân viên du lịch dùng thông điệp sau để giới thiệu về mình trước đám đông thính giả: “Chín mươi chín phần trăm tất cả các tai nạn xảy ra ở nhà … vì vậy chúng ta hãy nên đi du lịch!” Khi giới thiệu về mình tới mọi người hãy sử dụng “thông điệp dễ nhớ” để mọi người có thể nhớ về bạn và việc bạn đang làm.
Khởi nghiệp trong 12 tuần: Tuần 109. Khi gặp gỡ ai và trao đổi danh thiếp, hãy lật mặt kia của danh thiếp và ghi chú một số thông tin về người đó hoặc doanh nghiệp của họ và việc bạn có thể giới thiệu hỗ trợ cho họ. Nếu ai đó thấy bạn tích cực làm điều gì có lợi cho họ, họ sẽ giới thiệu cơ hội lại cho bạn một cách nghiêm túc. Hãy để người đó biết bạn đang ghi chú việc sẽ giới thiệu cho họ nếu gặp ai đó cần sản phẩm, hoặc dịch vụ của họ. Đây là cách rất đơn giản nhưng rất hữu dụng khi tao ấn tượng đầu tiên dẫn tới việc phát triển mối quan hệ lâu dài đôi bên cùng có lợi.
10. Nói ít hơn, nghe nhiều hơn. Hãy nhớ rằng các chuyên gia xây dựng quan hệ có những hai cái tai và một cái miệng, hãy sử dụng theo tỷ lệ con số như vậy.
11. Hãy liên lạc với mọi người ngoài cuộc họp bất kể khi nào có thể. Gửi lời nhắn, viết thư hoặc gửi bài báo mà mọi người có thể quan tâm. Gọi điện hỏi và mời tham dự các sự kiện bạn nghĩ họ sẽ quan tâm mà bạn tham gia.
Phát Triển Nhóm “Quan Hệ Liên Quan”
Một “nhóm quan hệ liên quan” là một nhóm các chuyên gia có cùng quan hệ cộng sinh. Họ hợp nhau, không cạnh tranh với nhau ví dụ như một luật sư, một kế toán, một chuyên gia lập kế hoạch tài chính, và một chủ ngân hàng. Nếu bạn để cả bốn người vào chung một phòng trong một giờ, họ sẽ hợp tác làm ăn với nhau. Mỗi người làm việc với khách hàng có nhu cầu tương tự nhưng cần các dịch vụ khác nhau. Do đó họ làm việc trên mối quan hệ cộng sinh.
Lấy một ví dụ về nhóm quan hệ liên quan là một đầu bếp nhà hàng, một thợ trang trí hoa, một thợ ảnh, và một nhân viên du lịch – tôi gọi là một “gia đình lễ cưới.” Khi được giới thiệu tổ chức lễ cưới, họ được giới thiệu cho nhau. Các ngành nghề thường tạo lên nhóm quan hệ liên quan.
Sau đây là một số ví dụ khác về nhóm quan hệ liên quan:
  • Các dịch vụ kinh doanh: nhà in, thiết kế đồ họa, quảng cáo chuyên ngành, và tư vấn tiếp thị.
  • Dịch vụ bất động sản: đại lý đất dân cư và thương mại, dịch vụ đứng trung gian làm trọng tài, công ty tư vấn về giấy tờ bất động sản và môi giới mua nhà trả góp.
  • Nhà thầu: thợ sơn, thợ gỗ, thợ ống nước, thợ điện, và thiết kế nội thất.
  • Chăm sóc sức khỏe: chuyên gia nắn xương, vật lý trị liệu, châm cứu và dinh dưỡng.
Hãy tận dụng nhóm quan hệ liên quan trong ngành của bạn:
  • Nhận biết càng nhiều chuyên gia phù hợp với mối quan hệ liên quan công ty bạn càng tốt. Xem xét các ngành nghề mà công việc của bạn có liên quan để có ý tưởng về việc giới thiệu quan hệ qua lại thường xuyên. Tạo danh sách các ngành nghề liên quan này.
  • Nhận biết các cá nhân phù hợp với mối quan hệ liên quan của bạn. Tham dự các buổi gặp gỡ, giao lưu với các nhóm khác nhau và xem lại dữ liệu và hồ sơ thông tin quan hệ của bạn.Mời những người này tham gia các nhóm xây dựng quan hệ để bạn có thể tạo mối quan hệ chính thức và mở đường cho việc liên lạc thường xuyên. Việc nuôi dưỡng các mối quan hệ là tối quan trọng. Cách tốt nhất là tham gia các hội nhóm xây dựng quan hệ thường xuyên.
  • Đánh giá các chuyên gia trong mối quan hệ liên quan của bạn. Nếu họ không giới thiệu đáp lại, có thể bạn đã giới thiệu người hoặc đưa vào ngành không phù hợp. Hãy giới thiệu người khác mà sẵn lòng giới thiệu cơ hội lại cho bạn.
Mặc dù phát triển mối quan hệ liên quan sẽ giúp bạn nâng cao cơ hội kinh doanh, nhưng thế vẫn chưa đủ vì mối quan hệ liên quan sẽ theo các nhóm nhỏ và khó có cơ hội phát triển lớn hơn. Do vậy bạn cần phát triển mạng lưới quan hệ toàn diện của mình song song với quan hệ liên quan.

=======================================

KHỞI NGHIỆP TRONG 12 TUẦN – TUẦN 11: CÁC CHIẾN THUẬT MARKETING KHÔN NGOAN NHẰM NÂNG CAO DOANH THU BÁN HÀNG

Cho dù ngân quỹ tiếp thị của bạn là bao nhiêu thì các chiến lược tiếp thị hiệu quả sau đây cũng cần được chú ý.
Đôi khi việc chọn chiến lược tiếp thị tốt nhất cũng tương tự như việc đi ăn nhà hàng có thực đơn không giới hạn số món. Ngay cả các doanh nhân có ngân quỹ tiếp thị eo hẹp hay thị trường hẹp nhỏ cũng có hàng tá các lựa chọn. Khó có thể phân chia rạch ròi, chiến lược tốt nhất với các chiến lược còn lại. Một chiến lược tốt sẽ có ba tiêu chí sau:
  • Tiếp cận tới nhóm khách hàng tiềm năng nhất.
  • Đặt thông điệp vào tình huống phù hợp nhất.
  • Cho bạn đủ không gian/thời gian hướng dẫn khách hàng tiềm năng phải làm gì.
Trang Kinhdoanh.com chuyên về cung cấp thông tin, hướng dẫn khởi nghiệp tập chung quảng cáo bằng các từ khóa Adwords về Khởi nghiệp kinh doanh trên công cụ tìm kiếm Google. Khi các doanh nhân tiềm năng đánh từ khóa để tìm thông tin về Khởi nghiệp kinh doanh thì trang Kinhdoanh.com sẽ hiện ra thông điệp giới thiệu phù hợp. Việc quảng cáo này nhằm đúng tới các doanh nhân tiềm năng, và đang tìm thông tin liên quan và họ dễ dàng tiếp thu nội dung được nhất.
Khởi nghiệp trong 12 tuần: Tuần 11Mọi chiến lược tiếp thị hiệu quả đều cần dành thời gian, không gian cho khách hàng hành động. Đây có thể đơn giản chỉ là số điện thoại gọi miễn phí hay phức tạp như thư gửi trực tiếp với nhiều gói khuyến mại. Nhưng một chiến lược tiếp thị hiệu quả luôn nói cho khách hàng tiềm năng cần phải làm gì tiếp theo. Nếu bạn chưa có nhóm chiến lược nào, hãy tham khảo các ý tưởng sau đây.
  • Quảng cáo truyền thông ngoài trời: Một số ví dụ là bảng quảng cáo ngoài trời, quảng cáo bên trong, ngoài và trên nóc xe taxi và xe buýt, viết chữ bằng khí trên nền trời bằng máy bay chuyên dụng. Phương pháp quảng cáo viết chữ trên nền trời thu hút rất nhiều khán giả khá phổ biến tại các nước phát triển nhưng vẫn còn mới mẻ tại Việt Nam.
  • Quảng cáo trực tuyến: Hiển thị các quảng cáo trên các trang mục tiêu dẫn đường liên kết tới trang web của mình. Dịch vụ quảng cáo bằng cách đấu giá từ khóa quảng cáo của công cụ tìm kiếm Google Adwords và Yahoo Overture định hướng đúng trọng tâm người tìm thông tin. Ngoài ra dịch vụ quảng cáo theo gửi bản tin trực tuyến cho các cá nhân đăng ký nhận tin cũng ngày càng trở lên phổ biến hơn tại Việt Nam do mức chi phí phù hợp.
  • Tiếp thị thư mời trực tiếp: Gửi thư trực tiếp tới danh sách khách hàng tiềm năng dựa vào danh sách địa chỉ được lựa chọn của dịch vụ gửi thư mời trực tiếp chuyên nghiệp. Nếu bạn gửi thư tập chung theo vùng hoặc theo dạng ấn phẩm thì có thể được giảm giá hơn so với tem thường. Gửi email hàng loạt theo danh sách người đăng ký nhận tin cũng là giải pháp chi phí thấp tuy nhiên cũng cần xem xét tính hiệu quả của mỗi chiến dịch gửi.
  • Quảng cáo truyền thanh hoặc truyền hình: Quảng cáo truyền thanh là sự lựa chọn tuyệt vời đối với một số sản phẩm do nhà quảng cáo có thể lựa chọn chương trình và kênh phù hợp với nhóm thính giả mục tiêu. Quảng cáo truyền hình có khả năng tiếp cận nhiều khán giả hơn nhưng chi phí khá cao đối với chương trình trung ương như VTV1, VTV3.
  • Quảng cáo bằng ấn phẩm: Các hình thức quảng cáo bằng ấn phẩm như báo, tạp chí khá đa dạng để bạn lựa chọn. Bạn có thể chọn theo báo ngày, tuần theo các tạp chí chuyên ngành hàng tuần, hàng tháng. Nếu bạn dự kiến khách hàng mục tiêu theo vị trí địa lý, các báo địa phương có thể là cơ hội phù hợp để quảng cáo sản phẩm của bạn.
  • Quảng cáo trên phương tiện phi truyền thống: Từ các nhãn decal có hình dính trên quả trong siêu thị đến bút hoặc đồ văn phòng phẩm có in lời giới thiệu sản phẩm, công ty bạn. Đây là nơi bạn thể hiện sức sáng tạo của mình.
  • Triển lãm và dịp giới thiệu sản phẩm: Các cuộc triển lãm thương mại hoặc hàng tiêu dùng, và các hội nghị giới thiệu sản phẩm cho các khách hàng tiềm năng. Đối với nhà sản xuất và nhà phân phối, giá trưng bày sản phẩm quảng cáo tại các quầy bán lẻ giúp sản phẩm nổi bật hơn các sản phẩm trưng bày trên giá.
  • Quan hệ công chúng: Có nhiều hình thức quan hệ công chúng, như quan hệ truyền thông, các sự kiện đặc biệt, khuếch trương .v.v. Các chiến lược chi phí thấp gồm bài viết cho các báo hoặc trang web mục tiêu và việc tham gia nhóm thảo luận có nhiều thính giả phù hợp.
Chiến Lược Tiếp Thị Chi Phí Thấp 
Có khả năng quảng bá doanh nghiệp của bạn mà không đầu tư vào các hình thức quảng cáo truyền thống. Sử dụng thời gian, năng lượng, kiến thức, thông tin và trí tưởng tượng của bạn để trở thành nhà tiếp thị thành công nhất. Sau đây là một số phương pháp “tiếp thị du kích” sẽ giúp bạn tiếp cận thính giả với chi phí thấp hoặc miễn phí.
Sử Dụng Công Cụ Tìm Kiếm Địa Phương
Mặc dù chúng ta sẽ thảo luận về việc toàn cầu hóa ở phần sau, nhưng phần lớn các doanh nghiệp tập chung thị trường địa phương theo thành phố, tỉnh hoặc miền. Nếu đây là trường hợp của bạn, hãy sử dụng quảng cáo trên công cụ tìm kiếm địa phương thay vì toàn quốc hay toàn cầu. Thật là lãng phí khi quảng cáo cho các độc giả ở các địa phương khác và không quan tâm hoặc sản phẩm của bạn không tập chung cho họ.
Podcasts
Trước đầy chưa bao giờ cộng đồng trực tuyến có cơ hội quảng bá tới khách hàng phi trực tuyến như bây giờ. Podcasts – truyền thanh trực tuyến bằng cách tạo những file âm thanh sẵn sàng theo chủ đề để người nghe có thể nghe trực tuyến hoặc tải về máy để nghe mà không cần kết nối internet. Nội dung podcast cần có giá trị và được thị trường mục tiêu của bạn quan tâm. Các khách hàng mục tiêu tiềm năng cần gì để giúp đỡ công việc và cuộc sống cá nhân của họ? Bạn có thông tin gì để khách hàng mục tiêu muốn nghe? Có nhiều điều mọi người thấy podcast thú vị. Hàng tháng bạn xuất bản podcast và khuếch trương chúng thông qua các kênh quảng bá khác sẽ giúp bạn quảng bá cho sản phẩm và doanh nghiệp của mình.
Blogs – Nhật Ký Trực TuyếnBlog hiện có mặt trên hầu hết các ngành kinh doanh nhằm tạo ra kênh truyền thông tin, tạo hiệu ứng tiếp thị và hỗ trợ cộng đồng. Việc viết blog như một cách giao tiếp với thị trường mục tiêu của bạn. Nó như một diễn đàn tương tác giữa bạn và thị trường mục tiêu. Blog được thực hiện cùng với trang web cho nhiều kênh tiếp cận tới khách hàng tiềm năng. Điều thú vị ở đây là nhiều chương trình blog cho phép bạn tự cài đặt và sử dụng khá dễ dàng và không cần nhiều kiến thức kỹ thuật. Kênh tiếp thị này giúp bạn giao tiếp với khách hàng tiềm năng và chứng tỏ bạn như một chuyên gia trong lĩnh vực của mình.
Quảng Cáo Trực Tuyến
Việc gia tăng đầu tư vào hình thức quảng cáo trực tuyến là do khả năng đo lường tính hiệu quả của mỗi chiến dịch và tỷ lệ kết quả thu về trên tiền quảng cáo khá cao. Đối với các doanh nhân sử dụng phương pháp tiếp thị du kích, việc tập chung vào các từ khóa phù hợp, thị trường mục tiêu và liên tục thử các kết quả của từng chiến dịch khá quan trọng. Quảng cáo bằng phương thức này ít tốn kém hơn quảng cáo bằng ấn phẩm.
Khuếch Trương Ra Thị Trường Toàn Cầu
Đối với các doanh nhân năng động, tiếp thị toàn cầu được thực hiện phần lớn bằng hình thức trực tuyến. Sử dụng các chiến dịch quảng cáo trả tiền trên mỗi lần nhấp chuột, gửi email cho những người đăng ký nhận hay các kỹ thuật tăng lưu lượng khách ghé thăm trang web, giúp cho doanh nhân địa phương có thể tiếp cận thị trường toàn cầu khá dễ dàng.
Internet cũng làm giảm rào chắn về ngôn ngữ, đặc biệt với sự trợ giúp của các trang web biên dịch nội dung trực tuyến. Tuy nhiên các trang web đa ngôn ngữ sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn.
Tiếp Thị Gửi Thư Trực Tiếp
Người tiêu dùng ngày nay muốn biết sản phẩm có đặc tính gì, có chính sách giảm giá hoặc chương trình gì đặc biệt không. Và kênh tiếp thị bằng gửi thư trực tiếp trở lên hiệu quả hơn bao giờ hết. Với sự trợ giúp của công nghệ việc quản lý cơ sở dữ liệu dựa trên các tiêu chí lọc, sắp xếp giúp cho việc tạo ra danh sách khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn.

=======================================




Khởi nghiệp trong 12 tuần - Tuần 12: Phát Triển Doanh Nghiệp - Tuan 12 Phat trien doanh nghiepNếu việc mở doanh nghiệp là dễ dàng thì ai cũng làm. Thực tế thì không phải ai cũng làm được. Chỉ có những người như bạn, có tâm hồn kinh doanh mới có thể làm được, cho dù bạn phủ nhận rằng tinh thần doanh nhân cháy bỏng được giấu trong bạn một thời gian dài.
Tuy nhiên tận dụng mong muốn cháy bỏng để phát triển doanh nghiệp khác xa với việc chỉ đơn giản thắp sáng mong muốn này. Phần lớn mọi người gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì mong muốn cháy bỏng trong vài tháng hoặc năm đầu khởi nghiệp. Dưới đây là một vài lời khuyên của tôi giúp bạn liên tục phát triển quy mô và lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.
1. Hãy thuê những người làm việc giỏi hơn bạn. Thực tế là công ty được xây dựng bởi con người. Những nhân sự giỏi nhất sẽ xây dựng các doanh nghiệp vĩ đại nhất và sinh lời nhiều nhất. Ví dụ một nhân sự giỏi có thể yêu cầu lương 20-30% cao hơn người thường, nhưng họ có thể hiệu quả gấp hai lần người thường. Hãy đầu tư vào những nhân sự giỏi.
quote-week12a.gif2. Làm gì cũng cần gấp. Luôn làm mọi thứ có thể trong ngày hôm nay. Khi tôi khởi nghiệp đầu tiên, tôi làm mải miết cho đến khi phải ăn và ngủ. Nhiều người coi doanh nghiệp của mình như việc việc công nhật. Đừng bao giờ bỏ mặc việc đến ngày mai nếu bạn có thể hoàn thành trong hôm nay.
3. Khiến khách hàng quay lại. Con đường dẫn tới lợi nhuận là việc khách hàng quay lại. Có ít doanh nhân tự đặt mình cho thành công mang tính lâu dài. Doanh nghiệp của bạn thành công khi bạn thêm khách hàng mới vào số khách hàng thường xuyên hiện tại. Hãy nghĩ theo cách này: Chuyện gì xảy ra nếu mỗi khách hàng bạn có mua hàng với bạn trọn đời? Bạn có bao nhiêu khách hàng thường xuyên?
4. Ra quyết định nhanh. Công ty mới không có thời gian và tài nguyên để đứng yên. Khi đã ra quyết đinh, hãy nhận trách nhiệm và làm tiếp việc khác hơn là đứng yên.
5. Cung cấp nhiều hơn bạn hứa. Nếu bạn hứa với khách hàng rằng sẽ giao hàng trong ba ngày, hãy giao hàng trong hai ngày. Nếu bạn nghĩ có thể giao hàng trong hai giờ, hãy nói với khách hàng giao hàng trong ba giờ và làm khách hàng ngạc nhiên về khả năng của mình. Đây là hình thức tiếp thị tốt nhất.
Khởi nghiệp trong 12 tuần - Tuần 126. Định giá để có lãi. Đừng bao giờ đưa ra giá bán rẻ nhất. Bạn là doanh nghiệp nhỏ, không có lợi thế tính hiệu quả khi sản xuất quy mô. Các công ty lớn sẵn sàng lãi ít nhưng bán nhiều sản phẩm, còn bạn thì không.
7. Không bao giờ chi tiêu không cần thiết. Bạn không cần bàn mới, bạn có thể dùng bàn cũ. Nhiều doanh nhân mua đồ xịn nhất vì họ nghĩ đó là hình ảnh doanh nghiệp. Hãy nghe lời tôi khuyên, khi nào bạn có lãi, bạn có thể mua bàn gỗ lim mới tinh. Ngay bây giờ bạn chỉ cần một chiếc bàn làm việc.
8. Đặt mục tiêu lớn. Bắt Đầu Nhỏ, Kế Thúc Lớn nên là nhan đề cuốn nhật ký của bạn sẽ viết khi kinh doanh. Đừng đặt mục tiêu thành người sửa xe đạp giỏi nhất Quận 3, hãy đặt mục tiêu thành công ty kinh doanh dịch vụ sửa xe gắn máy lớn nhất toàn quốc. Hãy nhớ xây dựng kế hoạch cho doanh nghiệp trong mười năm, chứ không chỉ lập kế hoạch một năm.
9. Tiếp thị là làm toán. Đừng bao giờ để nhân viên công ty quảng cáo dạy bạn về tiếp thị. Các nhân viên thường nói những điều vô nghĩa như “một nửa số tiền quảng cáo của bạn hiệu quả, và nửa kia thì không – nhưng bạn không biết xác định nửa nào.” Nếu dành 100 triệu đồng cho quảng cáo, bạn thu lại lợi nhuận 200 triệu, đó là quảng cáo tốt. Khi quảng cáo chưa mang lại lợi nhuận thì quảng cáo chẳng có ý nghĩa gì cả.
10. Học cách bán hàng. Không có điều gì tồi tệ hơn việc doanh nhân không sẵn lòng bán hàng hoặc thậm chí là học cách bán hàng. Không công ty nào tạo ra tiền khi không bán hàng, và bạn không thể dựa hoàn toàn vào nhân viên bạn thuê để bán hàng. Nếu bạn muốn công ty phát triển có lãi, hãy tự học cách bán hàng.
11. Kinh doanh dễ hơn bạn tưởng. Trước khi nhiều người bắt tay vào kinh doanh, họ thường nghĩ việc kinh doanh phức tạp hơn nhiều. Thực ra kinh doanh rất đơn giản. Bán hàng có lãi và duy trì như vậy.
Hãy nhớ rằng bạn có nhiều thứ để học hỏi-đó là điều tốt. Bạn sẽ mắc phải sai lầm. Hãy làm cho các sai lầm này nhỏ dần. Không bao giờ đặt tất cả mọi thứ vào một ván bài
Theo KinhDoanh.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét