Nếu bạn hi vọng con trở nên giàu có, kinh doanh giỏi, hãy đặt trẻ vào tình huống hoặc bơi, hoặc chìm để chúng học cách bơi.
Để dạy con làm giàu, cha mẹ hãy khuyến khích con suy nghĩ học cách tiết kiệm trước. (Ảnh minh họa).
Hãy dạy trẻ tiết kiệm tiền càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa).
"Một thế hệ vật chất" là cụm từ ám ảnh các bậc phụ huynh thời gian gần đây. Thực tế xã hội cho thấy rằng trẻ con thời nay cần phải quan tâm đến tiền bạc, nhưng trong thâm tâm không ông bố bà mẹ nào muốn con mình trở nên hoang phí và thực dụng. Phải là sao đây?
Một triệu phú người Singapore – ông Jim Roger mới đây đã xuất bản một cuốn sách có nhan đề: Món quà dành cho con - Bài học về cuộc sống và đầu tư của một người cha. Mặc dù nhà đầu tư tài ba đã trở nên giàu có nhưng cuộc sống của ông vẫn khá đơn giản: "Tôi về hưu sớn, hiện điều hành một quỹ từ thiện và tôi vẫn thích đi taxi hơn là mua một chiếc ôtô riêng. Bạn càng sở hữu nhiều thứ, cuộc sống càng trở nên rắc rối".
Để dạy con làm giàu, cha mẹ hãy khuyến khích con suy nghĩ học cách tiết kiệm trước. (Ảnh minh họa).
Tính cần kiệm chính là bài học nghiêm khắc nhất mà ông Jim Roger dành cho hai đứa con gái của ông, Happy – 7 tuổi và Bee – 2 tuổi. Nhận dịp giới thiệu về cuốn sách mới xuất bản, ông đã chia sẻ cách dạy các con mình về tiền bạc.
Khuyến khích tiết kiệm. Mỗi đồng tiền lẻ đều quý giá và qua thời gian chúng sẽ tạo nên khoản tiền lớn. Trẻ nên có heo đất. Và khi heo gần đầy, hãy đưa trẻ đến ngân hàng gần nhà để con bạn chứng kiến việc bạn gửi tiền vào tài khoản giúp cháu. Tiền lì xì năm mới và tiền ai đó cho nhân dịp sinh nhật cũng cho vào tài khoản đấy.
Tiền của bố mẹ không phải là tiền của con. Các con bạn biết bạn có thể đủ tiền mua món đồ chơi đó cho chúng, nhưng chúng không nên nghĩ rằng chúng có thể xin mua tất cả mọi thứ. Khi lũ trẻ đòi mua đồ chơi, hãy nói là bạn sẽ không trả tiền. "Mẹ không có khoản tiền dư nào dành cho việc mua Lego", bạn có thể nói thế. "Nếu con muốn, con có thể tự trả tiền lấy”. Đó là cách lũ trẻ học được sự khác nhau giữa tiền của bố mẹ và tiền của mình.
Đón nhận kết quả. Hãy để con bạn tự mình trả tiền để mua một cái gì đó, lúc ấy cháu sẽ hiểu được giá trị của món đồ. Ví dụ bạn khuyến khích 2 con của mình cùng tiết kiệm tiền và một bé nào đó quyết định trích một phần số tiền tiết kiệm được để tự mua món đồ chơi. Đừng phản đối hay la mắng. Hãy đợi trẻ mua xong và thưởng thức niềm vui do món đồi chơi mang lại, sau đó thì đề nghị 2 đứa cùng đập heo đất để kiểm tra "tài khoản". Khi bạn thông báo cho các con mình số tiền mỗi đứa có, sẽ có một trẻ thấy mình tiết kiệm được ít tiền hơn anh/chị/em và trẻ chắc chắn sẽ không thích sự thật ấy. Từ đó trẻ sẽ nhắc hơn mỗi khi muốn dùng tiền riêng.
Thích làm việc. Hãy để cho bạn hiểu rằng ai cũng phải lao động để kiếm tiền. Với bất kỳ sở thích nào của con, bạn cũng có thể chỉ ra cơ hội kiếm tiền từ sở thích ấy. Chẳng hạn, trẻ thích tô vẽ, xé dán những bức tranh, hãy làm bộ vô tình nói với trẻ rằng "con có thể làm những tấm thiệp và đem bán chúng đấy". Hoặc một đứa trẻ thích ăn uống, hãy dạy trẻ cách làm sữa chua, cách làm bánh ngọt… và khuyến khích trẻ thử "bán" chúng cho họ hàng, hàng xóm, bạn bè…
Hãy để trẻ "khổ" một chút. Nếu bạn đặt trẻ vào tình huống hoặc bơi hoặc bị chìm, chúng sẽ học cách bơi. Thừa nhận đi, bản thân bạn đã học được nhiều điều từ cuộc sống tự lập hơn là từ sách vở. Bạn phải tự giặt là, tự mua đồ dùng và tự mình chi trả các hóa đơn. Bố mẹ sẽ không làm gì cho bạn cả. Nếu bạn không lên kế hoạch mà sử dụng hết sạch tiền, thế là xong. Từ đó đến cuối tháng bạn sẽ không có đồng nào. Vì thế, hãy đủ mạnh mẽ và thông thái để đồng ý cho trẻ đi học xa nhà, học bán trú/nội trú… nếu điều đó là cần thiết.
Tận hưởng những niềm vui giản dị. Thực tế bọn trẻ rất dễ hài lòng. Nếu bạn đưa con đến dùng bữa tối ở một nhà hàng hoa lệ nào đó, rồi sau đó tổ chức một bữa tiệc BBQ chỉ duy nhất một món thịt nướng ở sân nhà, thì các con bạn cũng vẫn thấy vui vẻ phấn khích như nhau. Vì thế, đừng cầu kỳ hóa mọi chuyện làm gì. Nếu con bạn chỉ yêu cầu có một chiếc diều, hãy bày giấy và hồ dán ra để cùng tự làm diều với con, chứ đừng đến cửa hàng đồ chơi và chọn mua một chiếc diều đắt tiền nhất.
Hãy dạy trẻ tiết kiệm tiền càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa).
Vài mẹo nữa từ các ông bố
Douglas Foo là tổng giám đốc và Nhà sáng lập ra Công ty trách nhiệm hữu hạn quốc tế Apex-pal: "Khi đưa các con đi mua sắm, tôi cố làm nổi bật điểm khác nhau giữa các món hàng. Ví dụ nếu đi mua nước rửa tay, tôi chỉ ra sự khác biệt giá cả và để bọn trẻ so sánh kích thước để chọn chai nào giá hời nhất. Các con tôi học cách ra những quyết định căn bản như thế. Khi các con tôi lớn, tôi muốn các cháu kiếm việc làm thêm. Nếu muốn chúng có thể làm trong một công ty của tôi, những chúng sẽ phải làm việc chăm chỉ như một nhân viên bình thường để chứng tỏ mình. Tôi sẽ không cho chúng bất cứ thứ gì có sẵn đâu".
Tan Meng Wel, hiện là chủ 6 Trung tâm chăm sóc trẻ Star Learners (Singapore) và trước kia từng là Giám đốc chiến lược ngân hàng Standard Chartered: "Nếu bạn hy vọng con mình trở thành nhà kinh doanh, thì trò chơi Cờ tỷ phú Monopoly là một cách rèn luyện hay. Vừa chơi, trẻ vừa phải tình toán các cách thức để "có lời”, để dồn "đối thủ" vào thế bí, rồi làm quen với các khái niệm "thế chấp”,"sổ đỏ", "cơ hội và khí vận"… các con tôi chơi trò này hầu như mọi buổi tối.
Ngoài khả năng tính toán nhanh nhạy và những khái niệm sơ đẳng về kinh doanh, khi cả nhà cùng quây quần chơi cờ Monopoly, bao giờ tôi cũng nhân thể dạy con thêm về triết lý làm giàu chân chính, về cách sống ở đời. Chẳng hạn, tôi luôn dạy con khi đưa ra quyết định, luôn để lại gì đó cho người khác. Bởi vì con không bao giờ có thể thắng một mình, cho nên con không thể khiến người khác phá sản được".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét