Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

Người Ấn Độ đã chinh phục Thung lũng Silicon bằng cách nào?


Người Ấn Độ là những người nhập cư thành công nhất tại Thung lũng Silicon. Họ đã làm gì, và các dân tộc khác có thể học được gì từ họ?

Đến bất kì công ty công nghệ nào ở Thung lũng Silicon bạn sẽ đều tưởng rằng mình đang ở Liên Hợp Quốc, bởi tại đây, mọi người đến từ khắp nơi trên thế giới đang cùng làm việc hướng tới một mục tiêu chung. Nơi này trước đây không như vậy. Quay trở lại thời kỳ Thung lũng Silicon vẫn còn đang phát triển chất bán dẫn, đa phần ở đây là người da trắng. Khi Thung lũng bùng nổ và lớn mạnh, nó bắt đầu thu hút những người giỏi nhất, thông minh nhất từ khắp nơi trên thế giới. Đầu tiên là châu Âu, rồi Đài Loan, và sau đó là cả thế giới.

Nhưng trên nhiều phương diện quan trọng khác, sự thay đổi đó không hẳn là đáng kể. Người Ấn Độ đã rất thành công trong vai trò nhà khởi nghiệp tại Thung lũng, song vẫn còn những nhóm khác – như người Mỹ gốc Phi hay phụ nữ - cũng rất thành công mà nhiều người chưa biết. Là một người gốc Ấn nhập cư, và là nhà khởi nghiệp trên lĩnh vực công nghệ, tôi từng trải qua những chuyện thực sự khiến tôi sửng sốt, và khiến niềm tin của tôi về tính cởi mở của Thung lũng phải lung lay. Dường như bất chấp người Ấn Độ có thành công đến thế nào, chế độ trọng dụng nhân tài vẫn chỉ là ảo ảnh.

Tôi đến Mỹ vào năm 1980 và được chứng kiến cuộc cách mạng của các lãnh đạo đầu tiên tại Thung lũng, khi đó có hai công ty công nghệ được thành lập. Ngày đó, những CEO công nghệ mà bạn vẫn biết đến trên sách báo hoàn toàn không giống với bất cứ một khuôn mẫu giám đốc nào. Những nhân vật xuất hiện trên các trang bìa tạp chí công nghệ hầu như chẳng có nét gì chung. Chính sự phân hóa này đã thôi thúc tôi – một tân sinh viên của Đại học Duke năm 2005 – phải tìm hiểu về sức ảnh hưởng của những người nhập cư tài năng đến tính cạnh tranh của nước Mỹ.

Những nghiên cứu về người nhập cư và tính phân hóa tại Thung lũng Silicon đã được giáo sư đại học California-Berkeley – bà AnnaLee Saxenian – thực hiện. Giáo sư nhận thấy những người nhập cư chiếm đến 1/3 lực lượng lao động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật tại Thung lũng Silicon, và rằng 1/4 số CEO trong các công ty công nghệ cao là người Ấn Độ và Trung Quốc. Số liệu phân tích được thu thập trên các công ty được thành lập tại Thung lũng Silicon trong khoảng thời gian từ năm 1980 – 1998. Khoảng 17% công ty công nghệ được điều hành bởi người Trung Quốc (tính cả Đài Loan), và 7% bởi người Ấn Độ.

Năm 2006, nhóm nghiên cứu của tôi đã cộng tác với giáo sư Saxenian để cập nhật số liệu nghiên cứu của bà. Xu hướng mà bà tìm thấy ở Thung lũng Silicon đã lan rộng và trở thành một hiện tượng trên cả nước. 25,3% trong số các công ty công nghệ Mỹ được thành lập trong khoảng thời gian từ 1995-2005 có ít nhất một giám đốc điều hành hoặc một trưởng bộ phận công nghệ là người sinh ra ở nước ngoài. Những công ty này có tổng doanh thu lên tới 52 tỷ USD và thuê 450,000 nhân công trong năm 2005. 

Trong một số ngành công nghiệp khác, ví như phát triển chất bán dẫn, con số này thậm chí còn cao hơn rất nhiều: có đến 35,2% các công ty thuộc ngành này được thành lập bởi người nhập cư.
Riêng tại Thung lũng Silicon, con số các công ty được thành lập bởi người nhập cư thời điểm đó đã tăng lên tới 52,4%. Hệ thống khởi nghiệp tại đây gần như không chừa người dân của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, từ Australia cho tới Zimbabwe.

Trong số những nhà sáng lập công nghệ nhập cư, người Ấn Độ chiếm số đông nhất. Số công ty do người Ấn Độ thành lập cao hơn tổng số công ty do 4 nhóm đứng kế sau (gồm các nước Anh, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản) cộng lại. Tỷ lệ các công ty do người Ấn thành lập tại Thung lũng giờ đây đã lên tới 15,5%, mặc dù họ chỉ chiếm 6% lực lượng lao động tại đây. Người Ấn Độ đang sánh vai cùng những chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới, và đang vươn lên mạnh mẽ trong vị thế doanh nhân khởi nghiệp.

Vậy do đâu người Ấn Độ lại thành công đến vậy?

Những người đầu tiên thành công tại Thung lũng Silicon đã thảo luận rất cởi mở về những khó khăn mà họ từng gặp phải.

Họ thống nhất rằng chìa khóa để phát triển cộng đồng, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp nói chung, là giảng dạy và dẫn dắt cho thế hệ nhà khởi nghiệp tiếp theo.

Họ hình thành các tổ chức mạng lưới để giảng dạy cho nhau về cách khởi nghiệp, và để đưa mọi người đến gần nhau hơn. Những tổ chức này đã khai thông dòng chảy thông tin, bí quyết, kĩ năng và cả nguồn vốn cần thiết để khởi sự các công ty công nghệ. Ngay cả những tổ chức non trẻ cũng có con số thành viên lên tới vài trăm, còn các tổ chức uy tín lâu đời hơn thì có hơn một nghìn người.

Thế hệ nhà khởi nghiệp thành công đầu tiên – những người như ông Vinod Khosla, đồng sáng lập công ty Sun Microsystems – tham gia như người dẫn dắt, như hình mẫu về tầm nhìn, về tiếng nói và về vai trò lãnh đạo. Những người này đồng thời cũng hỗ trợ cấp vốn cho các thành viên trong cộng đồng của họ.

Các tổ chức mạng lưới của người Ấn Độ đã tiếp thu các quy luật gắn kết của Thung lũng Silicon và trở thành bậc thầy trong việc này. Có thời gian, đây đã từng là những tổ chức sôi nổi, năng động và chuyên nghiệp nhất trong khu vực.

Nhờ đó, tôi đi đến kết luận rằng Thung lũng Silicon là cơ chế trọng dụng nhân tài tuyệt vời nhất trên thế giới – nơi mà bất cứ ai có tài năng cũng có thể thành công dựa trên nền tảng thành tựu của mình; rằng màu da, nguồn gốc, xuất thân không có nghĩa lý gì ở nơi đó; và rằng chỉ cần áp dụng cách thức của người Ấn Độ, thì cả phụ nữ hay những dân tộc khác cũng có thể đạt được thành công tương tự.
Ít nhất thì đó cũng là những suy nghĩ của tôi cho đến thi tôi thực sự đến đó.

Phần II sẽ nói về sự thiếu vắng “bóng hồng” tại các công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon.

Tác giả bài viết là ông Vivek Wadhwa, phó khoa Học thuật và Đổi mới, Đại học Singularity; Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Khởi nghiệp và Nguyên cứu Thương mại; Giám đốc thời vụ trường Kỹ thuật Pratt, Đại học Duke, Ủy viên Hội nghiên cứu Quản trị doanh nghiệp Arthur & Toni Rembe Rock, Đại học Stanford.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét