Gần đây tôi nhận thấy mình cực kì khiêm tốn (và một chút xấu hổ) khi có một ai đó đọc những quyển sách của tôi, gặp tôi và nói với tôi rằng tôi là một thiên tài . “ Anh thực sự là một thiên tài”, các bạn ấy nói “ Làm sao anh có thể dễ dàng viết một cuôn sách được mọi người yêu thích nhất chỉ trong vòng 30 ngày?” ( Ý cậu ấy muốn nói tới cuốn sách mới nhất của tôi, “Profit from the Panic” (tạm dịch: Kiếm Triệu Đô Từ Khủng Hoảng), đang đứng ở tốp dẫn đầu). Và làm sao mà anh có thể nói trước một đám đông , không ngừng nghỉ trong vòng 8 giờ liền mà chẳng hề lo lăng hay cần viện tới bất kì ghi chú gì?
Cậu ấy bảo tôi “ Người thường chẳng ai làm được như anh cả”. “ Anh chắc chắn là một thiên tài!”. Điều mà mọi người chưa nhận ra đó là “khả năng thiên tài” là thứ mà tôi chưa từng có từ lúc sinh ra. Thực tế, khi tôi còn ở tuổi thiếu niên, tôi thực sự không có chút năng khiếu gì về viết hay nói. Khi còn đi học, tôi không bao giờ khá khi viết luận Anh ngữ. Tôi thường chỉ đạt 3, 4 điểm. Nếu may mắn, thinh thoảng tôi có thể nhận điểm 7.
Với những học sinh khiếu ăn nói bẩm sinh, họ thường có nhiều cơ hội trở thành MC trong các sự kiện tại trường. Còn tôi lúc đó chỉ là một đứa trẻ nhút nhát chẳng bao giờ dám tự nói lên suy nghĩ của mình.
Vậy thì làm thế nào tôi có thể phát triển “tài năng” diễn thuyết và viết lách để dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình? Câu trả lời nằm ở 10.000 giờ KIÊN TRÌ LUYỆN TẬP.
Tôi phát triển tài năng viết lách như thế nào?
Tôi lần đầu có hứng thú viết lách khi ở tuổi 15 ( năm thứ 3 của cấp II). Thời điểm đó, tôi rất say mê việc học và sử dụng kĩ thuật Học tập tăng tốc và sự tự thúc đẩy bản thân để cải thiện tình trạng học tập của mình. Khi tôi thành thạo các kĩ năng này, tôi muốn chia sẻ nó với bạn bè của mình. Vì vậy, tôi thích viết tay những bài báo trên mục Lời Khuyên Học Tập ( Khoảng 1 trang A4) hơn là photocopy chúng rồi phân phát cho bạn bè. Tôi viết những bài tựa như “Làm thế nào để cải thiện trí nhớ của bạn”, “ Bí quyết của đọc nhanh” , “ Các mẹo thi cử thông minh”…
Lúc đó, kĩ năng viết của tôi còn hạn chế, vì thế nên tôi mất rất lâu để viết ra suy nghĩ của mình, rồi xem lại 8 lần để chắc chắn nó đúng ý tôi định nói. Đó là năm 1989, khi tôi còn chưa biết cách dùng máy tính, nên tôi phải viết đi viết lại cả trăm lần để đảm bảo bài viết của mình “chấp nhận được”. Ngoài việc làm bài tập về nhà, tôi dành 2 tiếng mỗi ngày để luyện viết báo.
Ba năm sau, tôi xem lại, biên tập mấy bài báo đó và gởi đếntạp chí Teenage và được đăng hằng tháng trong mục “Bí quyết học tập”. 18 tuổi, tôi trở thành một người viết bán thời gian, cung cấp các bài viết khơi gợi cảm hứng cho tạp chí Teeange với giá 150 $/ bài. Chậm mà chắc, tài năng viết lách của tôi dần được phát triển.
Ở tuổi 20( khi còn trong quân đội), tôi hứng chí muốn viết một cuốn sách để thúc đẩy học sinh làm cách nào học tập cho hiệu quả. Cuốn sách đó có tựa là “ Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”. Vậy có thật sự dễ dàng nếu tôi viết hẳn 1 cuốn sách? Thành thật mà nói, viết cuốn sách này tốn rất nhiều thời gian của tôi. Tôi dành mỗi ngày 1 giờ vào lúc đêm khuya ( sau khi tập luyện xong), cố gắng đặt bút viết từng trang một. Tôi hoàn thành xong 1 trang, xóa đi rồi lại viết lại. Mất hơn 4,5 giờ đau khổ chỉ để hoàn thành MỘT TRANG!!!
Vậy thì tôi mất bao lâu để hoàn thành bản nháp cho cuốn sách của mình? 3 năm các bạn à!!! Sau khi tôi hoàn thành tập bản thảo năm 23 tuổi, tôi tìm kiếm một nhà xuất bản để ấn hành cuốn sách. Tôi bị từ chối cả thảy 9 lần trước khi được nhà xuất bản Oxford University Press đồng ý cho một cơ hội. Sau khi bà Tổng biên tập đọc tập bản thảo của tôi, bà ấy nói ý tưởng của tôi thì ổn, nhưng mà văn phong thì chưa được “trau chuốt” cho lắm ( một cách nói tránh rằng tiếng Anh của tôi quá TỆ). Bà ấy bảo tôi nên viết lại toàn bộ cuốn sách. Tôi suýt nữa thì nữa thì ngất xỉu! Nó ngốn của tôi 3 năm, và giờ lại phải làm lại từ đầu ư?
Nhờ trời, tôi đã không bỏ cuộc. Tôi viết lại cuốn sách trong vòng 1 năm, dựa theo những điểm chưa phù hợp mà bà biên tập viên bảo tôi. Cuối cùng, sách “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” được chính thức có mặt trên giá sách vào năm 1998 và liên tục duy trì thứ hạng dẫn đầu trong 8 năm liền. Sau sự thành công của cuốn sách đầu tiên, tôi viết cuốn sách “ Làm Chủ Tư Duy, Thay Đổi Vận mệnh”. Quả thực viết cuốn này rất mệt, tôi mất đến 2 năm để hoàn thành, và sau đó là cuốn “ Con Cái Chúng Ta Đều Giỏi”, “Bí Quyết Tay Trắng Thành Triệu Phú” , “Bí Quyết Xây Dựng Cơ Nghệp Bạc Tỷ” … Chỉ sau khi tôi viết xong 8 cuốn sách tôi mới có thể phát triển khả năng viết tuyệt vời của mình để cho ra mắt một cuốn sách được yêu thích nhất chỉ trong 30 ngày. Thực tế là bây giờ tôi có thể đánh máy nhanh như tốc độ tôi đang nói.
Tôi phát triển tài năng diễn thuyết ra sao?
Khả năng hùng biện của tôi đến cũng theo cách tương tự. Nhiều người bảo rằng tôi có tài năng diễn thuyết, nhưng họ không nhận ra hàng giờ mà tôi phải bỏ ra để tập diễn thuyết trong nhiều năm để phát triển khả năng của mình.
Vậy thì tôi đã nắm bắt cơ hội để trở thành một diễn giả như thế nào? Để xem nào, trong vòng 8 năm đầu tiên của sự nghiệp diễn thuyết, tôi nói không công trong các nhà thờ, hiệu sách, trường học, trung tâm cộng đồng… Tại sao thế? Đơn giản vì lúc đó chẳng ai trả tôi tiền để tôi nói, nên cách duy nhất là diễn thuyết miễn phí. Tôi bắt đầu công việc ở tuổi 15 khi tôi nói có những buổi trò chuyện động viên tinh thần với các học sinh khác trong trại hè. Ở tuổi 24, tôi đi khắp các hiệu sách 3 lần 1 tuần để quảng cáo cho cuốn sách mới in. Lại một lần nữa, chỉ sau 7 năm nói miệt mài 3 lần 1 tuần mà tôi có thể phát triển tài năng hùng biện của mình!
Ai cũng có thể trở thành thiên tài. Bạn chỉ cần phải trả giá cho việc đó.
Nhiều người cho rằng tài năng và thiên khiếu là những thứ chỉ có những người may mắn mới được sở hữu. Nhưng sự thật là tài năng thực sự chỉ nở rộ sau những năm tháng miệt mài lao động tập trung và bền bỉ với những kĩ năng cụ thể mà thôi. Nếu bạn cũng dành lượng thời gian như tôi trong vòng 7 năm, bạn hoàn toàn có thể tự tin nói trước đám đông mà chẳng cần giấy tờ gì cả. Nếu bạn cũng dành nhiều thời gian viết đi viết lại sách báo, bạn cũng có thể trở thành một nhà văn nổi tiếng.
Cái giá cho một thiên tài? 10000 giờ kiên trì.
Câu hỏi đặt ra là bạn phải luyện tập chăm chỉ trong bao lâu để thông tuệ một kĩ năng? Theo như nghiên cứu được xuất bản trong một cuốn sách thuộc hàng top hiện nay “ Outliers” của Malcolm Gladwell, cần khoảng 10.000 giờ luyện tập để trở thành thiên tài trong một lĩnh vực nào đó.
Khi đọc cuốn sách đó, tôi thực sự thấy điều ông ấy nói là đúng. Sự thực là tôi đã dành nhiều hơn cả 10.000 giờ để giờ đây thực sự tự tin với hai kĩ năng này.
Chính các thiên tài thế giới cũng cần tới 10000 giờ hoàn thiện.
Nếu bạn học tập những người thành công nhất thế giới, bạn cũng sẽ nhận thấy tài năng của họ chỉ bộc lộ sau hơn 10000 giờ tập trung và làm việc bền bỉ.
Điều gì đã làm Tiger Woods trở thành tay chơi golf xuất sắc nhất mọi thời dại? Tiger được cha hướng đẫn chơi golf từ năm lên 3! Từ lúc 5 tuổi, Woods dành ít nhất 4, 5 giờ mỗi ngày để đánh 800 cú cho đến khi anh có thể đánh bóng hoàn hảo. Mãi đến tận sau 18 năm kiên trì tập luyện không ngừng nghỉ (4, 5 tiếng một ngày) mà anh ấy đã trở thành nhà vô địch thế giới ở tuổi 21.
Điều gì làm Warren Buffett (người giàu có nhất hành tinh) trở thành nhà đầu tư giỏi nhất thế giới? Ông anh bắt đầu làm quen với sách báo liên quan đến tài chính và bắt đầu mua cổ phiếu đầu tiên từ năm 8 tuổi! Trong khi bạn bè ông chơi đùa và đọc truyện tranh, chàng thanh niên trẻ tuổi Warren dành nhiều giờ mỗi ngày đọc các báo cáo thường niên và biểu đồ cổ phiếu!
Vậy còn Bill Gates thì sao? Chúng ta đều biết Bill nổi tiếng vì bỏ học giữa chừng để thành lập nên một công ty máy tính là Microsoft. Sau đó, nhờ khát vọng cháy bỏng cùng bộ não vượt trội, Bill đã xây dựng nên một công ty phần mềm lớn nhất toàn cầu. Điều bí ẩn đã xảy ra vậy? Làm sao Bill có thể trở thành một thiên tài xuất chúng trong lĩnh vực máy tính? Bill có cơ hội tiếp xúc với lập trình vào năm 14 tuổi vì anh ấy học ở một ngôi trường có phòng máy tính ( rất rất hiếm ở thời điểm đó). Từ đó trở đi, Bill dành khoảng 8 tiếng mỗi ngày, 7 ngày một tuần bên máy tinh trong khi bạn bè cùng trang lứa mải mê tiệc tùng và và vui chơi.
Trong cuốn sách ‘Outliers’ của mình, Malcolm Gladwell viết: “ Những nhà tâm lí học càng nghiên cứu về sự nghiệp của những thiên tài trên thế giới, họ càng nhận thấy tài năng thiên bẩm chỉ đóng góp một phần rất nhỏ, và vai trò của sự chuẩn bị kĩ lưỡng càng trở nên quan trọng”.
Nhà tâm lí học K. Anders Ericsson nghiên cứu về các thần đồng âm nhạc. Điều có thể kết luận từ nghiên cứu là họ không thấy bất kì một nhạc sĩ thiên bẩm nào có thể trở nên xuất chúng nếu họ chỉ luyện tập bằng một phần nhỏ thời lượng mà những người bạn cùng trang lứa phải làm. Cũng như không tìm thấy ai làm việc chăm chỉ hơn những người khác mà lại không vượt lên dẫn đầu.
Nói cách khác:
“ Luyện tập không phải là điều bạn chỉ làm khi bạn giỏi. Nó chính là thứ tạo nên giá trị của bạn”.
Tại sao có một số người không thể thành công?
Hầu hết mọi người không có đủ lòng kiên nhẫn và niềm tin rằng làm việc chăm chỉ sẽ có kết quả xứng đáng. Họ chỉ muốn nhìn thấy kết quả ngay tức khắc mà thôi. Một khi thất bại, họ nghĩ rằng mình thiếu tài năng và bỏ cuộc. Chính vì lí do đó mà họ không bao giờ trở nên giỏi giang ở bất kì cái gì.
Bài học kinh nghiệm
Bài học mà tôi muốn chia sẻ với các bạn là, để thành công ở bất kì lĩnh vực nào, bạn cần phát triển tài năng cho lĩnh vực ấy. Để phát triển nó, bạn cần phải có sự tự giác làm việc hàng giờ, hàng giờ liền cho đến khi thuần thục nó.
Trước khi bạn có thể thành công khi giao dịch chứng khoán, việc đầu tiên là bạn phải dành ra 10.000 giờ nghiên cứu các loại biểu đồ.
Trước khi bạn trở thành một tác giả được yêu thích nhất, bạn phải viết khoảng 10.000 giờ.
Trước khi bạn có thể trờ thành một tay golf cự phách, bạn phải dành ra 10.000 giờ để tập đánh golf.
Trước khi bạn có thể thành công trong buôn bán, bạn phải bỏ ra 10.000 giờ đi chào hàng và bán hàng.
Cậu ấy bảo tôi “ Người thường chẳng ai làm được như anh cả”. “ Anh chắc chắn là một thiên tài!”. Điều mà mọi người chưa nhận ra đó là “khả năng thiên tài” là thứ mà tôi chưa từng có từ lúc sinh ra. Thực tế, khi tôi còn ở tuổi thiếu niên, tôi thực sự không có chút năng khiếu gì về viết hay nói. Khi còn đi học, tôi không bao giờ khá khi viết luận Anh ngữ. Tôi thường chỉ đạt 3, 4 điểm. Nếu may mắn, thinh thoảng tôi có thể nhận điểm 7.
Với những học sinh khiếu ăn nói bẩm sinh, họ thường có nhiều cơ hội trở thành MC trong các sự kiện tại trường. Còn tôi lúc đó chỉ là một đứa trẻ nhút nhát chẳng bao giờ dám tự nói lên suy nghĩ của mình.
Vậy thì làm thế nào tôi có thể phát triển “tài năng” diễn thuyết và viết lách để dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình? Câu trả lời nằm ở 10.000 giờ KIÊN TRÌ LUYỆN TẬP.
Tôi phát triển tài năng viết lách như thế nào?
Tôi lần đầu có hứng thú viết lách khi ở tuổi 15 ( năm thứ 3 của cấp II). Thời điểm đó, tôi rất say mê việc học và sử dụng kĩ thuật Học tập tăng tốc và sự tự thúc đẩy bản thân để cải thiện tình trạng học tập của mình. Khi tôi thành thạo các kĩ năng này, tôi muốn chia sẻ nó với bạn bè của mình. Vì vậy, tôi thích viết tay những bài báo trên mục Lời Khuyên Học Tập ( Khoảng 1 trang A4) hơn là photocopy chúng rồi phân phát cho bạn bè. Tôi viết những bài tựa như “Làm thế nào để cải thiện trí nhớ của bạn”, “ Bí quyết của đọc nhanh” , “ Các mẹo thi cử thông minh”…
Lúc đó, kĩ năng viết của tôi còn hạn chế, vì thế nên tôi mất rất lâu để viết ra suy nghĩ của mình, rồi xem lại 8 lần để chắc chắn nó đúng ý tôi định nói. Đó là năm 1989, khi tôi còn chưa biết cách dùng máy tính, nên tôi phải viết đi viết lại cả trăm lần để đảm bảo bài viết của mình “chấp nhận được”. Ngoài việc làm bài tập về nhà, tôi dành 2 tiếng mỗi ngày để luyện viết báo.
Ba năm sau, tôi xem lại, biên tập mấy bài báo đó và gởi đếntạp chí Teenage và được đăng hằng tháng trong mục “Bí quyết học tập”. 18 tuổi, tôi trở thành một người viết bán thời gian, cung cấp các bài viết khơi gợi cảm hứng cho tạp chí Teeange với giá 150 $/ bài. Chậm mà chắc, tài năng viết lách của tôi dần được phát triển.
Ở tuổi 20( khi còn trong quân đội), tôi hứng chí muốn viết một cuốn sách để thúc đẩy học sinh làm cách nào học tập cho hiệu quả. Cuốn sách đó có tựa là “ Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”. Vậy có thật sự dễ dàng nếu tôi viết hẳn 1 cuốn sách? Thành thật mà nói, viết cuốn sách này tốn rất nhiều thời gian của tôi. Tôi dành mỗi ngày 1 giờ vào lúc đêm khuya ( sau khi tập luyện xong), cố gắng đặt bút viết từng trang một. Tôi hoàn thành xong 1 trang, xóa đi rồi lại viết lại. Mất hơn 4,5 giờ đau khổ chỉ để hoàn thành MỘT TRANG!!!
Vậy thì tôi mất bao lâu để hoàn thành bản nháp cho cuốn sách của mình? 3 năm các bạn à!!! Sau khi tôi hoàn thành tập bản thảo năm 23 tuổi, tôi tìm kiếm một nhà xuất bản để ấn hành cuốn sách. Tôi bị từ chối cả thảy 9 lần trước khi được nhà xuất bản Oxford University Press đồng ý cho một cơ hội. Sau khi bà Tổng biên tập đọc tập bản thảo của tôi, bà ấy nói ý tưởng của tôi thì ổn, nhưng mà văn phong thì chưa được “trau chuốt” cho lắm ( một cách nói tránh rằng tiếng Anh của tôi quá TỆ). Bà ấy bảo tôi nên viết lại toàn bộ cuốn sách. Tôi suýt nữa thì nữa thì ngất xỉu! Nó ngốn của tôi 3 năm, và giờ lại phải làm lại từ đầu ư?
Nhờ trời, tôi đã không bỏ cuộc. Tôi viết lại cuốn sách trong vòng 1 năm, dựa theo những điểm chưa phù hợp mà bà biên tập viên bảo tôi. Cuối cùng, sách “Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!” được chính thức có mặt trên giá sách vào năm 1998 và liên tục duy trì thứ hạng dẫn đầu trong 8 năm liền. Sau sự thành công của cuốn sách đầu tiên, tôi viết cuốn sách “ Làm Chủ Tư Duy, Thay Đổi Vận mệnh”. Quả thực viết cuốn này rất mệt, tôi mất đến 2 năm để hoàn thành, và sau đó là cuốn “ Con Cái Chúng Ta Đều Giỏi”, “Bí Quyết Tay Trắng Thành Triệu Phú” , “Bí Quyết Xây Dựng Cơ Nghệp Bạc Tỷ” … Chỉ sau khi tôi viết xong 8 cuốn sách tôi mới có thể phát triển khả năng viết tuyệt vời của mình để cho ra mắt một cuốn sách được yêu thích nhất chỉ trong 30 ngày. Thực tế là bây giờ tôi có thể đánh máy nhanh như tốc độ tôi đang nói.
Tôi phát triển tài năng diễn thuyết ra sao?
Khả năng hùng biện của tôi đến cũng theo cách tương tự. Nhiều người bảo rằng tôi có tài năng diễn thuyết, nhưng họ không nhận ra hàng giờ mà tôi phải bỏ ra để tập diễn thuyết trong nhiều năm để phát triển khả năng của mình.
Vậy thì tôi đã nắm bắt cơ hội để trở thành một diễn giả như thế nào? Để xem nào, trong vòng 8 năm đầu tiên của sự nghiệp diễn thuyết, tôi nói không công trong các nhà thờ, hiệu sách, trường học, trung tâm cộng đồng… Tại sao thế? Đơn giản vì lúc đó chẳng ai trả tôi tiền để tôi nói, nên cách duy nhất là diễn thuyết miễn phí. Tôi bắt đầu công việc ở tuổi 15 khi tôi nói có những buổi trò chuyện động viên tinh thần với các học sinh khác trong trại hè. Ở tuổi 24, tôi đi khắp các hiệu sách 3 lần 1 tuần để quảng cáo cho cuốn sách mới in. Lại một lần nữa, chỉ sau 7 năm nói miệt mài 3 lần 1 tuần mà tôi có thể phát triển tài năng hùng biện của mình!
Ai cũng có thể trở thành thiên tài. Bạn chỉ cần phải trả giá cho việc đó.
Nhiều người cho rằng tài năng và thiên khiếu là những thứ chỉ có những người may mắn mới được sở hữu. Nhưng sự thật là tài năng thực sự chỉ nở rộ sau những năm tháng miệt mài lao động tập trung và bền bỉ với những kĩ năng cụ thể mà thôi. Nếu bạn cũng dành lượng thời gian như tôi trong vòng 7 năm, bạn hoàn toàn có thể tự tin nói trước đám đông mà chẳng cần giấy tờ gì cả. Nếu bạn cũng dành nhiều thời gian viết đi viết lại sách báo, bạn cũng có thể trở thành một nhà văn nổi tiếng.
Cái giá cho một thiên tài? 10000 giờ kiên trì.
Câu hỏi đặt ra là bạn phải luyện tập chăm chỉ trong bao lâu để thông tuệ một kĩ năng? Theo như nghiên cứu được xuất bản trong một cuốn sách thuộc hàng top hiện nay “ Outliers” của Malcolm Gladwell, cần khoảng 10.000 giờ luyện tập để trở thành thiên tài trong một lĩnh vực nào đó.
Khi đọc cuốn sách đó, tôi thực sự thấy điều ông ấy nói là đúng. Sự thực là tôi đã dành nhiều hơn cả 10.000 giờ để giờ đây thực sự tự tin với hai kĩ năng này.
Chính các thiên tài thế giới cũng cần tới 10000 giờ hoàn thiện.
Nếu bạn học tập những người thành công nhất thế giới, bạn cũng sẽ nhận thấy tài năng của họ chỉ bộc lộ sau hơn 10000 giờ tập trung và làm việc bền bỉ.
Điều gì đã làm Tiger Woods trở thành tay chơi golf xuất sắc nhất mọi thời dại? Tiger được cha hướng đẫn chơi golf từ năm lên 3! Từ lúc 5 tuổi, Woods dành ít nhất 4, 5 giờ mỗi ngày để đánh 800 cú cho đến khi anh có thể đánh bóng hoàn hảo. Mãi đến tận sau 18 năm kiên trì tập luyện không ngừng nghỉ (4, 5 tiếng một ngày) mà anh ấy đã trở thành nhà vô địch thế giới ở tuổi 21.
Điều gì làm Warren Buffett (người giàu có nhất hành tinh) trở thành nhà đầu tư giỏi nhất thế giới? Ông anh bắt đầu làm quen với sách báo liên quan đến tài chính và bắt đầu mua cổ phiếu đầu tiên từ năm 8 tuổi! Trong khi bạn bè ông chơi đùa và đọc truyện tranh, chàng thanh niên trẻ tuổi Warren dành nhiều giờ mỗi ngày đọc các báo cáo thường niên và biểu đồ cổ phiếu!
Vậy còn Bill Gates thì sao? Chúng ta đều biết Bill nổi tiếng vì bỏ học giữa chừng để thành lập nên một công ty máy tính là Microsoft. Sau đó, nhờ khát vọng cháy bỏng cùng bộ não vượt trội, Bill đã xây dựng nên một công ty phần mềm lớn nhất toàn cầu. Điều bí ẩn đã xảy ra vậy? Làm sao Bill có thể trở thành một thiên tài xuất chúng trong lĩnh vực máy tính? Bill có cơ hội tiếp xúc với lập trình vào năm 14 tuổi vì anh ấy học ở một ngôi trường có phòng máy tính ( rất rất hiếm ở thời điểm đó). Từ đó trở đi, Bill dành khoảng 8 tiếng mỗi ngày, 7 ngày một tuần bên máy tinh trong khi bạn bè cùng trang lứa mải mê tiệc tùng và và vui chơi.
Trong cuốn sách ‘Outliers’ của mình, Malcolm Gladwell viết: “ Những nhà tâm lí học càng nghiên cứu về sự nghiệp của những thiên tài trên thế giới, họ càng nhận thấy tài năng thiên bẩm chỉ đóng góp một phần rất nhỏ, và vai trò của sự chuẩn bị kĩ lưỡng càng trở nên quan trọng”.
Nhà tâm lí học K. Anders Ericsson nghiên cứu về các thần đồng âm nhạc. Điều có thể kết luận từ nghiên cứu là họ không thấy bất kì một nhạc sĩ thiên bẩm nào có thể trở nên xuất chúng nếu họ chỉ luyện tập bằng một phần nhỏ thời lượng mà những người bạn cùng trang lứa phải làm. Cũng như không tìm thấy ai làm việc chăm chỉ hơn những người khác mà lại không vượt lên dẫn đầu.
Nói cách khác:
“ Luyện tập không phải là điều bạn chỉ làm khi bạn giỏi. Nó chính là thứ tạo nên giá trị của bạn”.
Tại sao có một số người không thể thành công?
Hầu hết mọi người không có đủ lòng kiên nhẫn và niềm tin rằng làm việc chăm chỉ sẽ có kết quả xứng đáng. Họ chỉ muốn nhìn thấy kết quả ngay tức khắc mà thôi. Một khi thất bại, họ nghĩ rằng mình thiếu tài năng và bỏ cuộc. Chính vì lí do đó mà họ không bao giờ trở nên giỏi giang ở bất kì cái gì.
Bài học kinh nghiệm
Bài học mà tôi muốn chia sẻ với các bạn là, để thành công ở bất kì lĩnh vực nào, bạn cần phát triển tài năng cho lĩnh vực ấy. Để phát triển nó, bạn cần phải có sự tự giác làm việc hàng giờ, hàng giờ liền cho đến khi thuần thục nó.
Trước khi bạn có thể thành công khi giao dịch chứng khoán, việc đầu tiên là bạn phải dành ra 10.000 giờ nghiên cứu các loại biểu đồ.
Trước khi bạn trở thành một tác giả được yêu thích nhất, bạn phải viết khoảng 10.000 giờ.
Trước khi bạn có thể trờ thành một tay golf cự phách, bạn phải dành ra 10.000 giờ để tập đánh golf.
Trước khi bạn có thể thành công trong buôn bán, bạn phải bỏ ra 10.000 giờ đi chào hàng và bán hàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét