Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Huyết áp - rắc rối chuyện thấp, cao

Đừng lơ là, nó có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một số căn bệnh nguy hiểm cho tim mạch, thần kinh, nội tiết…
Chuyện thật như đùa nhưng trên một số trang mạng kiểu Facebook hoặc diễn đàn làm cha mẹ đã xuất hiện những hội như: Hội những người bị bệnh huyết áp, Hội huyết áp thấp, Hội huyết áp vô căn (cao huyết áp nguyên phát)…

Và nếu bạn không muốn gia nhập những hội này thì hãy lắng nghe cơ thể mình muốn gì để đáp ứng kịp thời nhé.

Bạn biết gì về huyết áp cơ thể?


Huyết áp có 2 loại chính là huyết áp tâm thu (đỉnh áp suất do tác động bơm của tim tạo ra) và huyết áp tâm trương (áp suất “kìm nén” chủ yếu lệ thuộc và áp suất phần đáy từ các tĩnh mạch giữa nhịp đập tim). Cả hai số huyết áp đều được đo bằng milimet thuỷ ngân.

Thông thường khi ghi chép, người ta sẽ ghi số huyết áp tâm thu trên số huyết áp tâm trương, vì thế bạn sẽ đọc được những số như 120/80 (có nghĩa là huyết áp tâm thu đo được là 120 milimet thuỷ ngân (mnHg) và huyết áp tâm trương đo được là 80 milimet thuỷ ngân).

Khi chỉ số cả tâm thu và tâm trương thấp hơn chỉ số trung bình 120/80 thì bạn đang ở vùng an toàn. Tuy nhiên, nếu huyết áp tâm thu tăng hơn 20 và tâm trương tăng hơn 10 có nghĩa là huyết áp của bạn đang gặp vấn đề.
Huyết áp - rắc rối chuyện thấp, cao - 1
Bệnh này nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy thận…(ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh lý về huyết áp thường có nhiều dạng: cao huyết áp, thấp huyết áp, huyết áp vô căn… Bệnh thường hay gặp ở nữ giới văn phòng do cường độ làm việc trước máy tính nhiều, ít uống nước, thiếu ngủ, stress…

Nếu chỉ số thấp hơn 90/60 mmHg, kèm theo đó là các triệu chứng mệt mỏi, sợ lạnh, đau đầu, hoa mắt, chóng mắt… nặng hơn thì ngất xỉu nghĩa là bạn đã mắc bệnh huyết áp thấp.

Bệnh này nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, suy thận… Người bệnh thường bị xem là “giả vờ” nếu như khi choáng nhẹ, chỉ cần uống nước đường, nhấm nháp chút kẹo là tỉnh táo, bình thường trở lại.
Trong khi đó, huyết áp cao thường có các biểu hiện chóng mặt, nhức đầu, chảy máu cam… Lúc này, chỉ số tâm thu đọc được từ 140 trở lên hoặc chỉ số tâm trương là 90 trở lên.

Nguyên nhân gây bệnh là do thiếu hụt hàm lượng hoóc môn của tuyến giáp, suy giảm glucoza, hàm lượng hemoglobin thấp… Thậm chí stress cũng là nguyên nhân gây nên các vấn đề về huyết áp.
Huyết áp - rắc rối chuyện thấp, cao - 2
Bổ sung caffeine gây hưng phấn và kích thích cho não bộ thêm minh mẫn (ảnh minh họa)
Cách chữa cháy đơn giản cho bệnh “giả vờ”

Được nghiên cứu các phác đồ điều trị lâm sàng nhưng hiện nay vẫn chưa có loại thuốc tây y nào có hiệu quả lâu dài đối với bệnh huyết áp.

Vì thận là một trong những cơ quan bị tác động trực tiếp bởi bệnh huyết áp khi cơ thể bị giữ nước nên trong những trường hợp cấp thiết, bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc có tác dụng nâng huyết áp tạm thời như heptaminol, metaramidol… đồng thời khuyên bạn nên giảm muối trong chế độ ăn, không nên thay đổi tư thế một cách đột ngột từ thấp sang cao và tìm một chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Mẹo khắc phục vài triệu chứng của bệnh huyết áp thấp ở văn phòng: Uống nhiều nước lọc, trữ một ít kẹo ngọt, bánh ngọt, trà xanh, cà phê sữa… để có thể bổ sung glucoza, caffeine… những chất gây hưng phấn và kích thích cho não bộ thêm minh mẫn trong những lúc căng thẳng.

Ngoài ra trà gừng pha mật ong, hoa cúc khô, quả sơn trà non, lá bạc hà, nụ hồng khô, hà thủ ô, sắn dây, tâm sen… cũng là những loại trà dễ nấu, dễ pha và hiệu quả phục hồi nhanh cho chị em bị huyết áp thấp ở nơi công sở.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét