Tự tạo việc làm mới để tiếp tục nuôi bản thân và gia đình.
Kinh
tế suy thoái khiến nhiều người Hàn Quốc về hưu phải tự tạo việc làm mới
để tiếp tục nuôi bản thân và gia đình. Nhưng đó không phải là chuyện dễ
dàng.
Yang Jeong-seok, 48 tuổi, hồi năm ngoái
đã bị chủ sa thải khỏi ghế giám đốc kinh doanh của một công ty bảo hiểm
lớn, nên ông mở một tiệm ăn nhỏ bán món cơm sườn tonkatsu ở Seoul, nhưng
trung bình mỗi ngày ông chỉ có được 5 thực khách.
Một
mình ông làm các việc của một tiệm ăn, chỉ để tránh số phận đen đủi của
hàng trăm người bị mất việc làm trong năm nay. Ông không thể thuê người
giúp việc, khi thu nhập của tiệm quá ít. Ông phải kiếm miếng ăn cho gia
đình gồm đứa con trai 18 tuổi bị chứng tự kỷ ám thị.
Gánh nặng với thế hệ “baby boomer”
Yang
chỉ là một trong khoảng 1,63 triệu người về hưu tự bươn chải để kiếm
sống từng tháng một, bằng cách cách vay tiền hoặc dùng lương hưu tính
chuyện tự làm ăn. Theo Cục thống kê Hàn Quốc, số người tự mở chỗ làm ăn
một mình hồi tháng 7 đã tăng 196.000 người so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây
là con số tăng lớn nhất kể từ tháng 4.2012, và dự báo sẽ còn tăng hơn
nữa, một nguy cơ lớn cho nền kinh tế Hàn Quốc chứ chưa nói đến cuộc sống
của họ, vốn hầu hết chưa hề có kinh nghiệm tự điều hành chuyện làm ăn
riêng.
Số người tự làm ăn này tăng chủ yếu do
sự về hưu hàng loạt của thế hệ baby boomer (bùng nổ trẻ con), tức những
người chào đời trong các năm 1955-1963, sau cuộc chiến tranh Triều Tiên
(1950-1953). Làn sóng hưu này bắt đầu từ năm 2010, gồm những người lớn
tuổi nhất (sinh năm 1955, phải về hưu lúc 55 tuổi).
Do
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nền kinh tế Hàn Quốc sa
sút buộc các công ty lớn sa thải vô số nhân viên, đặc biệt là lứa tuổi
40-50, để giảm chi phí hoạt động. Số “baby boomer” hiện chiếm 30 % trong
số các doanh nhân tự lập tại Hàn Quốc.
Những người Hàn Quốc lớn tuổi chật vật với chuyện kiếm ăn trong thời khủng hoảng kinh tế
Người
trong độ tuổi cuối 40 và 50 bị mất việc sớm hơn dự kiến, phải chật vật
tìm công việc mới để tiếp tục tồn tại, trong bối cảnh Hàn Quốc đang có
thế hệ lão hóa nhanh cùng một xã hội có tính cạnh tranh cao. Nam giới ở
tuổi 50 thường bị các công ty lớn “ngó lơ”, nên họ đành chọn cách mở cửa
tiệm, nhà hàng ăn, quán cà phê với số vốn từ khoản lương hưu hoặc vay
ngân hàng.
Mở tiệm bán lẻ, nhà trọ hoặc nhà
hàng là cách dễ làm nhất. Hồi tháng 7, số người mới trong 3 lãnh vực này
tăng 100.000 người so với cùng kỳ năm ngoái. Vì thế, sự cạnh tranh của
những người hưu trí này ngày càng cao. Họ còn phải đối mặt với việc đồng
bào bớt tiêu tiền, nên họ không dễ thu hồi vốn chứ chưa nói chuyện có
lời.
Làm ăn càng ngày khó khăn
Từ
khi mở tiệm với kinh phí tương đối thấp hồi tháng 9 năm ngoái, tiệm ăn
của Yang chỉ đạt doanh số trung bình hằng tháng 4 triệu won (1 won bằng
18,6 đồng Việt Nam). Trừ mọi chi phí gồm trả tiền thuê mặt bằng/tháng
(700.000 won) lương trả cho nhân viên bán thời gian (330.000 won) chi
phí (800.000 won), nộp quỹ trợ cấp (360.000 won) và đóng thuế giá trị
gia tăng (VAT, 350.000 won)… ông chỉ có thể đem về nhà chưa tới 2 triệu
won, và số tiền 1,46 triệu won ấy chưa đủ để nuôi gia đình 5 người.
Yang
nói ông bị “choáng” vì chi phí điện-nước-gaz tăng cao (gần đây tăng
30%) do thời tiết nóng bức bất thường cùng mưa như trút hồi tháng 8, nên
những người tự làm ăn như ông đều “khốn khổ khốn nạn” trong mùa hè này:
“Nội chuyện trả tiền điện tháng 8 đã vọt lên 200.000 won, tiền gaz tốn
120.000 won trong tháng 8”.
Yang cũng than việc
chính phủ tính thuế “không thực tế”. Theo luật thuế hiện hành, doanh
nghiệp có doanh số hàng năm vượt quá 48 triệu won thì phải đóng 40%
thuế. Dù chủ các doanh nghiệp nhỏ có thể được miễn thuế, Yang nói luật
này (đi vào cuộc sống từ năm 2000) quá khắt khe và lạc hậu, phi thực tế
vì hầu hết các doanh nghiệp nhỏ không thể đạt đủ doanh thu thì làm sao
có thể nộp đủ thuế: “Việc giảm hoặc miễn thuế nên áp dụng cho tất cả
những ai kiếm chưa được 100 triệu won/năm”.
Ông
nói gánh nặng thuế làm các doanh nghiệp nhỏ “nản” trước việc cố sức
kiếm tiền phải nộp hết cho thuế. Ông kể một chủ tiệm ăn vì không thể trả
tiền thuê mặt bằng/tháng đã bị chủ nhà đuổi mà không trả lại tiền cọc.
Cần sự can thiệp từ chính phủ
Tiệm ăn ế khách của ông Yang
Yang
còn cho rằng sẽ chỉ có chưa đầy 10% người tự làm ăn có thể tiếp tục
công việc một cách dài hơi. Theo một nghiên cứu thì trong 237 doanh
nghiệp tự lập bị phá sản từ tháng 1 - 8.2012, có 104 người (44%) là chủ
thuộc thế hệ “baby boomer”.
Trong khi đó, tỷ lệ
người trong độ tuổi 50 vay vốn ngân hàng để tự làm ăn đã tăng 28% hồi
năm ngoái, so với 20% trong năm 2003. Họ cũng phải trả lãi vay cao hơn,
với lãi suất 1,42% cho độ tuổi 50, trong khi độ tuổi 30 chỉ phải trả lãi
suất 0,6%.
Theo Viện Nghiên cứu kinh tế
Hyundai, số “baby boomer” mở doanh nghiệp riêng sẽ tăng đến đỉnh trong
năm 2013 và 2014: “Tình trạng tiêu dùng giảm sẽ kích thích sự sụp đổ của
tầng lớp trung lưu, dẫn đến nhiều tác động không tốt cho nền kinh tế”.
Việc
tăng số người trong độ tuổi 50-60 gặp khó khăn tài chính là dấu chỉ
mạnh về sự sụp đổ của nhiều gia đình trung lưu. Đa số người của thế hệ
“hưu non” này vẫn cần kiếm tiền để lo chuyện học của con cái và cho cuộc
sống hưu trí của họ. Nhà kinh tế học Lee Geun-tae nói để giúp thế hệ
“baby boomer” chuẩn bị tốt cho cuộc sống khi về hưu, chính phủ nên nâng
tuổi hưu trí lên, nhằm giúp người về hưu không nhào vào lĩnh vực dịch vụ
đầy tính cạnh tranh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét