Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Dinh dưỡng cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi




[1] Bắt đầu cho trẻ tập ăn rau củ với những loại sau: cà rốt, giá, witlof, bông cải, đậu que, broccoli, cà chua lột vỏ bỏ hạt, cà tím, courgette.


[2] Từ 6 tháng tuổi trẻ có thêm ăn thêm 1 số loại rau củ như củ dền, andijvie, spinazie, bleekselderij, thì là, raapstelen, postelein, su hào.



 Nếu trẻ tăng trưởng tốt thì có thể đợi đến khi trẻ hơn 6 tháng mới bắt đầu cho ăn dặm. Còn không thì sớm nhất là sau 4 tháng có thể bắt đầu.
*Ăn dặm:
- Dùng muỗng nhựa, nhỏ & cạn.
- Những lần đầu tiên có thể trẻ sẽ quay đầu từ chối hoặc nhổ ra. Điều đó không có nghĩa là trẻ không thích hoặc thấy không ngon mà do trẻ phải tập “ăn” (“ngậm” & “nuốt”) → Cần kiên trì tập cho trẻ ăn. Nên cho trẻ ăn thử 1 loại liên tục vài ngày (đôi khi vài tuần) để làm quen với thức ăn. Tốt nhất là nên sử dụng rau quả tươi để trẻ tập ăn thức ăn thô và khẩu vị của trẻ được phát triển tốt (còn thức ăn đóng hộp dành cho trẻ thì thường quá “mịn” và vị quá đồng nhất, đơn điệu).
- Tốt nhất là nên nấu rau với thật ít nước để không bị mất vitamin. Thời gian đầu nên nghiền/xay nhuyễn. Sau đó thì có thể nghiền thô. Nếu trẻ bị “chuột rút” ở ruột, tiêu chảy hay da nổi mẩn thì nên ngưng cho trẻ ăn dặm và đợi đến khi trẻ được 6 tháng tuổi.
+ Trái cây, hoa quả: bắt đầu với các loại trái cây có vị dịu và mềm như lê, dưa (gang), chuối hay táo (tàu). Khi trẻ đã bắt đầu quen thì có thể tập thêm với các loại citrus (cam, quýt, bưởi…), kiwi, xoài hay thơm (dứa). Nếu cho trẻ uống nước ép trái cây thì nên sử dụng loại không có đường và pha loãng với một ít nước.
+ Rau củ: chọn loại chứa ít nitrat & nitrit
+ Đường: không nên cho trẻ ăn đường vì đường có hại cho răng và chứa nhiều năng lượng. Trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không được ăn mật ong vì mật ong là sản phẩm từ thiên nhiên có thể chứa vi khuẩn gây bệnh cho trẻ.
+ Muối: không nên nêm muối vào thức ăn của trẻ (trẻ nhận đủ muối từ sữa mẹ & sữa bột). Nhiều muối gây hại cho thận của trẻ.
+ Gluten: protein có nhiều trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch. Có thể gây rối loạn đường ruột. Bắp (ngô), gạo không chứa gluten.
Từ 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm trẻ cần học nhai. Nhu cầu “bú” của trẻ cũng giảm đi rõ rệt. Khi cho trẻ ăn dặm, nên tập cho trẻ ăn thức ăn nghiền thô để trẻ có thể “học” nhai. Những loại rau củ giàu nitrat, nitrit chỉ nên cho trẻ ăn tối đa 2 lần/tuần. Không nên cho trẻ uống nước nấu các loại rau này. Khi nấu rau củ nên cho thêm 1 muỗng cà phê bơ margarine.
Nếu cho trẻ bú sữa bột thì không nên nhiều hơn 700 ml/ngày (để trẻ không bị “quá tải” vitamin & chất khoáng). Một ngày trẻ cần khoảng 1l “nước” (bao gồm cả sữa). Để bổ sung lượng nước “thiếu hụt”, có thể cho trẻ uống trà hay nước trái cây pha loãng hay nước (đun sôi để nguội)
Từ 7 tháng tuổi có thể tập cho trẻ “uống” từ ly hay cốc (chứ không phải “bú” từ bình). Để trẻ dùng bình uống nước quá lâu rất hại cho răng.
Từ 1 tuổi trẻ có thể ăn uống cùng với cả nhà nhưng nên lưu ý sử dụng thật ít muối & gia vị khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ. Trẻ có thể chuyển từ sữa bột sang sữa tươi (ít béo), ya-ua (sữa chua). Về chất béo thì nên chọn chất béo thực vật.
Ngoài ra, cần cho trẻ ăn uống thật đa dạng để trẻ tập làm quen với nhiều loại thức ăn với các vị khác nhau đồng thời đảm bảo cho trẻ được ăn đủ chất

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét